Tránh xa đồ ăn trong tủ lạnh gây ung thư
Tại sao người ta gọi mì ăn liền là "sát thủ thầm lặng"? | |
Hiểm họa không lường khi sơn móng tay | |
Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Phải xử lý tận gốc |
Đồ ăn nấu chín bảo quản trong tủ lạnh dễ gây ung thư (Ảnh minh hoạ) |
Đồ ăn nấu chín bảo quản trong tủ lạnh dễ gây ung thư
Gần đây, trên mạng xã hội rộ lên thông tin về "người mẹ bị mắc bệnh ung thư dạ dày vì toàn ăn thức ăn thừa để trong tủ lạnh" gây xôn xao dư luận.
Truyền thông Đài Loan đưa tin, một cô gái trẻ đã chia sẻ trên mạng xã hội việc mẹ của cô đã bị mắc bệnh ung thư dạ dày vì ăn thức ăn thừa để trong tủ lạnh một thời gian dài. Qua đó, cô muốn gửi tới các gia đình, đặc biệt là những bà mẹ: “Vì sức khỏe của mình, xin mọi người đừng giữ lại thức ăn thừa nữa!”
Tuy nhiên, đó không phải là trường hợp đầu tiên được chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư vì ăn thức ăn thừa. Cách đây vài tháng, 3 thành viên trong 1 gia đình ở thôn Tân Bảo Tháp, thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã liên tiếp phát hiện ra bị mắc bệnh ung thư cũng vì nguyên nhân trên.
Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) đã làm một số thí nghiệm chứng minh đồ ăn thừa dù được bảo quản trong tủ lạnh vẫn dễ bị phân hủy tạo ra các hợp chất nitrit – một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.
Nitrat (công thức hóa học là NO3-) và nitrit (công thức hóa học là NO2-) là hợp chất của nitơ và oxy, tồn tại trong đồ ăn do kết quả của quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên. Thông thường nitrat không gây ảnh hưởng sức khỏe, tuy nhiên nếu nồng độ nitrat quá lớn hoặc nitrat bị chuyển hóa thành nitrit sẽ gây độc cho con người. Nhiễm độc nhẹ biểu hiện bằng tình trạng ngộ độc, độc tích tụ lâu ngày có thể là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.
Để đo nồng độ nitrit trong đồ ăn đã nấu chín để qua đêm, nhóm nghiên cứu đã chọn 4 đĩa đồ ăn: rau cải xào, hẹ xào trứng, thịt kho tàu và cá trích kho. Những món ăn này được chế biến bởi một nhà hàng có tiếng, đều hợp vệ sinh, hàm lượng nitrit đạt tiêu chuẩn cho phép. Bốn đĩa thức ăn được bọc kín và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 40 độ C.
Sau 6 giờ, hàm lượng nitrit trong rau cải xào tăng 16%, hẹ xào trứng tăng 6%, riêng hàm lượng nitrit trong thịt kho tàu và cá kho tăng đến trên 70%, vượt ngưỡng tiêu chuẩn là 3 mg/kg thịt.
Sau 18 giờ, các món ăn được cho vào lò vi sóng hâm nóng rồi mang đi xét nghiệm, hàm lượng nitrit trong rau cải xào đã tăng đột biến, cao hơn 443% so với hàm lượng đo được sau 6 giờ. Hàm lượng nitrit trong cá trích kho cũng tăng đến 54%, hẹ xào trứng tăng 47%, riêng thịt kho tàu không có biến đổi lớn về hàm lượng nitrit.
Theo kết quả thực nghiệm, các món ăn để qua đêm đến trưa hôm sau đều có hàm lượng nitrit cao hơn nhiều lần so với ngưỡng tiêu chuẩn, dù đã được bảo quản trong tủ lạnh.
Tương tự nghiên cứu, một công bố mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy đối với những món ăn thừa để trong tủ lạnh cũng không an toàn chút nào. Chẳng hạn món gà và đậu tây được chế biến tối hôm trước, ăn không hết để trong tủ, hôm sau đem ra dùng thì đã thấy có tới 10.000 con vi khuẩn.
Một quan niệm sai lầm là thức ăn được bảo quản trong mùa đông sẽ không lo bị biến chất. Thực tế, nhiệt độ thấp chỉ làm chậm quá trình phân hủy của thức ăn, các món ăn qua chế biến để trong thời gian dài vẫn bị biến chất, có hại cho sức khỏe.
Các chuyên gia cũng khuyên rằng không nên biến tủ lạnh thành kho "dự trữ hàng", có nghĩa là thực phẩm nào cần thiết mới cho vào tủ lạnh để bảo quản, tránh tình trạng thực phẩm cũ sắp hết hạn để lẫn thực phẩm mới dẫn tới vi khuẩn của thực phẩm cũ nhanh tràn sang thực phẩm mới. Trong tủ cũng phải luôn có khoảng trống để không khí lạnh lưu thông.
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách
Chuyên gia khuyên các bà nội trợ bảo quản thực phẩm an toàn trong tủ lạnh bằng những cách sau:
Thực phẩm sau khi nấu chín cần đưa vào tủ lạnh cất giữ trong vòng 2 giờ, nếu để ở ngoài hơn hai giờ không nên đưa vào cất giữ trong tủ lạnh.
Thực phẩm khi cất giữ trong tủ lạnh nên chia thành các lượng vừa đủ cho một lần dùng. Khi lấy thực phẩm ra khỏi tủ lạnh nên chế biến ngay không được lấy ra rồi lại đưa vào bảo quản tiếp.
Không được đưa thực phẩm vào bảo quản trong tủ lạnh khi còn nóng, vì nó có thể làm tăng nhiệt độ của tủ lạnh và làm các thực phẩm khác tăng nhiệt.
Các thực phẩm chín lưu giữ trong tủ lạnh cũng chỉ nên sử dụng trong vòng 3 ngày
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47