--> -->

Tôn vinh những đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với nền văn học, nghệ thuật

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn hóa, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi, chiều 12/12, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương - Thành ủy Hà Nội - Báo Nhân dân phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay”.
Tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội, Bộ Quốc phòng Thống nhất hành động để thực hiện đúng, trúng, thiết thực, hiệu quả Quyết tâm cao nhất thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025

Dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội; Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Các đại biểu Trung ương và Thành phố dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Phát biểu khai mạc và báo cáo đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khẳng định: Hội thảo nhằm nhìn nhận, đánh giá và tôn vinh những đóng góp to lớn của nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà lý luận, phê bình và nhà lãnh đạo văn nghệ Nguyễn Đình Thi đối với văn hóa và văn học, nghệ thuật nước nhà. Đây không chỉ là dịp để nhắc lại vai trò quan trọng của ông trong sự phát triển của nền văn học, nghệ thuật cách mạng, mà còn là cơ hội để chúng ta cùng suy ngẫm về giá trị bền vững và ý nghĩa của di sản ấy trong thời đại ngày nay.

Theo PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, kết quả của Hội thảo là cơ sở để Ban Tổ chức xây dựng các luận cứ khoa học tư vấn giúp Đảng và Nhà nước xây dựng những chủ trương, chính sách và có những biện pháp phù hợp trong việc ghi nhận, tôn vinh con người và những cống hiến lớn lao của Nguyễn Đình Thi nói riêng, và các văn nghệ sĩ nói chung; giữ gìn và phát huy giá trị của những tác phẩm văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: Với tài năng sáng tạo xuất sắc, với tình cảm yêu nước thiết tha và tư tưởng cách mạng vững vàng, Nguyễn Đình Thi để lại cho chúng ta một di sản văn hóa, văn nghệ to lớn, phong phú, có sức sống lâu bền. Cuộc đời hoạt động cách mạng và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi là tấm gương trong sáng và cao đẹp cho các thế hệ văn nghệ sĩ hôm nay và mai sau. Đó là tấm gương của một nghệ sĩ xông xáo, lăn lộn trong hiện thực đấu tranh cách mạng, nguyện tận hiến tài năng, tâm huyết của mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và sự nghiệp vẻ vang của Đảng.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo Hội thảo
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thông qua Hội thảo hôm nay, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa mong rằng, đội ngũ văn nghệ sĩ sẽ không ngừng được học hỏi, đúc rút những bài học quý báu từ các thế hệ đi trước để tiếp tục dấn thân, vững vàng và không ngừng phát triển trên hành trình sáng tạo.

Từ cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Thi có thể rút ra bài học lớn đối với hoạt động sáng tạo nghệ thuật, đó là: Chỉ khi nào nghệ sĩ gắn bó máu thịt với quê hương, đất nước; sáng tạo dưới ánh sáng của lý tưởng cao đẹp; hướng tới mục tiêu cao cả là phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc thì tác phẩm của họ mới thật sự có giá trị cao, có sức lan tỏa sâu rộng và bền vững trong lòng công chúng.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các nhà khoa học, văn nghệ sĩ và các cơ quan liên quan tiếp tục tập trung nghiên cứu, khẳng định, tôn vinh những đóng góp quan trọng của Nguyễn Đình Thi đối với nền văn học, nghệ thuật nước nhà, đẩy mạnh công tác lưu trữ và quảng bá, tuyên truyền rộng rãi những tác phẩm của Nguyễn Đình Thi đến với đông đảo công chúng trong và ngoài nước, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phát biểu khai mạc và đề dẫn Hội thảo
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ phát biểu khai mạc và đề dẫn Hội thảo.

Đồng thời, đề nghị cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tiếp tục quán triệt nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa về vị trí, vai trò của văn hóa, văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; luôn cổ vũ, khích lệ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật, làm tốt hơn nữa công tác chính trị, tư tưởng đối với các văn nghệ sĩ để anh chị em nhận thức sâu sắc hơn nữa về sứ mệnh vẻ vang của mình đối với Tổ quốc, với nhân dân, đoàn kết đóng góp tài năng, trí tuệ vào sự nghiệp phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật cao quý của nước nhà.

Phấn đấu sáng tạo nhiều hơn nữa những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, đồng cảm sâu sắc với cuộc sống của nhân dân, đồng hành với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Phát biểu chào mừng Hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết: Với chiều dài lịch sử, bề dày ngàn năm văn hiến, Hà Nội luôn nhận thức sâu sắc vấn đề phát triển văn hóa vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài; lĩnh vực văn hóa là trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu chào mừng
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu chào mừng.

Hà Nội tự hào là nơi tập trung nhân tài, trí tuệ tinh hoa của cả nước, là cái nôi ươm mầm và nuôi dưỡng tâm hồn cho lớp lớp thế hệ các nhà văn hóa, văn nghệ sĩ trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc và sự phát triển của Thủ đô. Mảnh đất này cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho lớp lớp các thế hệ văn nghệ sỹ, để từ đây, nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng nghệ thuật cao được ra đời và làm nên di sản văn hóa phong phú, đồ sộ cho nền văn học, nghệ thuật của Thủ đô, góp phần quan trọng trong việc bồi đắp tâm hồn, tình cảm, hình thành nhân cách, phẩm chất Người Hà Nội hào hoa, thanh lịch.

Hà Nội trân trọng những đóng góp to lớn của các nhà văn hóa, các văn nghệ sĩ, trong đó, có nhà văn Nguyễn Đình Thi và những đóng góp của ông đối với Hà Nội. Tình yêu ông dành cho Hà Nội là tình yêu tha thiết, say mê mãnh liệt; Hà Nội luôn trong trái tim ông và hiện hữu trong mỗi ý thơ, ca từ, âm hưởng vang lên trong từng ca khúc như "Diệt phát xít", "Người Hà Nội".

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Hội thảo là dịp để các đại biểu trao đổi, tiếp tục khẳng định những đóng góp to lớn, những tư tưởng nghệ thuật, những giá trị tinh thần mà Nguyễn Đình Thi để lại trong mỗi tác phẩm. Đồng thời, khẳng định những đóng góp quan trọng của ông trong sự nghiệp xây dựng nền văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung và nền văn học, nghệ thuật Thủ đô nói riêng.

Quang cảnh Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo.

Đây cũng là dịp để Đảng bộ thành phố Hà Nội có cơ hội trao đổi, thảo luận giới thiệu với các đại biểu Trung ương, các tỉnh, thành ủy bạn, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia hàng đầu trong nước trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ về mảnh đất, con người Thủ đô với truyền thống lịch sử và hiện tại cũng như nền văn học, nghệ thuật của Thủ đô. Qua đó, giúp giới thiệu, quảng bá hình ảnh của Thủ đô đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Nhà văn hóa, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi, sinh ngày 20/12/1924, tại Luang Prabang (Lào). Quê quán: Làng Vũ Thạch, huyện Thọ Xương, Hà Nội. Đến năm 1931, Nguyễn Đình Thi cùng bố mẹ về nước, học ở Hà Nội, Hải Phòng.

Từ nhỏ, Nguyễn Đình Thi đã nổi tiếng thông minh, học rất giỏi. Đang là sinh viên, nhưng ông đã nghiên cứu, viết sách về các trường phái triết học phương Tây và bí mật tìm đọc, nghiên cứu triết học Mác, tham gia hoạt động Việt Minh từ năm 17 tuổi.

Với lòng yêu nước thiết tha và lí tưởng sống cao đẹp, Nguyễn Đình Thi tích cực tham gia Hội Văn hoá cứu quốc từ năm 1943, trực tiếp phụ trách Báo Độc lập. Tháng 7/1945, Nguyễn Đình Thi được cử tham dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào và được bầu vào Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nguyễn Đình Thi được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I, Khóa II, Khóa III.

Nguyễn Đình Thi là nhà lãnh đạo văn hóa, văn nghệ xuất sắc, đầy tài năng và tâm huyết. Tháng 9/1945, ông được cử làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc. Từ đó đến lúc trút hơi thở cuối cùng, ông liên tục đảm nhận trọng trách lãnh đạo các cơ quan văn hóa văn nghệ: Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc (1945 - 1948), Ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam (1948 - 1956), Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam (1956 - 1958), Tổng Thư ký Hội Nhà văn (1958 - 1995), Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1995 - 2003). Suốt 57 năm, với tài năng, bản lĩnh và uy tín của mình, Nguyễn Đình Thi có những cống hiến to lớn vào sự nghiệp xây dựng phát triển nền văn hóa, nghệ thuật nước nhà.

Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ tài năng trên nhiều lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch sân khấu, tiểu luận phê bình, nghiên cứu triết học... ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp to lớn, mang tính kế thừa tinh hoa văn hóa, văn nghệ dân tộc, đồng thời khai phá, cách tân theo hướng khoa học, hiện đại.

Mặc dù trong suốt cuộc đời, chỉ sáng tác 6 ca khúc nhưng Nguyễn Đình Thi vẫn được tôn vinh là một trong những người mở đường cho nền âm nhạc cách mạng. Hai ca khúc Diệt phát xít (1945) và Người Hà Nội (1947) được đánh giá là những kiệt tác âm nhạc hàng đầu Việt Nam thế kỷ XX.

Do tài năng và cống hiến xuất sắc cho nền văn nghệ nước nhà trên cả lĩnh vực lãnh đạo và sáng tác, Nguyễn Đình Thi đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về văn học - nghệ thuật và nhiều huân chương, huy chương, danh hiệu cao quý khác.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Công an phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội đã kịp thời giải cứu một nữ sinh viên đại học thoát khỏi bẫy lừa đảo "bắt cóc online" tinh vi. Các đối tượng "ép" nạn nhân tự dàn cảnh thương tích, giả bị bắt cóc để tống tiền gia đình 370 triệu đồng.
Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô với mục tiêu tạo ra một Thủ đô bền vững, trong đó không chỉ có trách nhiệm tạo ra một môi trường sống tốt mà còn có một nền kinh tế sôi động và một xã hội thân thiện và hội nhập.
MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.

Tin khác

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo phản ánh khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật qua thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất phương án xử lý.
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Theo TTXVN, chiều nay (15/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động