TP.HCM: Ngăn chặn nguy cơ lây lan nhanh bệnh đậu mùa khỉ
TP.HCM: Khoanh vùng xử lý ca mắc bệnh đậu mùa khỉ Đồng Nai - Bình Dương xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ: Chuyên gia khuyến cáo biện pháp phòng ngừa TPHCM: Phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ thứ 5 |
Tỷ lệ tử vong khoảng 3 - 6%
BS.CKII Vũ Thị Phương Thảo - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho rằng, bệnh đậu mùa khỉ bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút đậu mùa khỉ gây ra, có khả năng lây lan nhanh; so với bệnh đậu mùa thì nhẹ hơn, ít truyền nhiễm hơn, thường tự khỏi, với triệu chứng kéo dài từ 2 đến 4 tuần.
"Tuy nhiên, bệnh có thể diễn tiến nặng và gây ra các biến chứng. Tỷ lệ tử vong của bệnh gần đây khoảng 3 - 6%", BS Thảo nói.
![]() |
Bệnh đậu mùa khỉ có khả năng lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong gần đây khoảng 3 - 6%. (Ảnh minh họa) |
Theo BS Thảo, dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ là khi bệnh nhân có phát ban mụn nước, vị trí thường ở mặt, bàn tay chân, mắt, miệng, bộ phận sinh dục, kèm với các triệu chứng.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như sốt, đau cơ, sưng hạch, đau đầu, yếu sức. Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền cho người do tiếp xúc gần với con vật bệnh hoặc người bệnh, hoặc do tiếp xúc với các vật thể nhiễm vi rút.
"Đậu mùa khỉ lây từ người sang người khi tiếp xúc gần với người có triệu chứng tiếp xúc trực tiếp da với da, tiếp xúc đối diện, tiếp xúc miệng với da, chạm vào chăn gối, ga giường, khăn tắm, quần áo hoặc vật dụng của người mắc bệnh", BS Thảo cho hay.
BS Thảo khuyến cáo, để bảo vệ bản thân khỏi bệnh đậu mùa khỉ bằng cách tránh tiếp xúc gần với người có triệu chứng, cần tránh tiếp xúc trực tiếp da với da, đối diện, hoặc miệng với da. Thường xuyên vệ sinh tay, các vật dụng, các bề mặt, chăn, ga gối đệm, khăn tắm và quần áo.
Cần đeo khẩu trang nếu bạn bắt buộc phải tiếp xúc gần với người có triệu chứng và khi thay ga, gối giường, khăn và quần áo của người mắc bệnh đậu mùa khỉ, hỏi đối phương xem họ có triệu chứng hay không trước khi tiếp xúc gần.
"Hiện, một số quốc gia đã có thuốc và vaccine điều trị đậu mùa khỉ. Nếu bạn có nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, hãy đến bệnh viện để khám và tư vấn. Cần cách ly tại nhà nếu có thể và bảo vệ những người khác bằng cách tránh tiếp xúc gần, đeo khẩu trang và tránh động chạm cơ thể nếu phải tiếp xúc gần", BS Thảo nhấn mạnh.
Ghi nhận 117 ca mắc, 6 ca tử vong
Trước đó, ngày 22/12, tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống dịch bệnh khu vực phía Nam năm 2023, TS.BS Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM đánh giá, dịch đậu mùa khỉ vẫn chưa có dấu hiệu chững lại; từ 11/2023, số ca mắc mới trên địa bàn tăng nhanh. Khu vực phía Nam ghi nhận 117 ca mắc tại 10 tỉnh, TP; trong đó có 6 trường hợp tử vong.
![]() |
TS.BS Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM. (Ảnh: Lâm Ngọc) |
Phân tích các ca bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở y tế tuyến cuối tiếp nhận điều trị ca bệnh nặng, bác sĩ Huỳnh Thị Thúy Hoa - Trưởng Khoa Nội A - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, trong 3 tháng qua, đơn vị đã tiếp nhận 49 bệnh nhân; trong đó có 40 người đã xuất hiện; 3 bệnh nhân đang điều trị; 6 trường hợp nặng đã tử vong.
“Trong số các ca mắc đậu mùa khỉ điều trị tại bệnh viện, nam giới chiếm 97%, nữ 3%. Xu hướng nam quan hệ tình dục đồng giới chiếm 88% tổng ca mắc, nhiều ca đồng nhiễm giang mai. Các bệnh nhân nặng đều nhiễm HIV giai đoạn cuối và trong độ tuổi khá trẻ, từ 28-30 tuổi”, BS Hoa cho hay.
Ngoài ra, nhiều bệnh nhân kèm các biến chứng như viêm mô tế bào, áp xe da, nhiễm trùng huyết, suy gan, suy thận... dẫn đến nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan và tử vong.
Theo BS Hoa, đậu mùa khỉ có đường lây chính là tiếp xúc gần qua đường tình dục, giống HIV. Hầu hết bệnh xảy ra trên nhóm đồng tính nam, người song tính, người có nhiều bạn tình.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương dự báo, năm 2024 tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới và tại Việt Nam còn diễn tiến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe người dân; trong đó, bệnh đậu mùa khỉ dự đoán tiếp tục ghi nhận ca mắc mới trên nhóm nguy cơ cao. Do đó, các đơn vị y tế cần đầu tư cho hoạt động giám sát, phát hiện kịp thời ca bệnh để đáp ứng, xây dựng kế hoạch ứng phó phù hợp. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chuỗi hoạt động tri ân người có công với cách mạng tại xã Phúc Thọ

Cầu mây Việt Nam vào chung kết thế giới sau màn hạ đẹp Thái Lan và Hàn Quốc

U23 Indonesia vượt Thái Lan sau loạt luân lưu, tái ngộ U23 Việt Nam ở chung kết U23 Đông Nam Á 2025

Trận đấu Liverpool vs AC Milan: Sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới

Nhận định Arsenal vs Newcastle: Cuộc đối đầu đầy “duyên nợ”

Manchester United vs West Ham: Màn khởi động đầu mùa giải mới của Quỷ Đỏ

Nhận định Luton vs Tottenham: Đẳng cấp chênh lệch, kịch bản khó khăn
Tin khác

Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công
Y tế 25/07/2025 17:45

Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng
Xã hội 24/07/2025 15:56

Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết
Y tế 24/07/2025 15:54

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản
Y tế 23/07/2025 13:07

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân
Y tế 22/07/2025 18:56

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão
Y tế 22/07/2025 10:57

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống
Y tế 21/07/2025 20:07

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3
Y tế 21/07/2025 18:24

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3
Y tế 21/07/2025 15:56

Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết
Y tế 21/07/2025 10:49