-->
Hà Nội

Tràn lan chợ cóc, chợ tạm

Chợ cóc, chợ tạm mọc tràn lan trên các đường phố, địa bàn khu dân cư đang là thực trạng tồn tại nhiều năm nay ở Hà Nội. Những khu chợ này không chỉ gây mất mĩ quan đô thị, an toàn giao thông mà còn tiềm ấn nhiều nguy cơ đối với người dân.  
tran lan cho coc cho tam Người dân bức xúc vì chợ cóc, hàng rong ngổn ngang lòng đường
tran lan cho coc cho tam Tăng cường công tác quản lý chợ cóc, chợ tạm

Sau nhiều đợt triển khai cao điểm lập lại trật tự trật tự đô thị, đến nay việc lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh tại Hà Nội đã phần nào tạm lắng xuống. Tuy nhiên, tại nhiều địa bàn, các chợ cóc, chợ tạm đang dần “hồi sinh”, gây phiền phức không nhỏ đối với đời sống của những người dân.

Theo ghi nhận của phóng viên, cứ vào mỗi buổi sáng sớm, con đường Lĩnh Nam (Hoàng Mai) luôn luôn tấp nập người mua bán các loại mặt hàng phục vụ đời sống của người dân. Những phản thịt, những hàng hoa quả, hàng rau… thi nhau bày tràn lan ra vỉa hè, lòng đường mà không hề có sự kiểm tra, chấn chỉnh của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

Điều đáng nói, con đường này từ trước đến nay vốn được xem là “điểm đen” về un tắc giao thông. Việc ngang nhiên căng bạt “họp chợ” giữa lòng đường khiến cho giao thông đi lại của người dân thêm phần khó khăn, nguy hiểm.

Chị Nguyễn Thị Hải (Lĩnh Nam, Hoàng Mai) cho biết: “Chợ cóc đã hình thành ở khu vực này vài năm. Trước đó, chỉ một số người tập trung bán hàng rong, dần dần đến nay, các hàng quán đều đua nhau lấn ra lề đường, tự ý căng dù bạt kéo dài gần 100m khiến con đường thêm phần chật hẹp, nhốn nháo gây mất an toàn giao thông”.

Ngoài ra, trong quá trình mua bán, các phế phẩm từ việc giết mổ cá, gia cầm được người bán vứt bỏ bừa bãi ngay trên vỉa hè hoặc sát lề đường khiến khu vực này trở nên nhếch nhác và mất vệ sinh.

tran lan cho coc cho tam
Chợ cóc, chợ tạm xuất hiện ngày càng nhiều trên các tuyến đường, khu dân cư trên địa bàn Thành phố

Không chỉ ở các khu dân cứ hay tuyến đường trong nội thành mà ở các huyện ngoại thành tình trạng chợ cóc, chợ tạm cũng diễn ra phổ biến. Đơn cử như tại đường Cổ Bi (Gia Lâm) một chợ cóc khác cũng ngang nhiên hoạt động suốt nhiều năm nay.

Do khu chợ nằm ngay cạnh trường học nên vào giờ tan tầm hầu hết các bậc phụ huynh đến đón con đều tiện đường ghé qua mua thực phẩm. Những chiếc xe máy đỗ ngổn ngang cùng dòng người đổ ra từ cổng trường khiến giao thông trở nên ách tắc, hỗn loạn thậm chí xảy ra va quệt giữa những người tham gia giao thông.

Lý giải thói quen mua thực phẩm tại chợ tự phát, chị Nguyễn Thị Nhung (Cổ Bi, Gia Lâm) chia sẻ: “Do đi làm về muộn nên tôi thường mua thực phẩm ở những chợ cóc, chợ tạm. Ở đây hầu như mặt hàng nào cũng có, lại có thể dễ dàng dừng xe mua vài thứ đồ rồi đi luôn, không cần tốn thời gian như ở siêu thị hay cửa hàng. Về độ an toàn, tôi chủ yếu mua hàng của người quen nên khá yên tâm”.

tran lan cho coc cho tam
Người dân vô tư dựng xe giữa lòng đường để mua bán khiến đường Làng Cam (Cổ Bi, Gia Lâm) thường xuyên ách tắc, hỗn loạn.

Còn đối với các hộ dân sống tại các khu chợ tạm, chợ cóc mặc dù tạo nhiều thuận tiện trong việc mua bán song bên cạnh đó họ cũng luôn ngán ngẩm bởi tình trạng mất trật tự, ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Chị Trần Thị Mến, một người dân sống gần chợ tạm Nguyễn Phong Sắc cho biết: “Vào những giờ cao điểm, tiếng mời chào khách xen lẫn tiếng mặc cả, đặc biệt là còi xe làm cả khu chợ trở lên rất ồn ào gây ảnh hưởng nhiều tới các gia đình sống gần chợ. Thêm vào đó là mùi tanh, hôi của những chỗ bán cá, bán gà bốc lên rất khó chịu”.

Trên thực tế, những năm qua Hà Nội đã có nhiều chủ trương, biện pháp quyết liệt trong việc dẹp chợ cóc, chợ tạm nhưng hiệu quả đạt được không đáng kể. Đến nay, trên địa bàn Thành phố vẫn còn tồn tại hàng trăm chợ tạm, chợ cóc. Điều đáng lo ngại là loại hình chợ này ngày càng có chiều hướng gia tăng và xuất hiện ở nhiều nơi.

Mặt khác, do không hoạt động dưới sự kiểm soát của cơ quan chức năng nên giá cả ở các khu chợ tự phát không ổn định, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trước tình trạng trên đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm đang tồn tại để trả lại không gian sạch sẽ thoáng đãng và an toàn cho khu vực.

Nguyễn Tôn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.
Bắt đối tượng điều khiển xe máy đâm tử vong nữ công nhân môi trường

Bắt đối tượng điều khiển xe máy đâm tử vong nữ công nhân môi trường

Cơ quan Công an đã khẩn trương xác minh và bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Anh - đối tượng điều khiển xe máy tông tử vong nữ công nhân môi trường lúc rạng sáng 21/4, tại khu vực đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Được biết Nguyễn Đức Anh đang là sinh viên một trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Trong một buổi trò chuyện văn hóa mang tên “Lắng nghe Bụt bước giữa đời” diễn ra tại Hà Nội, đông đảo bạn trẻ đã tham dự để tìm hiểu về cuộc đời và tư tưởng của hai vị vua thiền sư nhà Trần. Đây không chỉ là một cuộc gặp gỡ văn hóa, mà còn là hành trình trở về cội nguồn, nơi giá trị lịch sử và tâm linh của dân tộc được soi chiếu qua lăng kính trẻ trung và đầy khát vọng học hỏi.
Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo để thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Trong quý I/2025, LĐLĐ quận đã vận động thành lập 5 Công đoàn cơ sở, 4 nghiệp đoàn cơ sở với tổng số 575 đoàn viên.
Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Sáng 21/4, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình đoàn viên công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong khi đang làm việc.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Xác định công tác an toàn vệ sinh lao động là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập trung tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm tạo điều kiện cho người lao động làm việc trong điều kiện an toàn.

Tin khác

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc kéo giảm ùn tắc giao thông như việc tối ưu hóa tổ chức giao thông, phát triển vận tải hành khách công cộng đến phân luồng giao thông, giảm xung đột giữa các làn xe và gần đây nhất là xén dải phân cách để mở rộng lòng đường. Thực tế, trong bối cảnh lượng phương tiện tăng quá cao so với phát triển hạ tầng thì việc linh hoạt các giải pháp sẽ trực tiếp kéo giảm các “điểm đen” ùn tắc.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” thuộc chuỗi sự kiện, hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Công ty CP Xe điện Hà Nội vừa tổ chức khai trương tuyến buýt điện số 34 (Bến xe Mỹ Đình - Gia Lâm). Như vậy, Hà Nội chính thức có thêm một tuyến xe buýt điện mới.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Những hình ảnh ấn tượng tại Giải thể thao CBGVNV ngành GD&ĐT Hà Nội

Những hình ảnh ấn tượng tại Giải thể thao CBGVNV ngành GD&ĐT Hà Nội

Ngày 19/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Bắc Từ Liêm, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức Giải thể thao cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã thảo luận, thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt.
Xem thêm
Phiên bản di động