Trước tốc độ già hóa dân số nhanh: 3 phương án điều chỉnh mức sinh
Truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ CNLĐ | |
Quan tâm việc nâng cao chất lượng dân số Thủ đô |
Ông Nguyễn Văn Tân - Phó tổng Cục trưởng Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế - cho biết: Bộ đề xuất 3 phương án điều chỉnh mức sinh.
Nới lỏng chính sách cho sinh nhiều con dễ bùng nổ dân số? |
Phương án 1: Duy trì mức sinh như hiện nay càng lâu càng tốt. Theo đó, sẽ vận động mỗi cặp vợ chồng sinh 2 con mà không quy định thành luật với chính sách linh hoạt.
Những địa phương đang sinh nhiều con (hơn 3 con) thì vận động sinh ít đi để có điều kiện nuôi dạy tốt hơn. Ngược lại, những nơi có tỉ lệ sinh thấp thì phải vận động nâng mức sinh lên như khu vực Đông Nam Bộ.
Phương án 2: Tiếp tục chính sách sinh ít hơn 2 con, khẩu hiệu mỗi cặp vợ chồng sinh 1-2 con, nhằm tiếp tục giảm mức sinh, giảm tốc độ gia tăng dân số, nhằm giảm bớt đầu tư cho an sinh xã hội.
Phương án 3: Cho đẻ thoải mái, không vận động, không cấp phương tiện tránh thai miễn phí (hiện một nửa cấp miễn phí).
Cũng theo ông Tân, khi đưa ra 3 phương án, Bộ Y tế đã phân tích ưu – nhược điểm của từng phương án. Với phương án 3, nhiều chuyên gia lo ngại dân số tăng trở lại. Do đó, Bộ Y tế ủng hộ phương án 1, tiếp tục duy trì mức sinh thay thế, kiểm soát những vùng có mức sinh cao và nâng cao mức sinh ở những vùng thấp.
TS Nguyễn Quốc Anh - nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Thông tin và Dữ liệu (Tổng cục DS-KHHGĐ) bày tỏ quan điểm: “Tôi ủng hộ phương án 1. VN đã đạt mức sinh thay thế 2,1 con (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) - đây là mức lý tưởng nhưng chưa thật sự ổn định. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) sẽ đạt cực đại vào năm 2020-2025 (khoảng 25-26 triệu). VN chưa thể thả lỏng chính sách dân số".
Cũng theo TS Quốc Anh, nếu nới lỏng mức sinh, tỷ lệ sinh VN sẽ tăng trở lại, kịch bản bùng nổ dân số những năm sau khi ban hành Pháp lệnh Dân số 2003 sẽ lại xảy ra và có thể trầm trọng hơn. Dân số là mẫu số của phát triển KT-XH. Chất lượng sống không thể tăng lên nếu chúng ta để mẫu số “tăng lên”, trong khi tử số là phát triển KT-XH không tăng tương xứng. Theo kinh nghiệm các nước, phải 20 năm nữa VN mới có thể thay thế chính sách điều chỉnh mức sinh.
Trước thông tin trên, chị Lan Phương ở quận Cầu Giấy đang có 2 con gái cho biết: Cho sinh thoải mái tôi cũng không dám đẻ. Với mức thu nhập hiện nay, tôi nuôi 2 con đã vất vả rồi.
Cùng quan điểm trên, nhiều người được hỏi đều cho rằng không nên nới lỏng mức sinh bởi tình trạng nới lỏng sinh khiến việc sinh con thứ ba tăng mạnh trở lại. Điều này rất nguy hiểm.
Theo L.Hà/ laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58