--> -->

Tình cảm của người dân miền Trung, Tây Nguyên với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, người dân miền Trung, Tây Nguyên đã bày tỏ sự kính trọng, ngưỡng mộ, tiếc thương vô hạn đối với người đứng đầu của Đảng, một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng: "Cần, kiệm, liêm, chính".
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tổ chức Công đoàn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với Hà Nội
Tình cảm của người dân miền Trung, Tây Nguyên với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với người dân phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ngày 29/10/2017.

Ông Hà Văn Mậu, 67 tuổi, phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An: “Tôi vô cùng xúc động, đau buồn, thương tiếc”

Nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, tôi vô cùng xúc động, đau buồn, thương tiếc. Hai hôm nay, người dân trong khối phố và anh em, bạn bè, đồng nghiệp của tôi đều chia sẻ nỗi buồn, niềm tiếc thương trước sự ra đi của đồng chí Nguyễn Phú Trọng.

Cả cuộc đời hoạt động của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư”; một người có nhân cách trong sáng, cao đẹp, trí tuệ; luôn gần dân, quan tâm đến đời sống của nhân dân; là một tấm gương sống trọn đời vì nước, vì dân đến hơi thở cuối cùng. Năm 2017, trong chuyến về thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư đã đến thăm hỏi người dân phường Hưng Dũng - mảnh đất làng Đỏ anh hùng.

Tình cảm của người dân miền Trung, Tây Nguyên đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ông Hà Văn Mậu, 67 tuổi, phường Hưng Dũng, thành phố Vinh.

Tôi tin rằng, tấm gương của Tổng Bí thư sẽ tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng; có tác động sâu sắc đến nhận thức, hành vi đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân; tiếp thêm tinh thần, động lực cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Tôi luôn ghi nhớ câu nói của Tổng Bí thư: “Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, vị thế, tiềm lực như ngày hôm nay”.

Ông Trần Sỹ Tạo, 75 tuổi, phường Hưng Bình, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An: “Đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn đau đáu về thực hiện di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh với quê hương”

Là một đảng viên 55 năm tuổi Đảng, tôi luôn quan tâm, theo dõi và xúc động trước tình cảm đặc biệt, sự quan tâm sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An. Đồng chí luôn đồng hành, động viên, cổ vũ kịp thời và theo dõi từng bước phát triển của tỉnh Nghệ An - Quê hương của Bác Hồ.

Tình cảm của người dân miền Trung, Tây Nguyên đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ông Trần Sỹ Tạo, phường Hưng Bình, thành phố Vinh.

Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017 và chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các nghị quyết phát triển Nghệ An. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn đau đáu về thực hiện di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh với quê hương.

Nghệ An là mảnh đất giàu tình nghĩa, sẽ mãi in đậm trong trái tim và tâm trí tình cảm đặc biệt, sự quan tâm sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghệ An sẽ quyết tâm đưa Nghệ An phát triển nhanh, toàn diện và bền vững như mong muốn, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc sinh thời.

Bà Ngô Thị Thu Hương - Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế: “Tổng Bí thư là người giản dị, chân thành, ấm áp và tình cảm”

Tôi may mắn được thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028; cảm nhận sâu sắc trong tôi đối với Tổng Bí thư là người giản dị, chân thành, ấm áp và tình cảm.

Nghĩ về Tổng Bí thư, tôi luôn dành sự kính trọng một vị lãnh đạo có tư duy lý luận sâu sắc, uyên thâm về tri thức với thực tiễn phong phú, có tác phong sâu sát cơ sở, gần gũi với đồng bào, đồng chí, luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, quan điểm chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt, “nói đi đôi với làm”, “nói thẳng, nói thật, làm thật, làm bài bản, thận trọng, chắc chắn”.

Tình cảm của người dân miền Trung, Tây Nguyên đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bà Ngô Thị Thu Hương - Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tôi tin rằng cán bộ, đảng viên và nhân dân sẽ luôn ghi nhớ tư tưởng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống. Bởi vì đời người chỉ sống có một lần; phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng sống hoài, sống phí; để khỏi phải hổ thẹn vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, bị mọi người khinh bỉ; để đến khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể tự hào rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời - Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người, mang lại hạnh phúc cho nhân dân”.

Ông Nguyễn Văn Thành, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa: “Đồng chí Tổng Bí thư là một người cộng sản chân chính”

Cũng như người dân cả nước, người dân miền Trung có truyền thống cách mạng kiên cường, lòng yêu nước nồng nàn, trung thành, kiên định với con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Do đó, người dân rất kính trọng, yêu quý đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một người cộng sản chân chính, suốt đời cống hiến cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; người đứng đầu, là tấm gương sáng ngời của Đảng ta.

Tình cảm của người dân miền Trung, Tây Nguyên đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ông Nguyễn Văn Thành, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Tôi mong muốn những tư tưởng, trăn trở của bác Nguyễn Phú Trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được các cấp ủy Đảng triển khai quyết liệt và hiệu quả hơn nữa, vì mục tiêu làm cho Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh.

Ông Rơ Chăm Long - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kon Tum: “Luôn cảm nhận được sự quan tâm sâu sát của Tổng Bí thư đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số”

Là người dân tộc thiểu số, là cán bộ Công đoàn, tôi luôn cảm nhận được sự quan tâm sâu sát của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, với giai cấp công nhân, với tổ chức Công đoàn.

Trong những nhiệm kỳ qua, Tổng Bí thư đã cùng với Đảng, Nhà nước quan tâm chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, chăm lo sự phát triển mọi mặt vùng đồng bào các dân tộc thiểu số với nhiều chủ trương, quyết sách lớn, tạo điều kiện để vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đổi mới, đi lên.

Đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang triển khai sẽ góp phần thúc đẩy sự tiến độ mọi mặt của vùng đồng bào, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng trong thời gian tới.

Tình cảm của người dân miền Trung, Tây Nguyên đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ông Rơ Chăm Long - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kon Tum.

Đối với tổ chức Công đoàn, tôi sẽ luôn nhớ lời phát biểu của Tổng Bí thư tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, đó là: “Mỗi cán bộ Công đoàn phải luôn luôn đặt ra cho mình câu hỏi và trả lời: Người lao động vào tổ chức Công đoàn để làm gì, và có quyền lợi gì. Phải chăng, đó là để họ được giáo dục, học tập, rèn luyện và trưởng thành; được gửi gắm tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và quyền lợi của mình với Công đoàn; tin tưởng Công đoàn sẽ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho mình”.

Các cấp Công đoàn làm tốt nhiệm vụ này thì tổ chức Công đoàn, cụ thể là cán bộ Công đoàn của người lao động, thật sự là điểm tựa của người lao động. Người cán bộ Công đoàn có gì tự hào hơn, khi người lao động tin tưởng, đặt niềm tin và có cả khả năng giúp người lao động có thêm điều kiện phát triển, đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

Ông Võ Thanh Mai, người dân ở thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk: “Gia đình tôi luôn nhắc nhở, chỉ dạy anh em, con cháu về tấm gương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”

Gia đình tôi có anh, chị em công tác ở các cơ quan, ban, ngành của tỉnh và có một số lần may mắn được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các hội nghị, kỳ đại hội của ngành. Mọi người đều rất cảm động, kính trọng, ngưỡng mộ một Tổng Bí thư gần gũi, giản dị, nhẹ nhàng, sâu sát, sâu sắc. Đặc biệt, Tổng Bí thư rất quan tâm, hỏi thăm, chu đáo với cán bộ của khu vực Tây Nguyên, nhất là cán bộ đồng bào dân tộc thiểu số; chỉ đạo tập trung thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội khu vực Tây Nguyên.

Tình cảm của người dân miền Trung, Tây Nguyên đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ông Võ Thanh Mai, người dân ở thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Gia đình tôi luôn nhắc nhở, chỉ dạy anh em, con cháu về tấm gương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một tấm gương về lòng tự trọng, sự liêm chính, tận tâm với công việc, tự hào khi được phục vụ, phụng sự nhân dân, dân tộc. Gia đình tôi đã treo cờ rủ để tưởng nhớ, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Mai Liễu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.

Tin khác

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp phải hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu gồm: Cơ sở dữ liệu hộ tịch; cơ sở dữ liệu trợ giúp pháp lý; cơ sở dữ liệu thi hành án dân sự; cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm và cơ sở dữ liệu công chứng.
Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo phản ánh khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật qua thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất phương án xử lý.
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Xem thêm
Phiên bản di động