Truy tố cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và đồng phạm
Theo đó, bị can Lê Tiến Phương (Chủ tịch Ủy ban nhân dân tình Bình Định) bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí". Cùng thực hiện hành vi phạm tội với bị can Lê Tiến Phương là các bị can: Nguyễn Văn Phong (cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận), Hồ Lâm (cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường), Xà Dương Thắng (cựu Giám đốc Sở Xây dựng), Nguyễn Xuân Phong (cựu Phó Cục trưởng Cục thuế), Đỗ Ngọc Điệp (cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết), Lê Nguyễn Thanh Danh (cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường), Nguyễn Thanh Cho (cựu Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận), Lê Nam Hưng (cựu Phó Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai), Phạm Duy Cường (cựu Phó Trưởng phòng Kinh tế đất, Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận), Lê Anh Huy (cựu chuyên viên Phòng Kinh tế đất), Nguyễn Ngọc (cựu Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận), Lê Quang Vinh (cựu Phó Chánh Văn phòng tỉnh), Huỳnh Lương Thiện (cựu chuyên viên phòng Phòng Đầu tư và Quy hoạch xây dựng, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận).
Theo cáo buộc, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Trên cương vị là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất, bị can Lê Tiến Phương chỉ đạo xuyên suốt việc triển khai thực hiện dự án Khu đô thị du lịch Phan Thiết.
Bị can Lê Tiến Phương biết rõ đồ án quy hoạch chi tiết và cơ cấu sử dụng đất đai Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết; được Hội đồng thẩm định giá báo cáo đầy đủ về quy trình triển khai, kết quả thẩm định kết tư vấn xác định giá đất của Công ty SIVC và Dự thảo phương án giá đất của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Tuy nhiên, bị can vẫn thống nhất với kết quả tư vấn xác định giá đất và phương án giá đất do Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trong đó sử dụng tài sản so sánh không đủ điều kiện, không căn cứ quy hoạch chi tiết được phê duyệt làm cơ sở tính toán, tính giá đất nhà cao tầng bằng cách thức, phương pháp xác định như đối với đất biệt thự, nhà liền kề.
Cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận còn ký ban hành quyết định phê duyệt giá đất tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết với giá hơn 2,5 triệu/m2 trái quy định pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Cáo buộc cho rằng, các bị can với các vai trò khác nhau đã cố ý làm trái nhiệm vụ được giao trong quy trình xây dựng, thẩm định phương án giá đất; thống nhất sử dụng kết quả xác định giá đất, trong đó sử dụng tài sản so sánh không đủ điều kiện, không có căn cứ quy hoạch chi tiết được phê duyệt làm cơ sở tính toán; tính chung giá đất nhà cao tầng như đất biệt thự, nhà liền kề và ước tính tổng doanh thu phát triển đất nhà cao tầng từ việc chuyển nhượng diện tích đất nền nhà cao tầng trái quy định pháp luật và trái ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Liên quan đến vụ án, các bị can thuộc Công ty Tư vấn thẩm định giá gồm: Nguyễn Văn Thọ, Trương Văn Ri và Hồ Như Hải đã cùng nhau thống nhất việc xây dựng Chứng thư thẩm định giá, trong đó sử dụng tài sản so sánh không đủ điều kiện, không căn cứ quy hoạch chi tiết được phê duyệt làm cơ sở tính toán, tính chung giá đất nhà cao tầng như biệt thự, nhà liền kề và ước tính tổng doanh thu phát triển nhà cao tầng từ việc chuyển nhượng diện tích đất nền nhà cao tầng, không đúng quy định, nguyên tắc của phương pháp thặng dư, đồng phạm với các bị can tại cơ quan quản lý nhà nước. Viện kiểm sát kết luận, hành vi của các bị can đã gây thiệt hại hơn 308 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

15 đội bóng sôi nổi tham gia Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng năm 2025

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp
Tin khác

Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 12:08

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 12:00

Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 11:59

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Đông Anh có 5 xã: Đông Anh, Thư Lâm, Phúc Thịnh, Thiên Lộc, Vĩnh Thanh
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 11:57

Huyện Ứng Hòa: Dự kiến có 4 đơn vị hành chính mới sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 11:51

Hà Nội: Khẩn trương lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp và tên đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 11:43

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 11:32

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 11:07

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 10:20

Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 09:23