Trẻ em Việt đang có tuổi thơ tốt đẹp hơn thế hệ 20 năm trước
Báo cáo đưa ra bảng xếp hạng các quốc gia theo thang điểm từ 1 đến 1.000 dựa trên các chỉ số “kết thúc tuổi thơ” - là những bước ngoặt trong cuộc sống khiến trẻ em bị mất đi tuổi thơ của chính mình như tảo hôn, có thai ở tuổi vị thành niên, không được đi học, ốm yếu, suy dinh dưỡng và tử vong.
Được biết, điểm số của nước ta trong bảng xếp hạng năm 2019 đã tăng thêm 67 điểm so với năm 2000 (từ 764 điểm lên 831). Đây là thành tựu lớn và nhờ đó giúp Việt Nam tăng thêm một hạng so với năm ngoái, đứng 95 trên 176 quốc gia.
Trẻ em Việt Nam đang có tuổi thơ tốt đẹp hơn nhiều so với thế hệ trẻ em của 20 năm trước đây. (Ảnh minh họa) |
Những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện tuổi thơ của trẻ em được Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đánh giá cao bao gồm việc giảm mạnh tỉ lệ lao động trẻ em, tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Trong khoảng thời gian này, tỉ lệ lao động trẻ em đã giảm 67%. Cụ thể, năm 2000, tỉ lệ lao động trẻ em trong độ tuổi 5-14 là 28%, thì tới năm 2019 tỉ lệ này là 9.6%. Cùng với đó, tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi giảm từ 36,5% xuống còn 24,6%.
Phát biểu tại Hội thảo Công bố báo cáo, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, đánh giá cao các quan điểm, cách tiếp cận về kết thúc tuổi thơ nhằm tạo cơ hội công bằng cho mọi trẻ em.
Ông Nam cho biết: “Báo cáo tuổi thơ toàn cầu do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em quốc tế tiến hành trong những năm gần đây là nhìn trong một tổng thể về thực hiện toàn diện quyền trẻ em mà Nhà nước Việt Nam cam kết thực hiện.
Đây cũng là cơ hội tốt để Việt Nam nhìn lại những kết quả đã đạt được, những thách thức làm ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em như trẻ em bị tử vong, suy dinh dưỡng, trẻ em bỏ hoặc không thể đến trường, trẻ em bắt đầu lao động, trẻ em kết hôn, sinh con, và trẻ em là nạn nhân của bạo lực, xâm hại tình dục…”
Cũng theo ông Nam, để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em, Cục trẻ em sẽ tiếp tục tham mưu với Chính phủ trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về trẻ em, tăng cường đầu tư cho trẻ em, phát huy hơn nữa sự tham gia của trẻ em, hoàn thiện hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em tốt hơn, giải quyết các vấn đề trẻ em dai dẳng và mới xuất hiện.
Bà Dragana Strinic, Trưởng đại diện Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em |
Trước những kết quả khả quan của Việt Nam, bà Dragana Strinic, Trưởng đại diện Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam, khẳng định: “Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã và đang hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để đưa những con số này xuống thấp hơn nữa, đặc biệt là ở nhóm trẻ em dân tộc thiểu số.”
Bà Dragana Strinic cũng đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em: “Việt Nam là một trong những nước đầu tiên phê chuẩn Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em và Công ước về Lao động Trẻ em của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế, giúp giảm tỉ lệ đói nghèo, theo đó nhu cầu buộc trẻ em phải tham gia lao động sớm để hỗ trợ gia đình không còn là một vấn đề cấp thiết nữa".
Bên cạnh đó, bà Dragana Strinic cho rằng sự đầu tư hiệu quả của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, giúp tăng tỉ lệ đi học ở trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn.
Những thành tựu tăng trưởng kinh tế và nguồn viện trợ nước ngoài cũng đã được tận dụng một cách hiệu quả để thiết kế những chương trình mang lại lợi ích lớn cho trẻ em trong nước.
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cũng kêu gọi các nhà hoạch định chính sách cần thực hiện các cam kết để tiếp tục cải thiện tuổi thơ của trẻ em |
Nhân dịp công bố Báo cáo tuổi thơ toàn cầu, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cũng kêu gọi các nhà hoạch định chính sách cần thực hiện các cam kết tiếp tục cải thiện tuổi thơ của trẻ em. Cụ thể, cần đảm bảo các nguồn đầu tư đến được với những trẻ em thiệt thòi bằng cách luôn đặt chú trọng đến vấn đề đầu tư công cho trẻ em theo Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em.
Bên cạnh đó, cần có hành động để đảm bảo mọi trẻ em được đối xử công bằng như: chấm dứt các chính sách, quy định và hành vi phân biệt đối xử như ngăn cản trẻ em gái tiếp cận các dịch vụ y tế hoặc từ chối cung cấp dịch vụ giáo dục cho trẻ em do nguyên nhân giới tính hoặc dân tộc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54