--> -->

Tiếp tục đảm bảo chất lượng, đa dạng hoá hình thức dạy học

Năm học 2020-2021 là năm học đặc biệt với ngành Giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng khi lần đầu tiên cả nước thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) đối với lớp 1. Triển khai nhiệm vụ năm học trong bối cảnh khó khăn và khác biệt, ngành Giáo dục cả nước đã chung tay nỗ lực thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa tích cực phòng, chống dịch Covid-19, vừa triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 đối với lớp 1 và CTGDPT 2006 đối với các lớp 2, 3, 4, 5.
Ngành Giáo dục xác định 10 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Cảnh báo tin giả về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 Linh hoạt trong đánh giá kết quả năm học 2020-2021 đối với học sinh lớp 1, 2

Song song thực hiện CTGDPT 2018 và CTGDPT 2006 trong điều kiện phòng, chống dịch

Năm học 2020-2021 là năm học đặc biệt với ngành Giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng, khi lần đầu tiên cả nước thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới (CTGDPT 2018) đối với lớp 1. Năm học diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến học sinh chỉ có thể trở lại trường học chính thức sau ngày khai giảng 5/9, học sinh lớp 1 không có 2 tuần làm quen nền nếp, môi trường học tập như các năm học trước.

Trước đó, suốt nhiều tháng kể từ học kỳ II năm học 2019-2020, không ít địa phương vì ảnh hưởng của dịch đã phải cho học sinh tạm dừng đến trường; thầy trò từng bước làm quen và chuyển dần sang dạy học trực tuyến.

Tiếp tục đảm bảo chất lượng, đa dạng hoá hình thức dạy học
Năm học 2020-2021 là năm học đặc biệt với ngành Giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng. (Ảnh chụp trước thời điểm dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 bùng phát)

Triển khai nhiệm vụ năm học trong bối cảnh khó khăn và khác biệt, ngành Giáo dục cả nước đã chung ta nỗ lực thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa tích cực phòng, chống dịch Covid-19, vừa triển khai hiệu quả CTGDPT 2018 đối với lớp 1 và CTGDPT 2006 đối với các lớp 2, 3, 4, 5. Bộ GD&ĐT ban hành nhiều Thông tư, văn bản kế hoạch, công văn để kịp thời hướng dẫn địa phương tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học.

Trong đó, tập trung triển khai chương trình, sách giáo khoa mới; có kế hoạch về công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên dạy học lớp 1, cơ sở vật chất phục vụ năm học 2020-2021. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch này nhằm đảm bảo tốt nhất các điều kiện về đội ngũ (đủ số lượng, được bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn), cơ sở vật chất, sự thống nhất trong chỉ đạo, triển khai thực hiện từ Trung ương đến địa phương trong việc thực hiện CTGDPT 2018.

Căn cứ các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các tỉnh/thành phố đã xây dựng kế hoạch dạy học bảo đảm hoàn thành CTGDPT cấp Tiểu học phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Ổn định trường lớp, tăng số lượng và chất lượng giáo viên

Thời gian qua, các địa phương đã tích cực sắp xếp mạng lưới, quy mô trường, lớp một cách phù hợp để tạo thuận lợi trong học tập và đảm bảo quyền lợi của học sinh. Số lượng lớp học được chú trọng duy trì, mở rộng, đồng thời bổ sung phòng học kiên cố, bán kiên cố, giảm số phòng học tạm, mượn...

Năm học 2020-2021 toàn quốc có 14.786 cơ sở giáo dục thực hiện CTGDPT cấp Tiểu học với 16.323 điểm trường, giữ ổn định so với năm học trước. Tỷ lệ phòng học/lớp đạt trung bình cả nước là 0,98; trong đó phòng học kiên cố đạt 79,5%; phòng học bán kiên cố đạt 18,5%; phòng học tạm, mượn chiếm 2%; số phòng học còn thiếu và đang học nhờ, mượn là 2.081 (0,75%) phòng.

Cả nước có tổng số 8.736.033 học sinh Tiểu học, tăng 152.301 em so với năm học trước. Tổng số lớp là 280.274 (tăng 4.325 lớp so với năm học trước); tỷ lệ trung bình học sinh/lớp là 31,27. Để đạt được tỷ lệ này, hầu hết các địa phương đã thực hiện tốt công tác điều tra phổ cập, dự báo được tình hình tăng - giảm học sinh tại các địa bàn nên dù số học sinh tăng nhưng vẫn đáp ứng được điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức dạy học với số lượng học sinh/lớp không quá 35. Riêng một số địa phương, khu đô thị và các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai… do áp lực tăng dân số cơ học quá nhanh dẫn đến sĩ số học sinh/lớp cao hơn mức quy định trong Điều lệ trường Tiểu học.

Tiếp tục đảm bảo chất lượng, đa dạng hoá hình thức dạy học
Các địa phương đã tích cực sắp xếp mạng lưới, quy mô trường, lớp một cách phù hợp để tạo thuận lợi trong học tập và đảm bảo quyền lợi của học sinh. (Ảnh minh họa)

Năm học vừa qua, ngành Giáo dục và các địa phương đã chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, để triển khai hiệu quả CTGDPT cấp Tiểu học. Các giáo viên đang thực hiện chế độ hợp đồng lao động được tích cực xét tuyển vào biên chế. Giáo viên tuyển mới được tăng cường, trong đó chú trọng giáo viên các môn học mới ở cấp Tiểu học khi thực hiện CTGDPT 2018 như: Tiếng Anh, Tin học và Công nghệ.

Hiện nay, toàn quốc có 406.636 giáo viên cấp Tiểu học, tăng 6.140 giáo viên so với năm học trước. Tỷ lệ trung bình giáo viên/lớp là 1,41, cơ bản đảm bảo thực hiện dạy học 2 buổi/ngày.

Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên để đáp ứng các chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu dạy học của CTGDPT 2018 được tăng cường triển khai. Trong đó giáo viên dạy lớp 1, lớp 2 được ưu tiên tham gia bồi dưỡng trước các khoá về thực hiện CTGDPT mới; cán bộ, giáo viên trường ngoài công lập cũng được tạo điều kiện tham gia. Đến nay, các địa phương đã hoàn thành bồi dưỡng 3 modul đầu về hướng dẫn thực hiện CTGDPT 2018, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cho giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cốt cán. 100% giáo viên dạy lớp 1 cũng hoàn thành bồi dưỡng một số nội dung trước năm học mới và tiếp tục triển khai trong năm để dạy học hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của chương trình.

Kiểm tra, khảo sát, nắm tình hình thực tế triển khai chương trình ở một số địa phương trong năm học vừa qua, Bộ GD&ĐT nhận thấy các nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tiễn. Các giáo viên dạy lớp 1 đã bước đầu áp dụng hiệu quả các phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; giáo viên lớp trên cũng sôi nổi dạy học theo các phương pháp tích cực.

Nhiệm vụ mới với giáo dục Tiểu học

Dù đạt nhiều kết quả tích cực, song năm học vừa qua cũng ghi nhận một số tồn tại, hạn chế của giáo dục Tiểu học. Trong đó, việc biên soạn sách giáo khoa theo chương trình mới lần đầu tiên được áp dụng nên gặp nhiều khó khăn từ khâu thiết kế đến khâu tổ chức thực hiện.

Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn chưa đồng đều, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; còn khoảng cách lớn so với các vùng thuận lợi. Số lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn thừa thiếu cục bộ, đặc biệt là chưa đồng bộ về cơ cấu khi triển khai CTGDPT 2018. Một số địa phương dù đã rất cố gắng nhưng vẫn gặp khó về cơ chế chính sách hoặc điều kiện kinh phí để tuyển dụng, hợp đồng giáo viên; có nơi khó khăn về nguồn tuyển giáo viên.

Tiếp tục đảm bảo chất lượng, đa dạng hoá hình thức dạy học
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học để khắc phục, ứng phó với tác động của dịch Covid-19 đối với cấp Tiểu học. (Ảnh minh họa)

Cơ sở vật chất tại một số cơ sở giáo dục chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện để thực hiện chương trình và nhu cầu phục vụ học tập khác. Việc quy hoạch mạng lưới trường lớp ở một số nơi còn cơ học ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh. Số lượng các trường Tiểu học thực hiện CTGDPT 2018 lớn, trải rộng khắp cả nước, có vùng thuận lợi, khó khăn, đặc thù vùng dân tộc… dẫn đến cùng một chủ trương đổi mới nhưng có nơi thực hiện thuận lợi, có nơi lại khó khăn…

Kế thừa kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, khó khăn, giáo dục Tiểu học đã đặt ra 5 nhiệm vụ với nhiều giải pháp cụ thể cho năm học 2021-2022. Trong đó, cấp học này sẽ tiếp tục triển khai đảm bảo chất lượng CTGDPT 2018 đối với lớp 1, 2 và thực hiện hiệu quả CTGDPT 2006 từ lớp 3 đến lớp 5. Tiếp tục xây dựng kế hoạch, phương án tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để có đủ giáo viên, đảm bảo chất lượng dạy học các môn học bắt buộc theo chương trình, đặc biệt là môn Tin học, môn Ngoại ngữ; đảm bảo 100% giáo viên dạy học lớp 3 được bồi dưỡng theo quy định của Bộ GD&ĐT và được hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa lớp 3 từ năm học 2022-2023.

Việc rà soát, dự báo quy mô phát triển giáo dục và bố trí quỹ đất để xây dựng trường, điểm trường, lớp học phù hợp, thuận lợi và đáp ứng nhu cầu người học vẫn là nhiệm vụ vẫn được chú trọng thực hiện trong năm học này. Song song với đó là tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng thực hiện CTGDPT cấp Tiểu học, khắc phục tình trạng trường lớp có quy mô lớp học và sĩ số học sinh vượt quá quy định.

Đặc biệt, năm học 2021-2022, giáo dục Tiểu học đặt ra 2 nhiệm vụ mới. Một là chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên. Khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Nhiệm vụ mới thứ hai là đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học để khắc phục, ứng phó với tác động của dịch Covid-19 đối với cấp Tiểu học. Chủ động có các phương án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục và điều kiện thực tế của người học. Tổ chức xây dựng kho học liệu điện tử phù hợp để sẵn sàng cho việc tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình sàng cho việc tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình trong điều kiện dịch diễn biến phức tạp học sinh phải tạm dừng đến trường nhưng việc học vẫn không gián đoạn.

P.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Chiều 23/7, một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên phố Khâm Thiên khi một chiếc ô tô bán tải bất ngờ tông vào nhiều xe máy đang lưu thông trên đường, khiến các phương tiện đổ ngổn ngang, gây ùn tắc cục bộ.

Tin khác

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm

Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định về việc xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm đào tạo giáo viên trình độ đại học, cao đẳng năm 2025.
Điểm sàn đại học năm 2025 nhóm ngành sức khỏe

Điểm sàn đại học năm 2025 nhóm ngành sức khỏe

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Quyết định về việc xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp giấy phép hành nghề trình độ đại học năm 2025.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa

Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa

Những ngày qua, nhân dân cả nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, nhất là các phụ huynh có con đang học công lập ở các cấp học rất phấn khởi, vui mừng, đánh giá cao hai chính sách nhân văn của Trung ương và thành phố Hà Nội: Miễn học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông trên cả nước và hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học ở Hà Nội.
Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia

Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia

Nhận kết quả thi THPT Quốc gia với 28 điểm khối A00, nam sinh Trương Huy Bách và gia đình không kìm nén được niềm hạnh phúc. Bởi lẽ, đây là thành quả của sự nỗ lực, chiến đấu không ngừng của Huy Bách suốt hơn 2 năm qua khi em vừa điều trị bệnh ung thư máu, vừa ôn thi Đại học.
6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế

6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Việt Nam có 6/6 học sinh giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế (IMO) lần thứ 66, năm 2025, tổ chức tại thành phố Sunshine Coast, bang Queensland, Úc.
Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định Chương trình giáo dục nâng cao các môn chuyên dành cho trường trung học phổ thông (THPT) chuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và đam mê với các lĩnh vực chuyên sâu, đồng thời cụ thể hóa định hướng phát triển giáo dục mũi nhọn theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW, Luật Giáo dục 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập

Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập

Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 của các trường trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026.
Xem thêm
Phiên bản di động