-->

Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phát triển chuỗi giá trị nông sản

(LĐTĐ) Từ lâu, khoa học công nghệ đã trở thành một trong hai trụ đỡ trong cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông sản năng suất, chất lượng và có giá trị cao. Hiểu được tầm quan trọng đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, nhằm tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nông sản. Qua đó, tạo động lực cho nông sản Thành phố phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống người dân.
Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành tại Hà Nội diễn ra từ 23 - 27/6 Nông sản Thủ đô vươn xa nhờ thương mại điện tử Nông sản được giá nhờ xây dựng thương hiệu

Nâng cao chuỗi sản xuất nông nghiệp

Thời gian qua, sản phẩm chè sạch và bưởi diễn của Hợp tác xã nông nghiệp Yên Bài (huyện Ba Vì, Hà Nội) đã khẳng định được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường. Với việc liên tiếp tham gia các chương trình kết nối giao thương, kích cầu tiêu dùng do Sở Công Thương Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức, đã giúp sản phẩm chè của Hợp tác xã nông nghiệp Yên Bài được nhiều siêu thị, cửa hàng trên địa bàn Thành phố ký kết hợp đồng tiêu thụ.

Theo bà Nguyễn Thị Thiết, thành viên Hợp tác xã nông nghiệp Yên Bài, với mục tiêu tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, chúng tôi luôn duy trì quá trình sản xuất sản phẩm chè theo chuỗi khép kín từ khâu trồng trọt, thu hái, sơ chế, đóng gói. Qua đó, sản phẩm được đưa ra thị trường luôn đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phát triển chuỗi giá trị nông sản
Ứng dụng khoa học công nghệ để xây dựng chuỗi giá trị sẽ giúp sản phẩm nông sản đến gần hơn với người tiêu dùng, tăng giá trị kinh tế cho người trồng

“Chúng tôi thường mang các sản phẩm chè sạch và bưởi đến các chương trình kết nối giao thương để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của Hợp tác xã tới người tiêu dùng và du khách đến với Ba Vì. Với sản phẩm chè, đây là sản phẩm được chúng tôi sản xuất theo quy trình hữu cơ, VietGAP và đã được Thành phố đánh giá và công nhận OCOP 3 sao từ năm 2020. Việc các sản phẩm OCOP của chúng tôi được đưa vào các Điểm giới thiệu OCOP của thành phố Hà Nội, là một trong những giải pháp giúp sản phẩm nông sản của Hợp tác xã nông nghiệp Yên Bài có thể đến được gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài Thành phố một cách nhanh nhất với mức giá cả hợp lý nhất”, bà Nguyễn Thị Thiết bộc bạch.

Cũng như Hợp tác xã nông nghiệp Yên Bài, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sạch hữu cơ Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), cũng là một trong những là đơn vị điển hình của Hà Nội về duy trì, phát triển chuỗi giá trị. Giám đốc Hợp tác xã Hoàng Thị Hậu cho biết, với diện tích 37ha sản xuất rau hữu cơ, sản lượng 600kg rau/ngày, hợp tác xã có cơ sở sơ chế, đóng gói bảo đảm an toàn thực phẩm, đúng quy cách, thông tin rõ ràng về phương thức sản xuất, nguồn gốc sản phẩm.

Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025” và Quyết định số 2085/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp theo chuỗi giai đoạn 2021 - 2025, các huyện, thị xã đã quan tâm phát triển mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Cách làm này đã giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân, doanh nghiệp.

Theo đó, quy trình sản xuất của hợp tác xã được áp dụng theo chuỗi, kiểm soát chặt chẽ từ đầu vào đến thực hành trên đồng ruộng và bao tiêu sản phẩm. Hiện nay, sản phẩm rau hữu cơ Thanh Xuân được nhiều đơn vị tiêu thụ, cùng chuỗi hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch, bếp ăn tập thể với liên kết với giá ổn định (khoảng 20.000 đồng/kg), đem lại thu nhập cao cho nông dân.

Đánh giá hiệu quả các chuỗi giá trị nông sản, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, thời gian qua, các địa phương đã có nhiều đổi mới trong phương thức sản xuất theo chuỗi. Hiện Hà Nội đã có 159 chuỗi liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Các chuỗi liên kết giúp nông dân sản xuất theo nhu cầu thị trường nên việc tiêu thụ tương đối thuận lợi, thu nhập cao hơn 10 - 15% so với sản xuất theo phương thức cũ; đồng thời, nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, giúp doanh nghiệp có vùng nguyên liệu ổn định để sản xuất, mở rộng quy mô; tạo thuận lợi cho các ngành chức năng trong kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc Hà Nội chú trọng phát triển chuỗi giá trị nông sản đã giúp cho các hợp tác xã, nông dân có phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, sự phát triển của chuỗi giá trị nông sản còn một số khó khăn do nông dân chỉ tham gia khâu duy nhất là sản xuất, quy mô nông hộ nhỏ lẻ, tổn thất sau thu hoạch cao. Các chuỗi phát triển chưa đồng đều, quy hoạch vùng còn lỏng lẻo, chưa có nhiều vùng sản xuất bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…

Để giải quyết vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Mạnh, Chủ cơ sở kinh doanh Thúy Mạnh Foods (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) kiến nghị, các ngành chức năng cần xây dựng, hoàn thiện, áp dụng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, hình thành các vùng chế biến công nghệ cao, khép kín tại vùng chuyên canh chính; xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần để tăng hiệu quả liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Các ngân hàng cần đa dạng hóa phương thức cho vay mới, gắn với các chuỗi giá trị nông sản đang và sẽ hình thành, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận vốn mở để rộng sản xuất, phát huy hiệu quả của chuỗi.

Để giải quyết được những bất cập, vướng mắc trong quá trình phát triển chuỗi giá trị nông sản, từ những kiến nghị của các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, theo ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, để các chuỗi giá trị nông sản không bị manh mún, đứt gãy, ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục phối hợp với các địa phương hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ liên kết chuỗi, hỗ trợ chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới; ưu đãi về vốn vay, giới thiệu doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng đề nghị, các huyện, thị xã cần phải xác định rõ phát triển chuỗi giá trị nông sản là hướng đi đúng đắn trong sản xuất nông nghiệp, phù hợp xu thế phát triển bền vững. Từ đó, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ nhận thức về sản xuất theo nhu cầu thị trường; xây dựng thương hiệu nông sản theo chuỗi, tổ chức các hội chợ quảng bá, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm...

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều

Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều

(LĐTĐ) Diễn ra từ ngày 16 - 19/1, lần đầu tiên lễ hội hương bưởi Tân Triều năm 2025 được tổ chức tại làng bưởi Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai nhằm giới thiệu các sản phẩm từ bưởi - thương hiệu nông sản tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao.
Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết

Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết

(LĐTĐ) Mở cửa đón khách tham quan tự do từ ngày 14 - 18/1/2025, Phòng trưng bày nhận diện, phân biệt hàng thật - giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm (Hà Nội) là địa điểm giúp người tiêu dùng có thêm kiến thức để phân biệt dấu hiệu hàng thật - hàng giả ngay trước thềm Tết Nguyên đán 2025, khi mà nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao.
Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”

(LĐTĐ) Thịt heo tươi được xem là mặt hàng nhu yếu phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của các gia đình Việt. Đặc biệt, những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, khi nhu cầu tiêu thụ thịt heo của người dân đang tăng lên, thì vấn đề bình ổn giá, bình ổn thị trường thịt heo luôn là vấn đề được người tiêu dùng và doanh nghiệp quan tâm.
Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại

Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Tiếp tục xác định thị trường nội địa là động lực quan trọng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, năm 2024, Hà Nội đã đẩy mạnh các hoạt động về liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa với các tỉnh, thành trên cả nước. Qua đó, đáp ứng nhu cầu hợp tác và kết nối đầu tư sản xuất, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm.
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!

Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc

Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, mô hình nông nghiệp sinh thái đang giúp gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên, mang lại giải pháp phát triển bền vững cho khu vực miền núi. Nhờ áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, canh tác hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, người dân không chỉ cải thiện năng suất cây trồng mà còn bảo vệ đất đai, giảm thiểu ô nhiễm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

(LĐTĐ) Diễn ra từ 19 - 25/12/2024, tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Hội chợ Công nghiệp thương mại Đồng bằng sông Cửu Long - Tiền Giang 2024 thu hút hơn 250 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở công nghiệp nông thôn… từ các tỉnh, thành phố tham gia. Trong đó, gian hàng sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng và khách đến tham quan, mua sắm.
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm

Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm

(LĐTĐ) Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động quảng cáo đang dịch chuyển mạnh từ quảng cáo trên các phương tiện truyền thống sang không gian mạng. Sự phát triển mạnh mẽ của quảng cáo trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ một cách dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý nhà nước. Vì vậy, Luật Quảng cáo đang được xem xét sửa đổi, bổ sung, với nhiều đề xuất chính sách quan trọng.
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024

EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động tri ân khách hàng, đồng thời cũng là dịp kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy đèn Bờ Hồ (21/12/1954 - 21/12/2024), Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức Hội nghị tri ân khách hàng năm 2024.
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ là dịp để mỗi gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Việc chọn lựa những sản phẩm chất lượng, an toàn, mang đậm bản sắc văn hóa Việt để phục vụ nhu cầu của các gia đình là hết sức quan trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động