Trẻ bị tiêu chảy sử dụng thuốc không đúng, dễ gây phản ứng ngược
Vắc xin phòng Rotavirus miễn phí cho trẻ 6 - 16 tuần tuổi | |
Trẻ bị tiêu chảy: Có nên sử dụng kháng sinh? | |
Dự tiệc khai trương nhà hàng, nhiều người ngộ độc thực phẩm |
Có thể kể đến trường hợp, bé Nguyễn Tuấn (3 tuổi, ở tỉnh Thanh Hóa) đột ngột xuất hiện đi ngoài phân lỏng 3-4 lần/ngày. Thấy bệnh của bé kéo dài nhiều ngày, lại nghe hàng xóm mách, bà nội cháu lấy lá hồng xiêm sắc cho cháu uống. Uống nước sắc được 2 ngày, số lần tiêu chảy của bé chẳng những không giảm, mà còn tăng lên nhiều lần, sau đó cháu phải vào viện cấp cứu.
Cùng chung tâm lý muốn con nhanh khỏi bệnh, nhưng câu chuyện của anh Lê Thành Vinh (tỉnh Vĩnh Phúc) lại xoay quanh việc lạm dụng kháng sinh. Con trai anh Vinh là bé Duy, 4 tuổi, sau vài ngày đi mẫu giáo thì bị nôn, sốt và tiêu chảy. Nghĩ con mới đi học chưa quen đồ ăn, nên anh Vinh mua thuốc kháng sinh tự điều trị cho con tại nhà. 3 ngày trôi qua mà sức khỏe bé không cải thiện, thậm chí con còn đi ngoài dữ dội hơn kèm theo đó là mệt lả người, anh Vinh đưa con đến viện, thì được các bác sĩ kết luận con anh mắc tiêu chảy do rotavirut, kháng sinh cũng không có tác dụng trong trường hợp này.
Trẻ bị tiêu chảy, gia đình không nên tự ý điều trị tại nhà. |
Nói về 2 trường hợp nêu trên, TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà - Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Nhi Trung ương) - cho biết: Đây chỉ là 2 trong số nhiều trường hợp mà Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và xử lý về những sai lầm của các gia đình khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy. Lý do các gia đình mắc phải thường bắt nguồn từ tâm lý nóng vội muốn con khỏi bệnh nhanh, nhưng cũng là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh của trẻ càng trở nên trầm trọng. Nhiều gia đình có thói quen tự sử dụng các thuốc hoặc các biện pháp cầm tiêu chảy theo người ngoài mách, theo cảm tính sẽ làm cho thời gian lưu trú của các virus, vi khuẩn trong đường tiêu hóa kéo dài hơn làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy của trẻ và làm cho tiêu chảy kéo dài hơn. “Việc tự ý sử dụng kháng sinh có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa, làm tiêu chảy kéo dài, khiến trẻ hấp thu càng kém và lâu bình phục” – bác sĩ Hà cho hay.
Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khuyến cáo, các gia đình cần đưa trẻ đi khám ngay khi con có một trong những biểu hiện sau: Đi ngoài nhiều lần phân lỏng (đi liên tục) trong nhiều ngày; nôn tái diễn, nôn nhiều làm trẻ không ăn uống được; bệnh trẻ nặng hơn, có sốt hoặc sốt cao hơn; trẻ rất khát nước; ăn uống kém hoặc bỏ bú; trẻ không tiến triển sau 2 ngày điều trị tại nhà. |
Về bệnh tiêu chảy, bác sĩ Hà cho biết, đây là một bệnh rất phổ biến ở trẻ, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau (như nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột). Tiêu chảy cũng có thể là hậu quả của chế độ ăn không đúng cách như thay đổi thức ăn cho trẻ đột ngột, cho trẻ ăn các thức ăn khó tiêu hóa, ăn quá nhiều… hay do tác dụng phụ của các thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm phổi…. Cũng theo bác sĩ Hà, không phải trường hợp tiêu chảy nào cũng cần mang trẻ tới bệnh viện. Với những bé mất nước ở mức độ nhẹ (trẻ tỉnh táo, uống nước bình thường, không bị nôn trớ nhiều, khóc có nhiều nước mắt, miệng lưỡi trẻ ướt, cháu đi tiểu nhiều) gia đình hoàn toàn có thể chăm sóc con tại nhà, dự phòng mất nước bằng cách bù lượng nước tương đương với lượng nước trẻ mất trong phân sau mỗi lần đi ngoài. Phòng suy dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ bằng cách tích cực cho trẻ ăn chế độ ăn như khi trẻ bình thường, không kiêng khem và không nên thay đổi thành phần thức ăn của trẻ.
“Kiêng khem quá mức sẽ làm cho cơ thể trẻ thiếu năng lượng, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, không đủ năng lượng để chống đỡ với nhiễm trùng trong cơ thể cũng như chậm hồi phục tổ chức ruột bị tổn thương dẫn đến tiêu chảy kéo dài khiến các bé bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển. Các gia đình chỉ cần tạm ngưng các thực phẩm nhuận tràng, hạn chế đồ uống có ga và thức ăn quá ngọt…” – bác sĩ Hà nhấn mạnh.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47