-->

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Tu bổ, tôn tạo di tích hồ Thiền Quang: Tiếp tục xin ý kiến đồng thuận của nhân dân Tu bổ, tôn tạo đền Trấn Vũ nhằm phát huy giá trị Di tích Quốc gia Khởi công công trình nâng cấp, tôn tạo di tích Bộ Quốc gia Giáo dục

Ngôi đình lịch sử cách mạng

Đình làng Đại Áng được xây dựng từ lâu đời, có bề dày lịch sử, lưu giữ một khối lượng lớn những di vật phong phú về loại hình, đa dạng về chất liệu và nhiều về số lượng. Đình nhìn hướng Nam, kiến trúc theo kiểu “nội công - ngoại quốc”, gồm nhà Tiền tế, hai giải vũ bao quanh khu hậu cung. Đình thờ thành hoàng làng là Bố cái Đại vương Phùng Hưng.

Quy mô và kiến trúc đình hiện nay được bảo lưu qua hai lần sửa chữa lớn vào đời Tự Đức (tháng 12 năm 1858) và đầu năm 1870. Ngôi Đình không chỉ là nơi tế tự, sinh hoạt tín ngưỡng mà còn là nơi sinh hoạt, hội họp của nhân dân trong làng.

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.

Trong chiến dịch Quang Trung đại phá quân Thanh giải phóng kinh thành Thăng Long 1789 tại đình, chùa Đại Áng là nơi tập kết của nghĩa quân Tây Sơn tiến vào giải phóng kinh thành Thăng Long; trong những năm kháng chiến chống Pháp, Đình là nơi hoạt động của các đội du kích, hòa bình lập lại Đình là nơi hội họp, sinh hoạt cộng đồng của nhân dân trong thôn.

Năm 1991 Đình Đại Áng đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp Bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Đây là công trình không chỉ có giá trị về mặt lịch sử văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật, mà còn là di tích cách mạng, gắn liền với hai cuộc kháng chiến trong thế kỷ XX của dân tộc, là nơi thể hiện sự tri ân đối với các thế hệ đi trước, nơi giáo dục truyền thống yêu nước.

Tổng thể đình Đại Áng gồm nhiều hạng mục, bố cục liên hoàn, khép kín. Phía ngoài Nghi môn, ngay sát bờ hồ là một Bình phong có kiểu dáng là sự kết hợp giữa hình thức tứ trụ và cuốn thư; những đoạn tường nối trụ biểu được đắp vẽ các hình tứ linh, mai điểu, tùng hạc; phía trên phần cuốn thư đắp đôi rồng chầu mặt trời. Nghi môn mở ba lối vào, lối đi giữa rộng nhất, được tạo giữa hai trụ biểu lớn, đỉnh trụ đắp tứ phượng dạng lá lật, thân trụ đắp các đôi câu đối chữ Hán. Hai lối đi hai bên là dạng cổng cuốn vòm, phía trên đắp mái giả kiểu chồng diêm.

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Lãnh đạo huyện Thanh Trì chúc mừng xã Đại Áng nhân dịp Lễ khởi công Dự án Tu bổ, tôn tạo đình Đại Áng.

Đình Đại Áng gồm bốn dãy nhà chạy song song nhau: Đại bái, Phương đình, Trung cung và Hậu cung. Đăng đối hai bên Phương đình và nằm phía sau Đại bái là hai dãy Tả mạc và Hữu mạc, mỗi dãy gồm ba gian, kiến trúc giống nhau, kiểu vì chồng rường kết hợp kẻ chuyền đơn giản. Tòa Đại bái năm gian, bao che hai bên hồi kiểu tường hồi bít tốc, phía trước mở cửa bức bàn trên hàng cột quân. Bộ khung kiến trúc Đại bái kiểu bốn hàng chân (hai hàng cột cái và hai hàng cột quân). Cả sáu bộ vì nóc Đại bái đều kết cấu kiểu giá chiêng - chồng rường.

Tôn tạo, tu bổ để bảo tồn di sản

Trải qua những biến đổi thăng trầm của lịch sử dân tộc, của thời gian, trước sự tác động của thiên nhiên và xã hội, mặc dù đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, song hiện nay đình Đại Áng đã bị xuống cấp, nhiều hạng mục đã hư hỏng, trong đó có Nhà Hữu vu của đình bị sập năm 2023 làm ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt tín ngưỡng và hành lễ của nhân dân.

Ông Phạm Bình Phúc - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì cho biết, nhằm kịp thời tu bổ, tôn tạo các hạng mục bị hư hỏng, xuống cấp, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của di tích, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tín ngưỡng cho nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì đã phê duyệt Dự án đầu tư tại Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 26/01/2024. Dự án đã được Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận thiết kế bản vẽ thi công.

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Các cụ cao niên thôn Đại Áng tham dự Lễ khởi công.

Với tổng mức đầu tư 14,992 tỷ đồng, bằng nguồn vốn của Thành phố, huyện Thanh Trì và nguồn đóng góp xã hội hóa, quy mô đầu tư xây dựng đồng bộ tổng thể di tích. Hạng mục Tu bổ, tôn tạo bao gồm: Tiền tế, phương đình, hậu cung, tả mạc, hữu mạc theo phương án tu bổ, tôn tạo được cấp có thẩm quyền về chuyên ngành văn hóa thẩm định, chấp thuận.

Thời gian hoàn thành công trình vào tháng 6 năm 2025 (235 ngày kể từ ngày khởi công). Đây chính là việc làm tri ân thiết thực nhất đối với các vị tiền bối, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và là điểm đến du lịch tâm linh trong địa bàn xã Đại Áng.

Để Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích đình Đại Áng được triển khai xây dựng đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ công trình, Bí thư Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Tiến Cường đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và nhà thầu thi công phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa và Thể thao, các phòng, ban chuyên môn của huyện, Ủy ban nhân dân xã Đại Áng cùng đơn vị tư vấn triển khai dự án đúng quy định, đảm bảo các yếu tố: bảo tồn toàn bộ các hạng mục công trình kiến trúc của di tích, tiến hành tu bổ các hạng mục công trình theo hướng giữ nguyên hiện trạng các yếu tố gốc, loại bỏ các thành phần bổ sung mới không phù hợp với di tích; tôn tạo, phục hồi các hạng mục của di tích đã bị hư hỏng.

Bí thư Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Tiến Cường khẳng định: Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Đại Áng - Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện gìn giữ, duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử, văn hóa, qua đó đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương.

Đồng thời công tác tu bổ cũng là niềm tự hào, trách nhiệm lớn của Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương trong việc duy trì những giá trị văn hóa, lịch sử quý báu từ ngàn xưa để lại đến các thế hệ con cháu.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Xem thêm
Phiên bản di động