-->

Trong bối cảnh dịch Covid-19, Hà Nội xác định thúc đẩy đầu tư công để phục hồi kinh tế

Trước bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và còn có xu hướng kéo dài đã ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội, làm suy giảm các động lực tăng trưởng, Bí thư thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Thúc đẩy đầu tư công mạnh mẽ hơn là giải pháp cấp bách của kinh tế Thành phố trong năm nay và góp phần hoàn thành nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ này”.
trong boi canh dich covid 19 ha noi xac dinh thuc day dau tu cong de phuc hoi kinh te Huy động các nguồn lực của xã hội để phòng, chống dịch Covid-19
trong boi canh dich covid 19 ha noi xac dinh thuc day dau tu cong de phuc hoi kinh te Bí thư Thành ủy Hà Nội: Xử lý nghiêm cán bộ sai phạm và cương quyết bảo vệ cán bộ tốt
trong boi canh dich covid 19 ha noi xac dinh thuc day dau tu cong de phuc hoi kinh te Chủ động rà soát và đề xuất “đầu ra” cho cán bộ đoàn quá tuổi

Không điều chỉnh kế hoạch đầu tư công 2020

Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ nêu rõ Hà Nội luôn quan tâm phòng chống dịch bệnh và nỗ lực duy trì các hoạt động kinh tế theo Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch bệnh.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và còn có xu hướng kéo dài đã ảnh hưởng đến đời sống kinh tế- xã hội của thành phố, làm suy giảm các động lực tăng trưởng, ảnh hưởng tới doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá.

Trước bối cảnh đó, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ khẳng định: “Thúc đẩy đầu tư công mạnh mẽ hơn là giải pháp cấp bách của kinh tế Thành phố trong năm nay và góp phần hoàn thành nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ này” khi dựa trên nhận định rằng: “Đầu tư công không liên quan nhiều tới các chuỗi cung ứng hàng hoá toàn cầu mà hoàn toàn là từ ý thức chủ quan của chúng ta”.

trong boi canh dich covid 19 ha noi xac dinh thuc day dau tu cong de phuc hoi kinh te
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận cuộc họp

Về bảo đảm nguồn cho đầu tư công năm 2020, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền thay mặt Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố báo cáo: Sau khi tính toán, dự phòng việc hụt thu ngân sách vì ảnh hưởng của Covid-19 nhưng UBND Thành phố không điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm nay, bao gồm 22.000 tỷ đồng vốn kế hoạch của năm, 11.000 tỷ đồng từ các kỳ giải ngân trước chuyển sang và khoảng 6.000 tỷ đồng vốn kết dư ngân sách của năm 2019 đã được giao cho đầu tư công năm 2020 (tổng là 37.000 tỷ đồng).

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho rằng đây là con số rất lớn và nếu giải ngân được sẽ có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của Thành phố. Trước mắt là tác động tới tăng trưởng của quý II/2020, tăng cường cơ sở hạ tầng, thu hút thêm đầu tư xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước.

Thực tế giải ngân trong 3 tháng đầu năm 2020, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các chủ đầu tư, nhà thầu đã hoàn thành 18,8% khối lượng công trình đầu tư công, tỷ lệ giải ngân đạt 9,8%, cao hơn mức 7,2% của cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, các ý kiến đưa ra tại cuộc họp đều cho rằng tỷ lệ này còn thấp. Các ý kiến cũng chỉ ra khó khăn vướng mắc nhất là chậm chễ trong khâu giải phóng mặt bằng là chính và bao trùm là sự chủ động, ý thức trách nhiệm của cán bộ thực hiện các thủ tục đầu tư vẫn còn chưa cao.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng phân tích rằng, trong cùng một thể chế, pháp lý nhưng có quận, huyện giải phóng mặt bằng, giải ngân nhanh hơn nơi khác. Thậm chí ngay trong một Ban quản lý dự án cũng có dự án giải ngân nhanh hơn các dự án khác.

“Đây là ý thức trách nhiệm của cán bộ sẽ quyết định tất cả, là nhanh hay chậm. Đơn cử ở Bắc Từ Liêm, cán bộ quận xuống đối thoại với dân nhân, công khai minh bạch các thể chế, chính sách liên quan thì dân yên tâm giao đất nhanh, dự án sớm được triển khai và ngược lại thì mọi việc chậm chạp”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng nêu.

Lập tổ công tác làm nhiệm vụ thúc đẩy giải ngân đầu tư công

Trong khi đó, đại diện các ban quản lý dự án và lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội cũng nêu ra những hạn chế liên quan tới năng lực của cán bộ thực hiện dự án đầu tư công, sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương và trách nhiệm, năng lực của nhà thầu thi công... làm cho giải ngân chậm trong nhiều năm qua.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định cần nhanh chóng tháo gỡ các khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công và nhấn mạnh lại Thành phố sẽ không điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư công mặc dù thu ngân sách của Thành phố sẽ bị ảnh hưởng.

Lý do cân đối được nguồn thu là thành phố sẽ điều tiết vốn từ dự án không hấp thụ hết, chậm tiến độ (khoảng 2.000 tỷ đồng) để chuyển sang dự án hiệu quả hơn; ngân sách sẽ được dự phòng bổ sung từ nguồn kết dư và tăng thu 2019, nguồn cải cách tiền lương và dự trữ của Thành phố.

Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết, sẽ kiến nghị Trung ương xem xét, quyết định tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương của Thành phố là 35%, được áp dụng cơ chế đặc thù trong rút ngắn thủ tục giải phóng mặt bằng như Thành phố Hồ Chí Minh, cho phép Hà Nội được chỉ định thầu đối với các công trình trong tình huống cấp bách hiện nay và cho phép Hà Nội giải ngân theo tiến độ đối với các dự án ODA nhưng không làm tăng tổng mức đầu tư công.

Thống nhất nhận định và đề xuất của Ban cán sự Đảng UBND Thành phố, thay mặt Thường trực Thành uỷ, Bí thư Vương Đình Huệ khẳng định thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng thứ 2 của Thành phố, đứng sau nhiệm vụ phòng, chống Covid-19.

“Nếu các sở, ngành, quận, huyện, các Ban quản lý dự án chỉ cần tập trung xử lý công việc, xây dựng cơ chế báo cáo công việc và thông tin giải ngân bằng 1/3 cường độ, trách nhiệm như phòng, chống dịch thì cũng giúp Thành phố giải ngân nhanh hơn.”, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND Thành phố cần thành lập Tổ công tác để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, thường xuyên giao ban, phối hợp, xác định rõ trách nhiệm từng cơ quan, thống kê từng vướng mắc gắn với trách nhiệm cá nhân và thời hạn hoàn thành đối với các thủ tục giải phóng mặt bằng, lập đơn giá, thiết kế, thi công, thẩm định công trình.

Bên cạnh đó, cùng với nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, Bí thư Thành uỷ yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND chỉ đạo các cơ quan ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn thi công công trình trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài để đẩy nhanh tiến độ công trình.

Thường trực Thành uỷ đồng tình với Ban cán sự Đảng UBND Thành phố có văn bản kiến nghị các cơ quan Trung ương để tháo gỡ các khó khăn trong đầu tư công của Hà Nội và chủ động xử lý các vướng mắc thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, các thí sinh chính thức đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Vào khoảng 0h30 ngày 21/4, một nữ công nhân môi trường đã bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực tòa nhà Hateco Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.
Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (21/4), giá dầu thế giới vừa ghi nhận tuần tăng mạnh, kết thúc chuỗi hai tuần sụt giảm. Đà tăng chủ yếu đến từ các yếu tố hỗ trợ nguồn cung và tâm lý kỳ vọng vào cải thiện quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

Tập 28 của bộ phim truyền hình ăn khách “Cha tôi, người ở lại” hứa hẹn mang đến một làn gió mới đầy cảm xúc pha trộn giữa lãng mạn - hài hước - cảm động, khi bố Chính bất ngờ “bảnh bao” lạ thường bên cạnh cô Tuệ Minh, còn Đại tiếp tục khổ sở “giữ vị trí” trong lòng An.
Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Trong một trận cầu đầy kịch tính tại Santiago Bernabeu rạng sáng 21/4, Real Madrid đã giành chiến thắng nghẹt thở 1-0 trước Athletic Bilbao nhờ khoảnh khắc tỏa sáng ở phút bù giờ của Fede Valverde, qua đó tiếp tục bám đuổi Barcelona trong cuộc đua vô địch La Liga 2024/25.
Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc kéo giảm ùn tắc giao thông như việc tối ưu hóa tổ chức giao thông, phát triển vận tải hành khách công cộng đến phân luồng giao thông, giảm xung đột giữa các làn xe và gần đây nhất là xén dải phân cách để mở rộng lòng đường. Thực tế, trong bối cảnh lượng phương tiện tăng quá cao so với phát triển hạ tầng thì việc linh hoạt các giải pháp sẽ trực tiếp kéo giảm các “điểm đen” ùn tắc.
Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Trận đấu giữa Girona vs Betis trong khuôn khổ vòng 32 La Liga sẽ diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4. Ở vòng đấu này chứng kiến cuộc chạm trán tưởng chừng chênh lệch giữa Girona và Real Betis, nhưng lại ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ - đặc biệt trong giai đoạn nước rút của mùa giải.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động