--> -->

Trọn niềm tin với Đảng

Xuân Nhâm Dần 2022, Đảng ta tròn 92 tuổi. Trải qua hơn 9 thập kỷ xây dựng và phát triển, Đảng đã lãnh đạo nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tại thời khắc đặc biệt đón năm mới Nhâm Dần, trong giây phút thiêng liêng mừng Xuân mới, mừng Đảng quang vinh, mỗi chúng ta lại nguyện chung tay xây dựng đất nước thịnh cường, thành phố Hà Nội và Vùng Thủ đô giàu đẹp, phát triển xứng tầm khu vực.
Gửi trọn niềm tin với Đảng Giao lưu với nhân chứng lịch sử “Trọn niềm tin với Đảng” Xúc động buổi giao lưu “Sắt son một niềm tin với Đảng”

Từ thành quả 92 năm có Đảng lãnh đạo

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhân dân ta phải sống cùng lúc “một cổ hai tròng” dưới chế độ thực dân, phong kiến hà khắc. Phát huy truyền thống oai hùng của tổ tiên, rút kinh nghiệm từ những bậc tiền bối đi trước như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học… trong tâm khảm của chàng thanh niên xứ Nghệ - Nguyễn Tất Thành, đã có ý niệm muốn giải phóng dân tộc trước hết phải có con đường cách mạng đúng đắn. Với suy nghĩ này, năm 21 tuổi, Nguyễn Tất Thành từ Bến Nhà Rồng bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước. Sau bao năm bôn ba khắp năm châu, bốn biển, cuối cùng Người cũng tiếp cận được với Quốc tế Cộng sản, Chủ nghĩa Mác - Lê nin… và tiến tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930.

Trọn niềm tin với Đảng
Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, chấm dứt giai đoạn không có tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Với sự ra đời của Đảng do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và rèn luyện, chỉ 15 năm sau Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đổ chế độ phong kiến, đánh đuổi chế độ thực dân giành độc lập cho dân tộc. Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á là tất yếu của hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

Đất nước vừa giành được độc lập, nhưng chỉ một năm sau thực dân Pháp quay trở lại. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh quân và dân cả nước đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vào ngày 7/5/1954. Chiến thắng này, buộc Chính phủ Pháp và các bên liên quan phải ngồi lại bàn đàm phán ở Hội nghị Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) để ký cam kết về thiết lập hoàn toàn nền hòa bình, độc lập cho toàn cõi Đông Dương. Kháng chiến chống Pháp kết thúc, cũng chính tại Hội nghị này, các bên liên quan đã thống nhất lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải) làm giới tuyến tạm chia cắt hai miền Nam-Bắc chờ tổng tuyển cử tự do. Song do hoàn cảnh lịch sử, tận đến 25 năm sau, chúng ta mới hoàn thành sứ mệnh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975).

Nước nhà được thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả nước tập trung tái thiết quốc gia, đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ những năm 1976 đến những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, một phần do hoàn cảnh khách quan, một phần do sự kiệt quệ của một đất nước vừa thoát ra khỏi chiến tranh, lại phải dồn sức cho hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam, trong bối cảnh bị chính quyền Mỹ bao vây, cấm vận... nên nền kinh tế đã rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Lạm phát tăng phi mã, thiếu lương thực triền miên, đất nước đã khó khăn càng thêm chồng chất khó khăn. Song nhờ phát huy bản lĩnh của một dân tộc anh hùng, của Đảng quang vinh, luôn biết vươn lên trong những hoàn cảnh khó khăn, với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật” để tìm ra những nguyên nhân khiến đất nước lâm vào tình trạng đói nghèo, Đảng đã vạch ra con đường “đổi mới”. Đại hội VI năm 1986 là đỉnh cao của sự kết tinh trí tuệ Việt Nam, mở cánh cửa để Việt Nam hội nhập với thế giới bên ngoài, “mở” chính sách để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước.

Kể từ năm 1986 đến nay, hơn 36 năm tiến hành công cuộc đổi mới, thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế đã khác rất nhiều. Về chính trị, từ một quốc gia bị bao vây, cấm vận, đến nay Việt Nam đã tham gia hầu hết các tổ chức của quốc tế, là thành viên có trách nhiệm của Liên Hợp quốc và là bạn bè, là đối tác tin cậy của quốc tế. Không những thế, Việt Nam còn thiết lập các mối quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện”, “đối tác chiến lược” với hầu hết những nước lớn trên thế giới.

Về kinh tế, từ một quốc gia nghèo, thiếu đói liên miên, đến nay Việt Nam đã vươn lên là nước có mức thu nhập trung bình, có quy mô nền kinh tế lên tới 350 tỷ USD. Về thương mại, từ một quốc gia bế quan, tỏa cảng bị bao vây cấm vận, đến nay Việt Nam đã tham gia hầu như tất cả các tổ chức lớn của thế giới, đồng thời chủ động đưa ra “các luật chơi” thương mại tự do, từ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến các Hiệp định thương mại tự do đa phương, song phương… Kinh tế Việt Nam đã hòa chung vào quỹ đạo kinh tế toàn cầu.

Kinh tế hội nhập, thể chế “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” ngày một hoàn thiện. Từ chỗ kinh tế Nhà nước nắm vai trò chủ đạo, sau đó Nghị quyết các kỳ Đại hội Đảng XI, XII, XIII và các Nghị quyết chuyên đề của Trung ương chỉ rõ: “Khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển”. Đồng thời, xác định kinh tế tư nhân là một trong những trụ cột kinh tế đất nước. Với định hướng cụ thể mang tầm chiến lược này, thời gian qua Việt Nam đã chứng kiến sự thần kỳ của kinh tế tư nhân. Ngoại trừ những phân ngành, lĩnh vực độc quyền Nhà nước như điện, kinh tế tư nhân đã vươn lên làm chủ vận hội của mình, cũng là vận hội của quốc gia. Ở bất kỳ phân ngành nào của nền kinh tế cũng có sự hiện diện của kinh tế tư nhân.

Nhìn lại chặng đường 92 năm qua, có thể khẳng định rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đã liên tiếp giành được những thắng lợi ở tất cả các mặt trận giải phóng dân tộc, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, phát triển kinh tế và hội nhập với thế giới.

Tiếp tục làm nên những mùa xuân mới

Hoà vào thắng lợi chung của đất nước, suốt hơn 9 thập niên qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với trọng trách là Thủ đô của đất nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội đã đoàn kết một lòng, không ngừng nỗ lực, đoàn kết và thu được nhiều thành tựu quan trọng. Trên bình diện chính trị, quân sự, phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội đã ghi danh vào lịch sử với những cuộc chiến oai hùng của cha ông như Ngọc Hồi- Đống Đa, quân và dân Hà Nội đã anh dũng chiến đấu 12 ngày đêm mùa Đông năm 1946 khiến quân Pháp phải tính đến ý định từ bỏ thiết lập chế độ Pháp thuộc.

Trọn niềm tin với Đảng
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng rằng chúng ta sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văm minh"
“Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

(Trích Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII)

Tiếp đó, cũng những ngày của tháng 12/1972 lịch sử, quân và dân Hà Nội lại tiếp tục làm nên chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ” trên bầu trời Thủ đô. Một kỳ tích bắn rơi pháo đài bay B52 của không lực Hoa Kỳ, loại máy bay được cho là tối tân nhất của quân đội mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Chiến thắng trên bầu trời Hà Nội năm 1972 được bạn bè quốc tế gọi là “chiến thắng của phẩm giá của lương tri con người”.

Thắng lợi của quân và dân Hà Nội trong đánh pháo đài bay B52 mở ra việc ký kết Hiệp định Paris buộc quân đội Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi miền Nam, là tiền đề để ngày 30/4/1975 đất nước được hát chung bài ca thống nhất. Không những thế, từ một Thủ đô chịu chung số phận với đất nước bị bao vây cấm vận, đến nay Hà Nội đã vươn lên trở thành địa chỉ tin cậy, từng được cộng đồng quốc tế chọn tổ chức các sự kiện, hội nghị quan trọng mang tầm quốc tế.

Sau 35 tiến hành công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ và chính quyền Thủ đô đã vận dụng một cách sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đưa kinh tế - xã hội Thành phố phát triển vượt bậc. Không chỉ là trung tâm chính trị, văn hóa, hành chính của đất nước, hiện Hà Nội đã vươn lên trở thành một trong hai đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước.

Không những chỉ số kinh tế đạt mức ấn tượng, thu nhập của người dân ngày một cao, Hà Nội còn là đô thị có hạ tầng giao thông phát triển nhất cả nước. Đặc biệt, năm 2022, năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, các địa phương thuộc Vùng Thủ đô cùng “chung lưng, đấu cật”, chắc chắn riêng hệ thống giao thông nối Vùng, liên Vùng sẽ phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại… Đây chính là điều cần để kinh tế Thủ đô nói riêng, Vùng Thủ đô nói chung tiếp tục cất cánh bay cao, vươn tầm khu vực và thế giới.

Mừng 92 năm Đảng quang vinh, mừng Xuân mới Nhâm Dần, toàn thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức, đoàn viên Công đoàn, người lao động của Thủ đô và các tỉnh thuộc Vùng Thủ đô sắt son một lòng đi theo Đảng để làm nên những mùa xuân chiến thắng. Với Đảng, chúng ta luôn giữ trọn niềm tin!

TUỆ GIANG

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hệ thống giáo dục phải được đổi mới sâu rộng, tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo, STEM, ngoại ngữ, kỹ năng số và công nghệ hiện đại. Giáo dục trí tuệ cần đi đôi với giáo dục văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe để hình thành những cá nhân toàn diện.
Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tổ chức biểu dương “Nhà giáo Nghệ An tiêu biểu làm theo lời Bác” năm 2025
Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngày tháng 5 – Tháng Công nhân, chứng kiến niềm vui đón nhà mới của những công nhân lao động ngành Đường sắt, chúng tôi cảm nhận được tình cảm, sự đùm bọc lẫn nhau của người lao động một ngành còn những khó khăn, vất vả
Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển của từng trường. Từ số liệu cho thấy phụ huynh, học sinh đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định, hiểu năng lực học tập và lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự tuyển khá hợp lý. Đáng chú ý là không có hiện tượng đăng ký tập trung ở một vài trường.
Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 14/5, trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2025), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên long trọng tổ chức Hội thi kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua mô hình "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh" lần thứ I - năm 2025.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.

Tin khác

Kỳ vọng xã mới

Kỳ vọng xã mới

Theo kế hoạch, từ 1/7/2025 các xã, phường mới trên địa bàn cả nước sẽ đi vào hoạt động. Đồng thời, từ 1/9 các tỉnh, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập cũng chính thức vận hành. Người dân kỳ vọng và tin tưởng với cuộc “cách mạng” triệt để của hệ thống chính trị lần này, kinh tế đất nước sẽ có bước nhảy vọt, an sinh - xã hội sẽ không ngừng phát triển.
“Giải phóng” kinh tế tư nhân

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Doanh nghiệp là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế, thành hay bại của nền kinh tế ngoài cơ chế, chính sách, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có khối doanh nghiệp tư nhân được xác định đặc biệt quan trọng.
Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống

Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống

Hà Nội nói riêng, các đô thị lớn nói chung được mệnh danh là “Thiên đường ẩm thực”; đặc biệt ẩm thực đường phố. Khách du lịch rất mê. Tuy nhiên, khi các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tin các vụ bắt, truy tố các đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, đã làm dấy lên lo ngại về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ nguy hại đến sức khỏe người dân mà còn ảnh hưởng đến thị trường du lịch và thương hiệu quốc gia. Càng đáng lo bên cạnh thực phẩm, một số mặt hàng giả như sữa, thuốc, thực phẩm chức năng còn được sản xuất ngay trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quốc tế Lao động 1/5; chào mừng Tháng Công nhân 2025 cũng là thời điểm cả nước đang “thần tốc” tiếp tục triển khai nghị quyết của Đảng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - với tâm thế của Đại thắng mùa xuân lịch sử; với những thành quả đã đạt được trong suốt nửa thế kỷ qua; với cuộc cách mạng lịch sử về tinh gọn bộ máy mà cả nước đang triển khai, chúng ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam vì mục tiêu đất nước hùng cường.
Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!

Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!

Hôm nay (30/4), đồng bào trong và ngoài nước cùng hướng về Thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu để theo dõi Lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) với niềm tự hào truyền thống, cùng nhau định hình tương lai vì đất nước hòa bình, thống nhất và hùng cường.
Tự hào quá Việt Nam ơi!

Tự hào quá Việt Nam ơi!

Những ngày này, từ Hà Nội, Hải Phòng đến Huế, Đà Nẵng rồi tới Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh… khắp nơi đều lan tỏa một không khí hân hoan kỷ niệm ngày thống nhất. Muôn người như một, cả trăm triệu người dân Việt Nam đều cảm thấy đang mãnh liệt cháy một ngọn lửa yêu nước nồng nàn.
Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những trụ sở cơ quan của hệ thống chính trị sau sắp xếp sẽ được sử dụng đúng mục đích, trong đó ưu tiên xây trường học, cơ sở y tế và thiết chế văn hóa cho nhân dân.
Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Xem thêm
Phiên bản di động