-->

TP. Hồ Chí Minh: Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 98 của Quốc hội

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang chuẩn bị mọi nguồn lực để sớm đưa Nghị quyết 98 của Quốc hội đi vào thực tiễn cuộc sống.
Khai mạc Kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân TP.Hồ Chí Minh khóa X TP.HCM: Bố trí nguồn vốn để thực hiện hiệu quả đề án xây dựng các huyện thành quận Thông qua 65 nghị quyết quan trọng để tạo đột phá cho TP.HCM

Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH13 ngày 24/6/2023 của Quốc hội (Nghị quyết 98) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM với mục tiêu thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả các cơ chế chính sách đặc thù, khơi thông các nguồn lực kinh tế, tháo gỡ các điểm nghẽn về quy định pháp luật, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy Thành phố phát triển nhanh, bền vững.

Thực hiện trách nhiệm của UBND Thành phố được giao tại khoản 4 Điều 11 Nghị quyết 98; thực hiện có hiệu quả các nội dung phân cấp, phân quyền của HĐND và UBND Thành phố; bảo đảm công tác kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Chính phủ, HĐND các cấp của Thành phố và các cơ chế kiểm soát quyền lực, thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình. Nâng cao hiệu quả phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố với tinh thần: “TP.HCM vì cả nước, cả nước vì TP.HCM”.

Để thực hiện các mục tiêu này, Thành phố đưa ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ. Trong đó Thành phố xác định việc phát huy vai trò động lực, dẫn dắt của đầu tư công; khơi thông nguồn vốn từ khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài, các nhà tài trợ và tổ chức tài chính quốc tế. Thực hiện có hiệu quả hợp tác công tư trong huy động nguồn vốn xã hội và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng công nghiệp, dịch vụ. Khuyến khích xã hội hóa thực hiện các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình, thiết chế văn hóa và thể thao trên địa bàn Thành phố, đáp ứng yêu cầu, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Thực hiện thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD). Áp dụng loại hợp đồng BOT đối với dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu và loại hợp đồng BT thực hiện đúng quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, Nhà nước, hiệu quả kinh tế - xã hội, không gây thất thoát, lãng phí, hạn chế khiếu kiện.

TP. Hồ Chí Minh: Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 98 của Quốc hội
Nghị quyết 98 của Quốc hội sẽ gỡ rối và tạo động lực tăng trưởng mới cho TP.HCM. Trong ảnh: TP.HCM rực rỡ về đêm. Ảnh: Chinhphu.vn.

Về nhóm giải pháp tài chính, thu ngân sách, Thành phố xây dựng chính sách phí, lệ phí nhằm ban hành các loại phí, lệ phí mới hoặc thay đổi mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã có theo thẩm quyền, phù hợp với khả năng và yêu cầu phát triển của Thành phố, bảo đảm sự thống nhất của thị trường, không cản trở lưu thông hàng hóa, dịch vụ. Sử dụng hiệu quả ngân sách Thành phố để thực hiện dự án, công trình giao thông đường bộ có tính chất vùng, liên vùng, các dự án quốc lộ, cao tốc đi qua địa bàn Thành phố; hỗ trợ địa phương khác trong nước, hỗ trợ địa phương tại một số quốc gia khác trong trường hợp cần thiết.

Công ty đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) được bố trí vốn đầu tư công từ ngân sách Thành phố để hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được HFIC cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố.

Về quản lý quy hoạch, đô thị và tài nguyên, môi trường, Thành phố sẽ thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500 ha phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định; phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật theo trình tự, thủ tục quy định, đối với các trường hợp như tăng chỉ tiêu đất hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; giảm mật độ xây dựng; tăng chỉ tiêu diện tích sàn ở bình quân đầu người.

Thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phù hợp yêu cầu, điều kiện phê duyệt quy hoạch, bố trí quỹ đất nhà ở xã hội trong phạm vi dự án nhà ở thương mại hoặc phê duyệt quy hoạch, bố trí quỹ đất nhà ở xã hội ở vị trí khác ngoài phạm vi dự án nhà ở thương mại. Thực hiện hiệu quả việc sử dụng quỹ đất do Nhà nước quản lý thuộc trường hợp sắp xếp lại, xử lý tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT.

Trong lĩnh vực quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, Thành phố sẽ tăng cường hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên của Thành phố như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập cá nhân, được thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới trong phạm vi khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, trung tâm đổi mới sáng tạo…

Đối với tổ chức bộ máy, TP.HCM sẽ thành lập Sở An toàn thực phẩm là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố; kiện toàn tổ chức bộ máy của UBND huyện thuộc Thành phố có không quá 3 Phó Chủ tịch; HĐND thành phố Thủ Đức không quá 2 Phó Chủ tịch, UBND thành phố Thủ Đức không quá 4 Phó Chủ tịch…

Trong khi đó, đối với việc tổ chức bộ máy thành phố Thủ Đức, TP.HCM sẽ xem xét, quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Thanh tra xây dựng và Trung tâm Phát triển quỹ đất trực thuộc UBND thành phố Thủ Đức; xây dựng Đề án thành lập Ban Đô thị thuộc HĐND thành phố Thủ Đức. Phát triển thành phố Thủ Đức trở thành cực tăng trưởng mới, là đô thị sáng tạo, tương tác cao, hạt nhân thúc đẩy kinh tế - xã hội của Thành phố.

Gỡ rối và tạo động lực tăng trưởng mới cho TP.HCM

Vào ngày 13/7/2023, tại buổi họp thông tin, triển khai Nghị quyết số 98 cho lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương tại Thành phố, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết: Nghị quyết 98 quy định 44 cơ chế chính sách với 7 lĩnh vực. Trong đó có 7 cơ chế kế thừa từ Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội; 4 cơ chế đã ban hành cho các địa phương khác; 6 cơ chế được đưa vào các dự án luật đang trình Quốc hội; 27 cơ chế, chính sách chỉ riêng TP.HCM được áp dụng.

Những cơ chế đặc thù, vượt trội được Quốc hội thông qua trong Nghị quyết số 98 sẽ tạo điều kiện cho TP.HCM khơi thông nguồn lực, tạo đà phát triển, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của mình để tương xứng với vị trí đầu tàu về kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam bộ và cả nước; không chỉ gỡ rối những vướng mắc hiện nay Thành phố đang gặp phải mà còn kiến tạo những động lực mới cho sự phát triển của Thành phố trong thời gian tới.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản số 1564/UBND-NC về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.
Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Công ty CP Xe điện Hà Nội vừa tổ chức khai trương tuyến buýt điện số 34 (Bến xe Mỹ Đình - Gia Lâm). Như vậy, Hà Nội chính thức có thêm một tuyến xe buýt điện mới.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Tiếp tục chuỗi chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, ngày 19/4, chương trình thứ tư đã được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) thu hút hơn 2.000 học sinh Hà Nội được đối thoại, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trước mùa tuyển sinh đại học năm 2025.
200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.

Tin khác

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 19/4, tại điểm cầu chính nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Theo Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài, Hà Nội có 526 xã, phường, thị trấn, tới đây có thể 3-4 xã, phường, thị trấn sẽ thành một đơn vị; cán bộ quận, huyện, thị xã sẽ về cấp xã tham gia hệ thống chính trị... Thành phố sẽ thực hiện trên tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, rất khẩn trương, nhưng phải ổn định và trật tự; đồng thời không để gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc.
Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy rất lớn, nên chưa đề xuất năm 2026 có điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng có liên quan hay không.
UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, Nghị quyết được xây dựng nhằm thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.
Xem thêm
Phiên bản di động