TP.HCM: Yêu cầu không kiểm tra học sinh theo kiểu 'kêu bất chợt, hỏi bất chợt'
TP.HCM kiện toàn nhân sự và đơn vị hành chính tại thành phố Thủ Đức TP.HCM: Phát hiện phòng khám giữ bệnh nhân "vẽ bệnh moi tiền" Đề nghị 3-4 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Phương Hằng |
Tại buổi họp báo chiều 21/9, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM đã làm rõ phát ngôn của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu "giáo viên không kiểm tra bài đầu giờ kiểu kêu bất chợt, hỏi bất chợt".
Theo ông Minh, trong bài phát biểu trên, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, nói giáo viên không kiểm tra bài đầu giờ "đột xuất và bất chợt" chứ không nói dừng việc kiểm tra bài đầu giờ.
Theo ông Minh, việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải tuân thủ theo quy định gồm kiểm tra thường xuyên và định kỳ có thể bằng nhiều hình thức như vấn đáp, kiểm tra bằng giấy, qua quá trình học tập, qua thái độ học tập, bằng sản phẩm thực hành… chứ không chỉ kiểm tra miệng. Giáo viên cần xác định rõ kế hoạch kiểm tra, kiểm tra phải đánh giá được năng lực chứ không phải kiểm tra chỉ để biết học sinh có thuộc chữ hay không rồi đánh giá được năng lực của học sinh.
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM phát biểu tại buổi họp báo. |
"Giáo viên phải thay đổi tư duy trong tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh và phải xác định kiểm tra nhằm mục đích gì. Then chốt là nếu kiểm tra, đánh giá tốt thì quá trình đổi mới giáo dục thành công. Sở GD&ĐT TP.HCM sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc kiểm tra, đánh giá học sinh", ông Minh cho biết.
Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM cũng cho rằng, kiểm tra đánh giá là hoạt động bình thường trong giáo dục; hình thức kiểm tra, nội dung kiểm tra, giáo viên phải thực hiện theo đúng thông tư hướng dẫn. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải có quá trình chứ không phải kiểm tra bất chợt.
"Ví dụ như một số clip vui trên mạng xã hội, giáo viên cầm lô tô xào qua xào lại, học sinh bốc trúng số nào thì lên kiểm tra. Hay như hành vi cầm cây viết rà lên danh sách, tạo áp lực lớn cho người học. Chúng tôi phản đối cách làm trên bởi việc này khiến học sinh lúc nào cũng lo sợ, áp lực không biết hôm nay mình có trả bài hay không", ông Minh nói.
Do vậy, theo Sở GD&ĐT TP.HCM, kiểm tra đánh giá cần đa dạng về hình thức như vấn đáp, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành, dự án, năng lực giải quyết vấn đề. Cách thức đánh giá cần đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác. Sở sẽ tập huấn, hướng dẫn các giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá này.
Vì sao tiền máy lạnh, sửa chữa cơ sở vật chất năm nào cũng đóng? Thông tin về vấn đề tiền máy lạnh, sửa chữa cơ sở vật chất trong phòng học năm học nào cũng triển khai, ông Hồ Tấn Minh cho biết, Thông tư số 16 của Bộ GD&ĐT quy định khuyến khích các nhà tài trợ đầu tư trang thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học, thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học, cải tạo sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục, hỗ trợ các hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Qua các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT TP.HCM, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc, không quy định mức tài trợ bình quân, không quy định mức tài trợ tối thiểu, không lợi dụng việc tài trợ cho giáo dục để ép buộc đóng góp và không xem huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo. Về việc lắp máy lạnh, mỗi năm các trường có nhu cầu trang bị máy lạnh chỉ mua hoặc sửa chữa máy lạnh theo hình thức cuốn chiếu, chỉ trang bị máy lạnh cho một số phòng học nhất định. Các năm học sau có thể tiếp tục mua thêm để trang bị cho các phòng học khác nên tiếp tục vận động. Trong quá trình máy hoạt động có thể bị hư hỏng nên cần kinh phí vận động để bảo trì, sửa chữa. Về cơ sở vật chất, nhiều trường xây dựng trong thời gian gần đây hoặc đã xây dựng lâu năm trong quá trình sử dụng đều có sự xuống cấp, hư hỏng; vì vậy cần có nguồn kinh phí để cải tạo, sửa chữa trong khi nguồn kinh phí Nhà nước cấp còn hạn hẹp... nên cần thêm nguồn vận động tài trợ từ xã hội hóa. Mỗi năm các trường chỉ làm một vài hạng mục, nên hàng năm có vận động tài trợ theo nhu cầu, có sự thỏa thuận với phụ huynh trong buổi họp phụ huynh đầu năm. Các đơn vị trường học cần tiếp tục thực hiện mở rộng các đối tượng vận động tài trợ trên địa bàn, không chỉ tập trung vào một đối tượng là phụ huynh học sinh và không tập trung vận động tài trợ vào đầu năm học. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Tin khác
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55
Khát vọng tuổi trẻ
Giáo dục 30/01/2025 07:48
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Xã hội 27/01/2025 11:16
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông
Giáo dục 26/01/2025 06:03
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ
Giáo dục 25/01/2025 18:28
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Giáo dục 24/01/2025 19:27
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Giáo dục 24/01/2025 18:54
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54