-->

Trái ngọt từ nông nghiệp công nghệ cao

(LĐTĐ) Thời gian qua, Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và kinh doanh nông sản. Nhờ đó, đến nay toàn Thành phố có 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khó có thể phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả bền vững nếu không được tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản hiện tại.
Nông dân tăng gấp đôi thu nhập từ giải pháp canh tác lúa hữu cơ Pamci Thu tiền tỷ nhờ trồng lan công nghệ cao Hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Sơn Tây

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Nguyễn Trung Tấn (sinh năm 1996) ở thôn Lễ Khê, xã Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đi lao động xuất khẩu ở Nhật Bản rồi trở về với mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất của quê hương. Bắt tay vào kinh doanh, anh Tấn đã mạnh dạn đầu tư hơn 600 triệu đồng xây dựng nhà màng để trồng dưa lê Hàn Quốc từ năm 2022.

Trên diện tích vườn nhà bao năm chỉ trồng ngô, nay anh đã dựng lên nhà màng quy mô 1.000m2 trồng 2.700 gốc dưa. Ngay vụ đầu tiên, vườn dưa lê Hàn Quốc đã cho thu hoạch hơn 3 tấn, giá bán tại vườn là 45.000/kg, giá bán lẻ 60.000 đồng/kg.

Trái ngọt từ nông nghiệp công nghệ cao
Anh Nguyễn Trung Tấn (ngoài cùng bên trái) giới thiệu mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc.

Những ngày mới bắt tay vào trồng dưa, anh Tấn đã phải tự tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc trên mạng. Đồng thời, đọc thêm các tài liệu trên sách, báo, xem các chương trình truyền hình; tham khảo ý kiến một số mô hình trồng dưa trong nhà màng. Sau đó, anh lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây. Phân bón được hòa với nước rồi theo hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Hệ thống tưới tự động, chính xác cho mỗi cây nên dưa phát triển đồng đều. Dưa lê Hàn Quốc có thời gian 2-3 tháng một vụ, có thể canh tác mỗi năm 3 vụ.

Khi được hỏi về khó khăn trong triển khai mô hình trồng dưa trong nhà lưới, anh Tấn cho biết: “Khó nhất với gia đình tôi vẫn là vốn. Mới khởi nghiệp nên tôi còn phải vay mượn. Thời gian tới, gia đình tôi sẽ mở rộng diện tích nhà màng trên diện tích vườn nhà ở xã Xuân Sơn nên rất mong địa phương, các cơ quan chức năng quan tâm, giúp tôi được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi cũng như hỗ trợ xây dựng nhà màng”, anh Tấn bày tỏ.

Nói về mô hình trồng dưa lê của anh Nguyễn Trung Tấn, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Sơn Cao Thị Hào cho biết: “Đây là mô hình nhà màng trồng cây ứng dụng công nghệ cao đầu tiên ở địa phương. Chúng tôi rất ủng hộ và động viên các gia đình, cá nhân mạnh dạn đầu tư để phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, cũng kiến nghị lên thị xã và Thành phố có chính sách hỗ trợ cụ thể thiết thực đối với người nông dân. Từ đó có thể nhân rộng mô hình hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao đời sống xã hội ở địa phương”.

Thời gian qua, tại Hà Nội, việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được đánh giá là mang lại lợi ích kinh tế vượt trội về giá trị hàng hóa. Giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao liên tục tăng và hiện chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Hiện toàn Thành phố có khoảng 160 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang phát triển tương đối hiệu quả. Trong đó, lĩnh vực trồng trọt có 105 mô hình, chăn nuôi là 39 mô hình, còn lại là thủy sản 15 mô hình và 1 mô hình kết hợp trồng trọt - chăn nuôi.

Toàn Thành phố đang có khoảng 20 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất rau, hoa - cây cảnh, cây ăn quả, giống lúa mới, 9 doanh nghiệp chăn nuôi, thủy sản, sơ chế - chế biến - tiêu thụ nông sản; 95 hợp tác xã ở các địa phương đang bước đầu tiếp cận với những phương thức sản xuất mới. Tuy nhiên, quy mô các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được cho là còn hạn chế, chưa xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô.

Lý giải về nguyên nhân khiến nông nghiệp công nghệ cao chưa phát triển xứng tầm, theo bà Bùi Thị Bích Hường, Giám đốc Hợp tác xã Đan Hoài (huyện Đan Phượng), đó là nguồn vốn đầu tư thiếu hụt, nên hầu như mới chỉ được ứng dụng trong một số công đoạn trong chuỗi sản xuất, vì vậy ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm.

Điều đáng nói, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ là giải pháp hết sức quan trọng nhằm phát triển nông nghiệp đô thị đã được cụ thể hóa trong các mục tiêu của Chương trình số 04-CTr/TU về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân”, và Chương trình số 07-CTr/TU về “Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thành phố Hà Nội” trong giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, Hà Nội đã đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm 70% tổng sản phẩm nông nghiệp toàn thành phố. Vì vậy, tại Nghị quyết ban hành quy định về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp Thành phố Hà Nội vừa được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội thông qua tại kỳ họp thứ 12, nêu tổng kinh phí thực hiện khoảng 1.124 tỷ đồng/năm. Trong đó, có chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy định cụ thể là hỗ trợ 1 lần 100% lãi suất vay trong thời hạn 3 năm theo hợp đồng vay vốn. Còn chính sách hỗ trợ máy móc, thiết bị để chuyển đổi số trong nông nghiệp, quy định hỗ trợ 50% kinh phí mua sắm thiết bị giám sát và điều khiển dinh dưỡng tự động, thiết bị cảm biến, quan trắc môi trường, camera, đường truyền, phần mềm để sản xuất nông nghiệp… Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 10/2018 của Hội đồng nhân dân Thành phố và có hiệu lực từ 1/1/2024.

Những người nông dân như anh Nguyễn Trung Tấn và các doanh nghiệp, Hợp tác xã đang rất mong chờ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố sớm đi vào thực thi để khuyến khích thêm nhiều cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế, góp phần đưa Thủ đô dẫn đầu cả nước trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

(LĐTĐ) Sáng nay (9/1), Hội Nông dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

Thường Tín: Thêm 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tiến hành thẩm định 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu Văn Bình và 3 xã nông thôn mới nâng cao là: Lê Lợi, Tiền Phong và Tân Minh của huyện Thường Tín.
Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Từ nguồn vốn vay 50 triệu đồng chương trình Hộ nghèo về nhà ở năm 2024 của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thường Tín (Hà Nội) và nguồn vốn của địa phương đóng góp, gia đình anh Trần Văn Én thôn An Định, xã Tô Hiệu (huyện Thường Tín) đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Đoàn cán bộ Hội Nông dân thành phố Hà Nội, do đồng chí Phạm Hải Hoa - Chủ tịch Hội dẫn đầu đã đến Đà Nẵng để trao đổi kinh nghiệm trong xúc tiến, hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

(LĐTĐ) Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Xem thêm
Phiên bản di động