--> -->

TP.HCM: Vẫn còn hơn 100 cơ sở không có khả năng khắc phục yêu cầu về đảm bảo PCCC

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa báo cáo Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Thường trực Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố kết quả 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23 ngày 7/12/2017 của HĐND Thành phố quy định về xử lý các cơ sở trên địa bàn không đảo bảo yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước ngày Luật PCCC số 27/2001 có hiệu lực.
Công an TP.HCM khuyến cáo các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC khi để trẻ em ở nhà một mình Công an TP.HCM khuyến cáo an toàn PCCC chung cư mini, nhà trọ Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội trao quà hỗ trợ nạn nhân vụ cháy tại quận Thanh Xuân

Theo UBND TP.HCM: Tổng số cơ sở đã tổ chức thực hiện các giải pháp theo yêu cầu của Nghị quyết số 23 là 401/1.174 cơ sở (chiếm 34,2%), còn lại 773 cơ sở chưa thực hiện các giải pháp theo yêu cầu của Nghị quyết này. Trong đó đáng chú ý có 107 cơ sở không có khả năng khắc phục các nội dung không đảm bảo yêu cầu về PCCC và 15 cơ sở không tổ chức thực hiện, không thực hiện đầy đủ, hoặc đã bị khiếu nại, khiếu kiện về điều kiện an toàn PCCC từ hai lần trở lên mà vẫn không khắc phục.

TP.HCM: Vẫn còn hơn 100 cơ sở không có khả năng khắc phục yêu cầu về đảm bảo PCCC
Hiện trường vụ cháy nhà ở quận Gò Vấp, TP.HCM khiến 2 trẻ em tử vong. Ảnh: CACC.

UBND TP.HCM đánh giá, quá trình triển khai Nghị quyết 23 đã xuất hiện nhiều tồn tại, vướng mắc. Đơn cử mặc dù UBND Thành phố đã yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện, thành phố Thủ Đức đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 23 nhưng đến nay mới có 401/1.174 cơ sở (chiếm 34,2%) tổ chức thực hiện.

Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa thật sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt các nội dung của Nghị quyết số 23, dẫn đến chậm trễ tiến độ, hiệu quả thực hiện chưa cao. Ngoài ra, Công an các địa phương chưa thực sự trách nhiệm, quyết liệt, sâu sát và thường xuyên trong nhiệm vụ khảo sát, đánh giá, phân loại, tổng hợp, theo dõi, hướng dẫn, tham mưu cho UBND các địa phương.

Công tác phối hợp giữa các đơn vị có liên quan chưa thực sự chặt chẽ, chỉ được thực hiện trong giai đoạn điều tra, khảo sát ban đầu; nhiều cơ sở thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết số 23 xây dựng không có giấy phép, sai phép, không phù hợp quy hoạch hoặc không bảo đảm yêu cầu về môi trường vẫn chưa được phối hợp giải quyết toàn diện, dứt điểm.

Tiến độ thực hiện thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC chậm, một số cơ sở thuộc sở hữu Nhà nước như trường học, bệnh viện, bảo tàng, trụ sở cơ quan, chợ, ký túc xá, chung cư... chưa thực hiện nghiêm các yêu cầu, giải pháp tại Nghị quyết số 23.

Đáng chú ý, đối tượng là nhà chung cư cũ thấp tầng tồn tại khá nhiều, hiện còn 192 chung cư, cư xá (chiếm tỷ lệ 25,1%) chưa thực hiện các giải pháp theo Nghị quyết số 23. Một số chung cư, cư xá nằm trong diện giải tỏa, xây mới theo kế hoạch của Thành phố nên thường không có Ban quản trị, Ban quản lý, kết cấu cơ sở hạ tầng xuống cấp, hầu như không được trang bị phương tiện, hệ thống PCCC hoặc có lắp đặt hệ thống cấp nước chữa cháy nhưng không được bảo trì, bảo dưỡng, xuống cấp hư hỏng, không còn tác dụng.

Trong khi đó, đối với các cơ sở thuộc sở hữu tư nhân, hiện nay còn 235 cơ sở (chiếm khoảng 28,38%) chưa thực hiện theo yêu cầu Nghị quyết số 23. Trong đó có nhiều cơ sở xây dựng không có giấy phép, sai phép, không phù hợp quy hoạch hoặc không đảm bảo về môi trường, có cơ sở thuộc diện di dời và có nguyện vọng di dời nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Một số trường hợp muốn đáp ứng được các yêu cầu an toàn về PCCC thì buộc phải phá dỡ hoàn toàn (hoặc 1 phần) nhà xưởng, công trình, nhà kho... dẫn đến chủ doanh nghiệp hầu như không thực hiện được do kinh phí đầu tư xây dựng mới rất lớn, trong khi sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn này hết sức khó khăn.

TP.HCM: Vẫn còn hơn 100 cơ sở không có khả năng khắc phục yêu cầu về đảm bảo PCCC
Vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân, Hà Nội tiếp tục là hồi chuông cảnh báo về công tác đảm bảo an toàn PCCC. Ảnh: Minh Phương.

Để giải quyết các tồn tại, vướng mắc nêu trên, Thành phố xác định sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết số 23 trong đó có việc áp dụng các biện pháp, giải pháp nâng cấp điều kiện an toàn PCCC đối với cơ sở phải được ưu tiên trước tiên, sau đó mới yêu cầu chuyển đổi công năng, tự nguyện di dời, bắt buộc phải đi dời do không đảm bảo an toàn về PCCC.

Đối với 107 cơ sở không có khả năng khắc phục các nội dung không đảm bảo yêu cầu về PCCC, UBND TP.HCM giao UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức khảo sát, đánh giá cụ thể các nội dung không đảm bảo; tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở chuyển đổi công năng phù hợp, tự nguyện di dời, bắt buộc phải di dời theo quy định. Thời gian thực hiện đến hết quý II/2024.

Đối với những cơ sở xây dựng không có giấy phép, sai phép, không phù hợp quy hoạch, UBND Thành phố giao Công an Thành phố thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn về PCCC, hướng dẫn những cơ sở này tổ chức an toàn trong quá trình hoạt động. Đồng thời UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức báo cáo UBND Thành phố để chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan phối hợp giải quyết dứt điểm những vấn đề liên quan đối với những cơ sở này. Thời gian thực hiện đến hết quý 2024.

Trong khi đó, đối với các đối tượng là nhà chung cư không có Ban quản trị, Ban quản lý, UBND Thành phố giao UBND các quân, huyện, thành phố Thủ Đức tham mưu việc bổ sung ngân sách Nhà nước kết hợp xã hội hóa từ người dân cư trú tại chung cư để tiến hành các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC.

Tính đến tháng 4/2023 TP.HCM có khoảng 172.000 doanh nghiệp, khoảng 5.400 cơ sở hành chính sự nghiệp; 3 Khu chế xuất, 19 Khu công nghiệp, 1 Khu công nghệ cao, 22 Cụm công nghiệp và hơn 530.000 cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ lớn nhỏ, trong đó có khoảng 117.969 cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC và 9.446 cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Các cơ sở này chủ yếu không đủ điều kiện về khoảng cách an toàn PCCC, giải pháp ngăn cháy, lối thoát nạn, giao thông phục vụ chữa cháy...

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Ngày 16/5, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã khai mạc triển lãm chuyên đề "Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ".
Tạm dừng dịch vụ thuế, ứng dụng hóa đơn điện tử đến 15/6

Tạm dừng dịch vụ thuế, ứng dụng hóa đơn điện tử đến 15/6

Cục Thuế - Bộ Tài chính vừa có thông báo hỏa tốc về kế hoạch tạm dừng các hệ thống ứng dụng ngành thuế, phục vụ việc chuyển địa điểm trung tâm dữ liệu của Cục Thuế. Thời gian tạm ngừng từ ngày 23/5 đến 15/6.
Giữ quyền chất vấn để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, Viện Kiểm sát ở địa phương

Giữ quyền chất vấn để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, Viện Kiểm sát ở địa phương

Luật gia Nguyễn Hồng Tuyến, Hội Luật gia thành phố Hà Nội nhìn nhận, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 nhằm thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về sắp xếp tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là một chủ trương lớn có tính lịch sử.
Báo Hànộimới ra mắt chuyên trang tuyên truyền Đại hội Đảng

Báo Hànộimới ra mắt chuyên trang tuyên truyền Đại hội Đảng

Trong khuôn khổ Hội thảo “Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới”, ngày 16/5, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Báo Hànộimới tổ chức trọng thể lễ ra mắt Chuyên trang đặc biệt tuyên truyền về “Đại hội Đảng các cấp hướng tới Đại hội XIV của Đảng”.
Công đoàn huyện Thanh Oai luôn đồng hành cùng người lao động

Công đoàn huyện Thanh Oai luôn đồng hành cùng người lao động

Bám sát nhiệm vụ cơ bản, cốt lõi của tổ chức Công đoàn, trong thời gian qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Oai đã triển khai thực hiện bài bản, khoa học các nhiệm vụ và đạt nhiều kết quả tích cực, tiếp tục khẳng định là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.
Khi chuyển đổi số đi cùng mùa vụ

Khi chuyển đổi số đi cùng mùa vụ

Không còn là chuyện “làm ruộng lành nghề, chữ nghĩa lơ mơ”, phong trào “Bình dân học vụ số” do Hội Nông dân huyện Đan Phượng phát động đang viết lại một trang mới cho đời sống nông thôn hiện đại. Từ những người từng ngại chạm vào điện thoại cảm ứng, nhiều hội viên giờ đã biết tạo tài khoản, đọc tin tức nông nghiệp, thậm chí livestream bán nông sản.
Khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" tại Công ty Hoàng Long

Khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" tại Công ty Hoàng Long

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Hoàng Long cùng một số đơn vị liên quan.

Tin khác

Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả

Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản khẳng định, thành phố Hà Nội nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô và luôn dành sự quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí hoạt động hiệu quả.
Báo chí tiên phong chuyển đổi số, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Báo chí tiên phong chuyển đổi số, cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Sáng 16/5, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc mở rộng lần thứ 30 với chủ đề “Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới” do Báo Hànộimới đăng cai tổ chức.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân: Cần cụ thể, rõ ràng để khả thi

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân: Cần cụ thể, rõ ràng để khả thi

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 16/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Nhằm hiện thực hoá mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết số 68-NQ/TW, Chính phủ đề xuất 5 nhóm chính sách lớn phát triển kinh tế tư nhân.
Chuyển tiếp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi sắp xếp bộ  máy

Chuyển tiếp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi sắp xếp bộ máy

Ngày 15/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững

Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 15/5, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thống nhất với việc cần hoàn thiện cơ sở pháp lý về năng lượng nguyên tử để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khắc phục những bất cập, hạn chế của luật hiện hành.
Đại biểu Quốc hội: Tài năng trong hoạt động công vụ là tài năng đặc thù

Đại biểu Quốc hội: Tài năng trong hoạt động công vụ là tài năng đặc thù

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, tài năng trong hoạt động công vụ là một loạt tài năng đặc thù, không chỉ đòi hỏi chuyên môn, kỹ năng tổ chức mà còn cần sự liêm chính, tinh thần trách nhiệm, khả năng chịu áp lực và bản lĩnh chính trị. Do đó, người có tài năng cần được phát hiện thông qua nhiệm vụ thực tiễn, có khả năng xử lý vấn đề mới, phức tạp và đặc biệt là qua kết quả tạo ra giá trị công.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 15/5, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hệ thống giáo dục phải được đổi mới sâu rộng, tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo, STEM, ngoại ngữ, kỹ năng số và công nghệ hiện đại. Giáo dục trí tuệ cần đi đôi với giáo dục văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe để hình thành những cá nhân toàn diện.
Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Xem thêm
Phiên bản di động