-->

Tu bổ, tôn tạo đền Trấn Vũ nhằm phát huy giá trị Di tích Quốc gia

Nhằm phát huy giá trị Bảo vật quốc gia tượng Huyền Thiên Trấn Vũ và di sản thế giới Kéo co ngồi; mới đây, Hội thảo khoa học “Về giá trị văn hóa - lịch sử cụm di tích đền Trấn Vũ - chùa Cự Linh” diễn ra tại Di tích quốc gia đền Trấn Vũ thuộc phường Thạch Bàn, quận Long Biên (Hà Nội).
Hội chợ Du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh 2022: Điểm đến lý tưởng của doanh nghiệp du lịch Người dân đội mưa tham dự đại lễ cầu an thuần Việt tại đền Trấn Vũ

Tại hội thảo, hầu hết các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa đều cho rằng, cụm di tích đền Trấn Vũ - chùa Cự Linh cần được tu bổ, tôn tạo để bảo vệ và phát huy giá trị cụm di tích này, hướng tới xây dựng khu di tích tín ngưỡng văn hóa tâm linh đặc sắc vùng ven kinh đô Thăng Long Hà Nội, gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2020-2025 theo nguyện vọng của người dân nơi đây.

undefined
Toàn cảnh Hội thảo khoa học “Về giá trị văn hóa - lịch sử cụm di tích đền Trấn Vũ - chùa Cự Linh”.

Theo Tiến sĩ Phạm Quốc Quân - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam: “Chùa Cự Linh trở thành một thành phần của Di tích quốc gia đền Trấn Vũ, là ước nguyện của cộng đồng, là mong muốn của địa phương và các nhà nghiên cứu để cụm di tích đền - chùa ở đây phát huy ngày càng hiệu quả”.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Xuân Đính - Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nghiên cứu dưới góc độ về nguồn gốc dân cư, cơ cấu tổ chức làng xã có nêu, trong khuôn viên đền Trấn Vũ vốn có ngôi chùa Cự Linh. Tuy nhiên, ngôi chùa hiện tại là chùa mới được dựng gần đây, không mang phong cách chùa Việt ở Bắc Bộ, nên không ăn nhập với khuôn viên đền - chùa gốc; cũng như với sinh hoạt truyền thống của chùa - đền nói chung.

Cần quy hoạch và dựng lại chùa cũng như tu bổ lại đền, để tạo thành một chỉnh thể hài hòa, phù hợp với truyền thống. Đền Trấn Vũ có tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là báu vật quốc gia, hiện còn là nơi diễn ra tục kéo co ngồi - Di sản thế giới.

Khi chùa Cự Linh được quy hoạch, tu bổ khang trang, đúng phong cách chùa Việt ở Bắc Bộ cần xếp hạng thành Cụm Di tích đặc biệt cấp quốc gia để có hướng và cơ sở pháp lý phục vụ công tác bảo tồn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về du lịch”.

Dưới góc độ nghiên cứu di sản văn hóa thông qua các tư liệu cổ Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Khắc Thuân, thuộc Viện nghiên cứu Hán Nôm, cũng chia sẻ những nghiên cứu về di sản văn hóa thông qua các tư liệu cổ để nêu bật giá trị di tích. Ông cho rằng: “Do nhận thức tách bạch giữa đền và chùa trong thời gian qua, nên việc tôn tạo, xây dựng chùa và điện Mẫu Cự Linh khá lộn xộn.

undefined
Cụm di tích đền Trấn Vũ - chùa Cự Linh dự kiến sẽ được tu bổ vào cuối năm 2022.

Cần quy lại thành một hệ thống di tích thống nhất, có không gian để tổ chức lễ hội, hoạt động tín ngưỡng, cũng như mở tuyến du lịch cho khách tham quan. Hướng tới xây dựng khu di tích tín ngưỡng văn hóa tâm linh đặc sắc vùng ven kinh đô Thăng Long - Hà Nội”...

Đền Trấn Vũ có tên chữ Hán là “Trấn Vũ quán”, hay “Hiển linh Trấn Vũ quán”. Theo dân gian kể lại rằng, vua Lê Thánh Tông đi chinh phạt phương Nam có đóng quân tại Cự Linh, đức vua được Thánh Tổ ứng mộng. Ngài cho lập đền thờ, tượng và bài vị bằng gỗ ghi chữ vàng “Hiển linh Trấn Vũ quán” có từ lúc ấy. Như vậy, đền Trấn Vũ được khởi dựng dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460-1496).

Trong đền Trấn Vũ, pho tượng đức Huyền Thiên Trấn Vũ là một trong 2 pho tượng cổ bằng đồng lớn nhất hiện còn. Cùng với tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh (Ba Đình), tượng Trấn Vũ ở Thạch Bàn là biểu hiện rực rỡ của nghệ thuật tạo tượng lớn và kỹ thuật siêu việt trong nghề đúc đồng cổ truyền.

undefined
Pho tượng đức Huyền Thiên Trấn Vũ.

Pho tượng được đúc liền khối bằng đồng thau, mặt ngoài có sơn thếp. Tượng cao 3,8m, chu vi 8m, nặng 4 tấn. Tượng ở tư thế ngồi buông chân trên bệ, lưng thẳng, đầu để trần, mặc áo Long bào đen có đai và 2 bàn chân không giày, tay để trước ngực, xòe ngón trỏ ở trong thế ấn quyết, gươm Thất Tinh trong tay phải, mũi gươm chống trên lưng Rùa, mắt nhìn thẳng đầy nhãn lực.

Hiện nay, đền Trấn Vũ còn lưu giữ 1 tấm bia mang phong cách nghệ thuật thời Lê (thế kỷ XVII), văn bia đã mờ, chỉ còn thấy dòng chữ trên trán bia ghi: “Cự Linh tự Trấn Vũ quán trùng tu bia ký” (Bia ghi trùng tu chùa Cự Linh và quán Trấn Vũ). Di tích đền Trấn Vũ với những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật được lưu giữ qua các di vật, di sản quý báu, đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích kiến trúc - nghệ thuật Quốc gia năm 1990.

Hàng năm, vào ngày 3/3 Âm lịch, dân làng tại đền Trấn Vũ, lại tổ chức lễ hội gắn với ngày sinh của ngài; ngày 9/9 Âm lịch là ngày hóa của ngài. Ngoài nghi thức thì lễ hội đền Trấn Vũ có một trò chơi dân gian rất độc đáo, đó là trò kéo co luồn dây qua lỗ cột (kéo co ngồi). Đây là trò chơi hiếm thấy ở nơi khác. Trò góp phần hào hứng không nhỏ vào lễ hội.

Bên cạnh Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại - nghi thức “Kéo co ngồi” được UNESCO ghi danh vào tháng 12/2015. Pho tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ cũng đã được ghi vào danh mục là Bảo vật quốc gia trong lần công nhận năm 2016.

Nơi đây còn lưu giữ hơn 20 đạo sắc phong có niên đại từ năm 1740 đến 1940, được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận là tài liệu lưu trữ quý, hiếm... từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động