-->

Tôn vinh áo dài nam truyền thống

Lâu nay, nói đến áo dài của người Việt, nhiều người chỉ nghĩ đến áo dài nữ mà chưa biết nhiều đến áo dài nam. Trước thực trạng đó, hưởng ứng Ngày di sản Việt Nam (23/11), Ban quản lý phố cổ Hà Nội đã tổ chức toạ đàm “Áo dài nam truyền thống và tính ứng dụng trong đời sống đương đại”. Hầu hết các ý kiến tại toạ đàm đều thống nhất đề xuất Nhà nước nên công nhận áo dài nam truyền thống là quốc phục cùng áo dài nữ. 
ton vinh ao dai nam truyen thong Hoa khôi Lê Nhã Băng quyến rũ trong mẫu áo dài đỏ rực
ton vinh ao dai nam truyen thong NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam mang nón lá dát vàng quảng bá tại Úc
ton vinh ao dai nam truyen thong Đấu giá áo dài dát vàng gây quỹ ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung

Áo dài nam đang dần bị biến mất

Tại buổi tọa đàm, các khách mời và chuyên gia đã có những chia sẻ hết sức thẳng thắn về hiện trạng chiếc áo dài nam Việt Nam cũng như nguy cơ, thách thức của nó trong đời sống hội nhập. Theo nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo, người vừa vinh dự nhận được giải thưởng “Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội”, chiếc áo dài nam Việt Nam đã có từ rất lâu từ thời kỳ phong kiến trước khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta.

Chiếc áo dài luôn là một trang phục thông dụng cho đời sống hàng ngày cũng như các nghi thức, nghi lễ ở các mức độ, tầng lớp khác nhau nó luôn mang những nét đẹp truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, khi người phương Tây sang nước ta, nền văn hóa Việt Nam cũng phần nào bị lai hóa. Áo dài nam bị lấn áp bởi sơ mi, giày da, những bộ vest nên phần nào bị mai một và cách tân nhiều theo thời gian.

“Đến sau giải phóng Thủ đô, hình như hãn hữu lắm mới thấy trên đường phố còn người mặc áo the, khăn xếp. Rồi chiến tranh nên trang phục của chúng ta phải đơn giản hoá tối đa. Áo dài nam gần như bị triệt tiêu, chỉ còn sót lại rất ít trong những cuộc biểu diễn...” - Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo nhớ lại.

ton vinh ao dai nam truyen thong
Áo dài nam được thiết kế tinh giản nhưng thể hiện được truyền thống văn hóa của người Việt. (Ảnh: BTC)

Đứng trước ngưỡng cửa của xu thế toàn cầu hóa, những giá trị truyền thống như tà áo dài nam Việt Nam đang dần bị biến mất, thay vào đó là những bộ cánh bóng bẩy, hiện đại. Bên cạnh đó, đáng tiếc và đáng buồn hiện nay là nhiều nam giới lại thấy xấu hổ khi đứng trước áo dài và không dám mặc áo dài khi ra ngoài đường.

Ông Nguyễn Đức Bình – Chủ nhiệm nhóm Đình làng Việt cho biết: “Nam giới bây giờ có nhiều người khi mặc tà áo dài đa phần đều cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ. Chúng ta nên cảm thấy tự hào vì đất nước có bộ trang phục truyền thống đẹp như vậy. Chúng ta phải thực sự coi đây là một di sản cần phải được gìn giữ, thấy được những tinh hoa có trong tà áo dài nam của người Việt. Và đặc biệt không nên gán ghép nó với những điều xấu, những vấn đề không tốt để dần dần có một cái nhìn tốt đẹp hơn với tà áo dài truyền thống. Có như vậy mới có thể có khả năng khôi phục được những nét đẹp truyền thống trong tà áo dài nam Việt Nam”.

Bên cạnh việc xem nhẹ, việc biến tấu hay cách tân quá đà những chiếc áo dài nam cũng đã vô tình làm mất đi những nét đẹp truyền thống. Những chi tiết, hoa văn, màu sắc trang trí đã và đang làm rối mắt của người nhìn dù chỉ để thỏa mãn tính thời trang. Ông Nguyễn Đức Bình khẳng định, áo dài nam có sự tinh giản tối đa. “Cái tinh hoa của đàn ông Việt đều nằm trong tà áo dài, cả về dáng vẻ và màu sắc. Như chúng ta thấy ngày xưa, để thể hiện tính cách của người đàn ông luôn khoan thai, chững chạc, đứng đắn, áo dài nam dùng các màu sắc không quá sặc sỡ, ngược lại rất giản dị” – Ông Nguyễn Đức Bình cho hay.

Cần được công nhận là Quốc phục

Hầu hết các ý kiến tại toạ đàm đều thống nhất đề xuất Nhà nước nên công nhận áo dài nam truyền thống là quốc phục cùng áo dài nữ. Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo cho rằng những dịp lễ hội, ngày tết, cưới hỏi... là những dịp rất tốt để mặc áo dài, giúp lan toả thói quen dùng trang phục truyền thống này. Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo cũng đề xuất, trong những sự kiện mang tính tâm linh của đất nước như dâng hương các vua Hùng ngày 10/3 âm lịch, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước nên mặc trang phục áo dài nam truyền thống. “Tuy nhiên, không nên áp đặt một cách khiên cưỡng áo dài nam phải như ngày xưa. Hơn nữa áo dài cũng khó phù hợp với nam giới trong công việc, cuộc sống thường ngày” – nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo cho hay.

Trong khi áo dài nữ song hành cùng lịch sử và giữ vị trí quan trọng trong đời sống thì áo dài nam chưa được quan tâm đúng mực.

Hoa sĩ Nguyễn Đức Mạnh cho rằng, chiếc áo dài nam vốn là biểu tượng cho văn hóa truyền thống Việt, thể hiện sự độc lập tự cường và nét đẹp của cả một đất nước, một dân tộc qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nó xứng đáng là quốc phục của người Việt. Họa sĩ Nguyễn Đức Mạnh đề xuất, cần phải có những cuộc vận động từ các nhà thiết kế, hoạ sĩ, nhà làm phim... quan tâm để áo dài nam có thể tương xứng với áo dài nữ trong các sự kiện quan trọng của đất nước cũng như đối ngoại quốc tế.

Trước những làn sóng của thời cuộc, con người càng cần phải gìn giữ hơn nữa nhưng giá trị văn hóa truyền thống của nhân loại, bên cạnh việc tiếp thu có chọn lọc những nét đẹp của nền văn hóa hiện đại, không nên quá dễ dãi và tùy tiện trong việc sáng tạo, biến tấu để làm mất đi những vẻ đẹp tinh hoa của truyền thống văn hóa của người Việt. Có mặt tại tọa đàm, ông Phạm Sanh Châu – Thư ký Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cũng chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng, tình yêu đối với văn hóa truyền thống, với nét đẹp của dân tộc là một tình yêu rất mãnh liệt, nó có thể nhạt nhòa lúc này hoặc lúc khác nhưng nó vẫn luôn là một dòng chảy rất mạnh trong dòng máu của mỗi người Việt. Tôi hy vọng rằng, càng ở những thế hệ về sau, tinh thần yêu văn hóa đó càng được rộng lớn hơn”.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông Tây Hồ

Gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông Tây Hồ

(LĐTĐ) Ngày 3/2, quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông (THPT) Tây Hồ. Đây là công trình được lựa chọn gắn biển chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Giải cứu 7 người mắc kẹt trong vụ cháy nhà trọ tại quận Cầu Giấy

Giải cứu 7 người mắc kẹt trong vụ cháy nhà trọ tại quận Cầu Giấy

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ số 5, ngách 9, ngõ 105 phố Doãn Kế Thiện, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) đã kịp thời giải cứu an toàn 7 người và đưa xuống nơi an toàn.
Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025.
Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương

Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương

(LĐTĐ) Sáng nay 3/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), hàng nghìn khách thập phương vượt giá rét, mưa phùn đổ về dự Lễ khai hội chùa Hương 2025. Ngày khai hội rơi vào ngày thường cũng là ngày đầu tiên đi làm, vì vậy lượng khách đến chùa Hương cao nhưng không gây ùn ứ, tắc nghẽn ở bến đò hay cáp treo.
Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Sáng 3/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương (Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương, Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ Quốc hội và Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương); về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 3 cơ quan Đảng ở Trung ương (Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương).
Công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đón Tết đủ đầy, an toàn, đầm ấm

Công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đón Tết đủ đầy, an toàn, đầm ấm

(LĐTĐ) Với phương châm “Đảm bảo cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đều có Tết”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm đã triển khai nhiều hoạt động chăm lo thiết thực cho đoàn viên, người lao động. Kết quả đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quận đã đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đủ đầy, ấm áp, hạnh phúc.
Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025

Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025 chính thức khai hội với các hoạt động dâng hương, lễ rước. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cùng đại diện các sở, ngành thành phố đã đến dự và dâng hương.

Tin khác

Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025.
Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương

Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương

(LĐTĐ) Sáng nay 3/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), hàng nghìn khách thập phương vượt giá rét, mưa phùn đổ về dự Lễ khai hội chùa Hương 2025. Ngày khai hội rơi vào ngày thường cũng là ngày đầu tiên đi làm, vì vậy lượng khách đến chùa Hương cao nhưng không gây ùn ứ, tắc nghẽn ở bến đò hay cáp treo.
Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025

Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025 chính thức khai hội với các hoạt động dâng hương, lễ rước. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cùng đại diện các sở, ngành thành phố đã đến dự và dâng hương.
Phủ Tây Hồ mỗi ngày đón hàng nghìn người đi lễ đầu năm

Phủ Tây Hồ mỗi ngày đón hàng nghìn người đi lễ đầu năm

(LĐTĐ) Trong những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, đông đảo người dân đã đổ về Phủ Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, đi lễ đầu năm để cầu mong gia đình hạnh phúc, bình an, nhiều sức khỏe, công danh thành đạt.
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn

Năm 2024 đã chứng kiến sự thăng hoa đặc biệt của ngành Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam với những thành tựu vượt trội trên nhiều phương diện. Trong đó, ở khía cạnh sân khấu truyền thống, giải trí đại chúng, hay các hoạt động từ trong nước đến quốc tế, tất cả đều ghi nhận những dấu ấn đáng tự hào.
Đầu xuân trẩy hội đền Đô

Đầu xuân trẩy hội đền Đô

(LĐTĐ) Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, du khách từ muôn nơi lại náo nức du xuân trẩy hội đền Đô - ngôi đền linh thiêng cổ kính nổi tiếng ở Bắc Ninh. Đền thờ 8 vị vua nhà Lý với những kiến trúc độc đáo mang đậm nét văn hóa người Việt.
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm

(LĐTĐ) Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hàng vạn du khách thập phương lại nô nức hành hương về đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) để cầu bình an, tài lộc và một năm mới thuận buồm xuôi gió. Được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng nhất xứ Nghệ, nơi đây không chỉ mang giá trị tâm linh sâu sắc mà còn sở hữu kiến trúc đồ sộ, phong cảnh hữu tình, thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước.
Xem thêm
Phiên bản di động