Trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong công tác VSATLĐ
Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn | |
Trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động |
Trả lời:
Theo Điều 10 Luật ATVSLĐ năm 2015, quyền và trách nhiệm của tổ chức CĐCS trong công tác ATVSLĐ được quy định như sau:
Tham gia với người sử dụng lao động (NSDLĐ) xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, cải thiện điều kiện LĐ.
Đại diện cho tập thể người lao động (NLĐ) thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện điều khoản về ATVSLĐ trong thỏa ước LĐ tập thể; có trách nhiệm giúp đỡ NLĐ khiếu nại, khởi kiện khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng bị xâm phạm.
Đối thoại với NSDLĐ để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ, NSDLĐ về ATVSLĐ.
Tham gia, phối hợp với NSDLĐ tổ chức kiểm tra công tác ATVSLĐ; giám sát và yêu cầu NSDLĐ thực hiện đúng các quy định ATVSLĐ; tham gia, phối hợp với NSDLĐ điều tra tai nạn LĐ và giám sát việc giải quyết chế độ, đào tạo nghề và bố trí công việc cho người bị tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp.
Kiến nghị với NSDLĐ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ, tai nạn LĐ và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ.
Tuyên truyền, vận động NLĐ, NSDLĐ thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc. Phối hợp với NSDLĐ tổ chức tập huấn, huấn luyện NSDLĐ cho cán bộ CĐ và NLĐ.
Yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm NSDLĐ, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động nếu cần thiết, khi phát hiện nơi làm việc có nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của NLĐ.
Tham gia Đoàn Điều tra tai nạn LĐ cấp cơ sở theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Luật này; tham gia, phối hợp với NSDLĐ để ứng cứu, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ, tai nạn LĐ; trường hợp NSDLĐ không thực hiện nghĩa vụ khai báo theo quy định tại Điều 34 của Luật này thì CĐCS có trách nhiệm thông báo ngay với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 35 của Luật này để tiến hành điều tra.
Phối hợp với NSDLĐ tổ chức các phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ và xây dựng văn hóa an toàn LĐ tại nơi làm việc; quản lý, hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
Những cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thành lập CĐCS thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm quy định tại điều này khi được NLĐ ở đó yêu cầu.
L.S Trịnh Khánh Toàn
(Đoàn luật sư TP .Hà Nội)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Đường dây lừa đảo 13.000 người: Đối tượng Phạm Thị Huyền Trang đối diện hình phạt nào?
Tư vấn luật 28/01/2025 11:39
Người dân sử dụng pháo hoa dịp Tết như thế nào là đúng luật?
Pháp luật 28/01/2025 10:22
Cảnh giác chiêu trò giả mạo nhân viên đăng kiểm xe cơ giới để lừa đảo
Pháp luật 28/01/2025 10:10
Phòng ngừa tai nạn giao thông từ các bữa tiệc tất niên
Tư vấn luật 27/01/2025 08:41
Hung thủ sát hại 4 người ở Phú Xuyên đối diện hình phạt nào?
Tư vấn luật 20/01/2025 08:46
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ban hành theo trình tự rút gọn
Tư vấn luật 12/01/2025 23:04
Buôn bán thuốc lá điện tử: Mức phạt cao nhất lên tới 9 tỷ đồng và 15 năm tù
Tư vấn luật 09/01/2025 18:02
Người dân có thể tra cứu được 5 thông tin từ sổ đỏ mẫu mới có mã QR
Tư vấn luật 07/01/2025 12:24
Phân biệt hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội
Tư vấn luật 06/01/2025 06:02
Ngậm đắng nuốt cay khi sơ hở trong đặt cọc đất đai
Tư vấn luật 04/01/2025 19:57