--> -->

TP.HCM ban hành hướng dẫn xử lý sức khỏe bệnh nhân sau mắc Covid-19

Trong thời gian chờ Bộ Y tế ban hành các Hướng dẫn chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giai đoạn "hậu Covid-19", Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng “Hướng dẫn tạm thời về xử trí các vấn đề sức khỏe sau mắc Covid-19”.
TP.HCM: Giảm tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước TP.HCM: Chính thức ngừng thi công và đề nghị kiểm toán "vào cuộc" dự án BOT đường nối cao tốc Trung Lương với Võ Văn Kiệt

Sở Y tế TP.HCM vừa ban hành “Hướng dẫn tạm thời về xử trí các vấn đề sức khỏe sau mắc Covid-19” (phiên bản 1.0) dựa trên các khuyến cáo của Bộ Y tế và các tài liệu y học có giá trị hiện có cũng như kinh nghiệm của các chuyên gia đầu ngành của các bệnh viện.

Tài liệu bao gồm các hướng dẫn về chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho cả người lớn và trẻ em khi có các dấu hiệu và triệu chứng mới hoặc liên tục từ 4 tuần trở lên sau mắc Covid-19 mà không giải thích được bằng chẩn đoán thông thường. Hướng dẫn xử trí các vấn đề sức khỏe sau mắc Covid-19 bao gồm các chuyên khoa khác nhau như: Tim mạch, Hô hấp, Tâm thần, Nhi khoa, Y học cổ truyền, Dược lâm sàng, Phục hồi chức năng, Dinh dưỡng.

TP.HCM ban hành hướng dẫn xử lý sức khỏe bệnh nhân sau mắc Covid-19
Bệnh nhân điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Dã chiến đa tầng Tân Bình (TP.HCM) khi dịch diễn biến nguy hiểm trong những tháng cao điểm năm 2021 (Ảnh minh hoạ)

Theo Sở Y tế TP.HCM, xác định đúng các vấn đề sức khỏe để kịp thời can thiệp điều trị theo một phác đồ thống nhất, không bỏ sót nhưng cũng tránh lạm dụng các chăm sóc tương ứng với những vấn đề sức khoẻ liên quan đến sau mắc Covid-19, đó chính là mục đích chính của hướng dẫn tạm thời này.

Do vậy, Sở Y tế TP.HCM đề nghị các cơ sở y tế công lập và tư nhân, từ tuyến y tế cơ sở, các phòng khám đa khoa, chuyên khoa, các bệnh viện trung tâm y tế tuyến quận, huyện cho đến các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối căn cứ vào hướng dẫn này để áp dụng thống nhất vào thực tiễn hoạt động khám chữa bệnh trong các đơn vị.

Theo số liệu trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 của Bộ Y tế, tính đến thời điểm cuối tháng 5 năm 2022 ghi nhận trên 9 triệu người đã khỏi bệnh Covid-19. Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát, bên cạnh việc tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch, công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh sau mắc Covid-19 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế.

Trước đó, Sở Y tế TP.HCM có đặt hàng Sở Khoa học và Công nghệ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ: “Các ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến sức khỏe tinh thần của người và các nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần của người dân TP.HCM”.

Sở Y tế cũng đã tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến của các chuyên gia của Trường đại học Sư phạm TP.HCM, Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện nghiên cứu phát triển thành phố, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Sở Khoa học Công nghệ về các giải pháp can thiệp và chương trình hành động trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân Thành phố giai đoạn sau Covid-19.

Ngày 18/6, dưới sự chủ trì của ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, Sở Y tế đã tổ chức Hội nghị đồng thuận về các giải pháp can thiệp triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân. Tại Hội nghị này, các chuyên gia trình bày dự thảo về tác động và các can thiệp triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân và thảo luận của các chuyên gia về tâm lý học, tâm lý lâm sàng, tâm thần học, đồng thuận về các can thiệp triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân bao gồm 6 chương trình can thiệp. Sở Y tế cho biết sẽ sớm hoàn chỉnh và trình UBND TP.HCM đề án: “Các hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần của người dân Thành phố"..

6 chương trình can thiệp để chăm sóc sức khỏe tinh thần

Thứ nhất, tăng cường thực hiện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong triển khai các chiến lược chăm sóc sức khỏe tâm thần phục hồi và thích ứng sau đại dịch.

Thứ hai, tăng cường hoạt động truyền thông, giáo dục về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho các nhóm đối tượng tiêu điểm (học sinh, sinh viên, nhóm địa bàn dân cư…).

Thứ ba, củng cố mạng lưới nhân viên y tế/ người hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần hậu Covid-19 cho người dân thành phố và thực hiện chuỗi hành động điều trị thích ứng các di chứng hậu Covid -19.

Thứ tư, hỗ trợ và thực hiện trị liệu cá nhân và nhóm gặp các rối loạn tâm thần hậu Covid-19.

Thứ năm, nâng đỡ tinh thần chuyên biệt cho nhóm người yếu thế (trẻ em mồ côi; người lang thang, cơ nhỡ).

Thứ sáu chăm sóc, phục hồi tình trạng sức khỏe tâm thần dành cho nhóm người làm việc tuyến đầu (nhân viên y tế, công an, quân đội, và tình nguyện viên).

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiền đạo Dimitar Berbatov tái ngộ fan Việt tại sự kiện “Together We Rise”

Tiền đạo Dimitar Berbatov tái ngộ fan Việt tại sự kiện “Together We Rise”

Vừa qua, tiền đạo khoác áo Manchester United - Dimitar Berbatov đã xuất hiện trong sự kiện đặc biệt mang tên "Together We Rise" tại Việt Nam, thu hút hàng trăm trái tim yêu bóng đá Việt tham dự.
SCADA “trái tim số” trong công tác vận hành lưới điện Thủ đô

SCADA “trái tim số” trong công tác vận hành lưới điện Thủ đô

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, hệ thống SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition - Giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu) đã và đang trở thành “trái tim số” không thể thiếu trong công tác vận hành lưới điện Thủ đô.
Tiếp tục thêm khách hàng trúng voucher 20 triệu đồng từ Trà Xanh không độ

Tiếp tục thêm khách hàng trúng voucher 20 triệu đồng từ Trà Xanh không độ

Chị Nguyễn Thị Kim Loan (sinh năm 1970, phường Hải Châu, Đà Nẵng) trở thành khách hàng thứ 6 trúng giải Nhì từ chương trình khuyến mãi “Không Độ, hè không stress” với phần thưởng là 1 voucher trị giá 20 triệu đồng.
Giải pháp triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính

Giải pháp triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 24/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội đồng thẩm định độc lập dự thảo Nghị quyết về giải pháp tiếp tục triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính trong thời gian chưa ban hành Luật Quy hoạch (sửa đổi).
Chuyển đổi số - cầu nối “sống còn” giữa hai cấp chính quyền địa phương

Chuyển đổi số - cầu nối “sống còn” giữa hai cấp chính quyền địa phương

Sau hơn 3 tuần vận hành, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá hoạt động trơn tru, thông suốt, bước đầu có kết quả tích cực. Tuy nhiên với khối lượng công việc lớn, việc ứng dụng chuyển đổi số chính là cầu nối “sống còn”, nền tảng kiến tạo mô hình chính quyền mới - minh bạch, linh hoạt, gần dân và vì dân.
HĐND phường Ô Chợ Dừa thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

HĐND phường Ô Chợ Dừa thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

Ngày 24/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) phường Ô Chợ Dừa khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ hai để xem xét nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Người lao động phấn khởi gia nhập tổ chức Công đoàn

Người lao động phấn khởi gia nhập tổ chức Công đoàn

Chiều 24/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu FANI. Hoạt động thiết thực này diễn ra trong không khí chào mừng kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam và trong niềm vui mừng, phấn khởi của toàn thể người lao động Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu FANI.

Tin khác

Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Phường Bồ Đề khám sức khỏe, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban nhân dân (UBND) phường Bồ Đề đã chỉ đạo Trạm Y tế phường tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng chính sách.
Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết

Hà Nội: 126 xã, phường cần lập danh sách, bản đồ các khu vực nguy cơ sốt xuất huyết

Sáng 24/7, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người trên địa bàn Thành phố đã chủ trì họp giao ban công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, yêu cầu làm rõ quy trình, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch, không để bùng phát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.
Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

Các bác sĩ Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp viêm não Nhật Bản nặng ở nam sinh 17 tuổi, với tổn thương sâu trong mô não và di chứng thần kinh nghiêm trọng, dù đã trải qua hơn một tháng điều trị tích cực.
Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, trong đó đáng chú ý là việc bãi bỏ rào cản địa giới hành chính trong khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Chính sách này không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân mà còn góp phần thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo động lực để toàn ngành Y tế phát triển đồng bộ, công bằng và hiệu quả hơn.
Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão

Mưa bão, ngập lụt không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Môi trường ô nhiễm sau mưa bão là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh bùng phát, đe dọa đời sống người dân. Nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng, tránh các bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi với bác sĩ chuyên khoa II Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội.
Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân trong mọi tình huống

Để chủ động ứng phó ảnh hưởng của bão số 3, các đơn vị y tế trên địa bàn Hà Nội đã chủ động xây dựng các phương án, điều kiện tốt nhất đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân trong mọi tình huống.
Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24h ứng phó bão số 3

Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó cơn bão số 3, bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 26 ca sốt xuất huyết

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 11/7 đến ngày 17/7), thành phố Hà Nội ghi nhận 26 ca mắc sốt xuất huyết tại 19/126 phường, xã; 0 ca tử vong; giảm 8 ca so với tuần trước.
Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng nhân lực, thuốc, vật tư nhằm ứng phó với bão số 3

Bộ Y tế yêu cầu sẵn sàng nhân lực, thuốc, vật tư nhằm ứng phó với bão số 3

Bộ Y tế vừa ban hành Công điện 981/CĐ-BYT về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3.
Xem thêm
Phiên bản di động