--> -->

“Tiếng gọi” từ miền di sản

Trong nhiều năm qua, huyện Thanh Trì đã bảo lưu hệ thống di sản văn hoá phi vật thể với nhiều loại hình phong phú, đa dạng như nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, tri thức dân gian, đặc biệt là các lễ hội truyền thống được tồn tại và lưu truyền tại các các địa phương.
ASEAN và Liên minh châu Âu tổ chức lễ hội văn hóa lần thứ nhất Sắp tổ chức Lễ hội văn hóa Trà ở thành phố Hội An Nhiều trải nghiệm hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc - Việt Nam 2022

Mảnh đất “giàu” lễ hội

Đến Thanh Trì, hẳn nhiều người sẽ khó quên được điệu Múa Bồng được trình diễn trong các lễ hội của làng Triều Khúc, hay Lễ rước nước trong hội làng Vạn Phúc mang đậm chất dân gian. Trên địa bàn huyện Thanh Trì còn có nhiều di tích cùng các loại hình nghệ thuật độc đáo gắn liền với lễ hội.

Thông qua lễ hội, không chỉ phản ánh tín ngưỡng, tâm linh của văn hóa vùng đất danh hương, mà còn phản ánh đời sống văn hóa tinh thần đa dạng, phong phú, mang đậm tính chất dân gian của phần hội.

Không chỉ trở thành một nét sinh hoạt văn hóa đều đặn hàng năm có tác dụng giáo dục truyền thống con cháu hướng về cội nguồn, đến với lễ hội, mỗi người dân sẽ cảm nhận được rất rõ nét đẹp của hồn cốt văn hoá Việt vẫn được nuôi dưỡng, gìn giữ qua hàng nghìn đời nay. Lễ hội dân gian vì thế đi vào tiềm thức của mỗi người một cách sâu đậm và trở thành một phong tục tốt đẹp.

“Tiếng gọi” từ miền di sản
Giao lưu văn nghệ hát quan họ được tổ chức ở giếng đình trong dịp lễ hội làng Vạn Phúc.

Chia sẻ về điệu múa nổi tiếng của làng Triều Khúc, anh Bùi Hảo (thôn Triều Khúc, xã Tân Triều) cho biết, “Con đĩ đánh bồng” là sản phẩm văn hóa độc đáo, là niềm tự hào lớn của người dân làng Triều Khúc. Để biểu diễn được điệu nhảy này thì đội nhảy phải là những nam giới được tuyển chọn kĩ càng. Những người nam được chọn phải là trai chưa vợ, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú và có tài nhảy múa.

Ông Nguyễn Văn Nhâm, tổ Tế Nam quan Xã Vạn Phúc cho rằng, lễ hội truyền thống góp phần gắn kết tình làng nghĩa xóm, bảo lưu những nét đẹp văn hóa cổ truyền của người dân làng Vạn Phúc, giúp mỗi người thêm yêu, thêm tự hào về truyền thống quê hương, từ đó đồng lòng chung sức xây dựng quê hương ngày thêm phát triển.

Toàn huyện Thanh trì có 45 lễ hội truyền thống gắn với những hoạt động như tế lễ thánh, rước thánh, các diễn xướng dân gian truyền thống đặc trưng như: Chạy cờ (trong lễ hội Triều Khúc, xã Tân Triều), Lễ rước nước (xã Vạn Phúc); kho tàng văn học dân gian, diễn xướng dân gian, phong tục, tập quán, truyền thuyết, thần tích, thần phả.

Các không gian văn hóa gắn liền với di tích, danh thắng, mang đậm dấu ấn văn hóa đặc sắc và riêng biệt của từng địa phương. Kho tàng văn hóa phi vật thể còn được thể hiện ở những di chỉ khảo cổ, di tích, công trình tín ngưỡng, các loại hình nghệ thuật độc đáo như: ca trù, hát Chèo, múa Bồng.

Huyện Thanh Trì có một quần thể di tích lịch sử văn hóa đồ sộ với 154 di tích lịch sử văn hóa, được phân bố trên địa bàn 15 xã gồm: 87 di tích đã được công nhận xếp hạng; 6 địa điểm gắn biển lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến; 67 di tích chưa được xếp hạng.

“Tiếng gọi” từ miền di sản
Lễ hội thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp.

Cùng với hệ thống các di sản vật thể quý, hiếm được hiện hữu và bảo tồn, Thanh Trì còn bảo lưu được hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể với nhiều loại hình phong phú, đa dạng: nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, tri thức dân gian, đặc biệt là các lễ hội truyền thống được tồn tại và lưu truyền qua nhiều đời tại các địa phương.

Tiêu biểu là Lễ hội Triều Khúc, xã Tân Triều được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Các lễ hội chính có tổ chức lễ rước đều được tổ chức từ 3 - 5 năm một lần; hội lệ đều được tổ chức từ 1 - 2 năm một lần.

Xứng tầm với những giá trị của di sản

Nhìn vào các di tích, di sản phi vật thể có thể thấy, huyện Thanh Trì đã quan tâm đầu tư bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, đặc biệt là các di sản văn hoá phi vật thể đã được công nhận.

Ông Lý Duy Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thanh Trì cho biết, ngày 31/12/2021, Uỷ ban nhân dân huyện đã ban hành, triển khai Đề án “Tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2021 - 2026”.

Các công trình tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, đảm bảo các quy định của pháp luật và an toàn, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, cách mạng, lễ hội dân gian, truyền thống; là cơ sở để huyện hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp văn hoá, phát triển du lịch tâm linh gắn với làng nghề, trải nghiệm trên địa bàn huyện xứng tầm với những giá trị của di tích, di sản trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đó, nhằm duy trì và phát huy các điệu múa cổ, múa dân gian, huyện Thanh Trì đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật lớn tạo được ấn tượng tốt trong nhân dân. Từ đó, mức hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của nhân dân từng bước nâng cao như chương trình liên hoan “Các điệu múa cổ, múa dân gian”; liên hoan “Dân ca Ba miền”.

Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật được đẩy mạnh, ngày càng có nhiều tổ chức xã hội và cá nhân tham gia bảo vệ và phát huy giá trị văn học, nghệ thuật. Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa về lĩnh vực văn học, nghệ thuật được triển khai tích cực.

“Tiếng gọi” từ miền di sản
Thanh Trì tổ chức nhiều chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật lớn tạo được ấn tượng tốt trong nhân dân.

Huyện giao ngành văn hóa, thông tin phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn trên địa bàn tiến hành công tác rà soát, sưu tầm, bảo tồn và phát huy các di sản văn học, nghệ thuật. Phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao, các sở, ban, ngành Thành phố sưu tầm, nghiên cứu, phục hồi và giới thiệu các làn điệu dân gian, các hình thức nghệ thuật truyền thống đặc sắc có nguy cơ mai một.

Tiến hành các hội nghị, hội thảo về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, nghệ thuật như: Biên soạn, phát hành cuốn “Làng Khoa bảng Tả Thanh Oai”, “Nguyệt Áng Làng Khoa bảng”, “Chu Văn An - Người thầy của muôn đời”, cuốn “Truyện danh nhân Ngô Thì Nhậm”,…

Huyện Thanh Trì cũng thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật. Thành lập và duy trì sinh hoạt nhiều câu lạc bộ, nhóm sở thích văn hóa, văn nghệ tại huyện và cơ sở… bởi đó là những mạch nguồn cảm hứng, tác động và hỗ trợ không nhỏ tới các văn nghệ sĩ và nhân dân, cùng nỗ lực xây dựng, bảo vệ, phát huy nét đặc sắc văn hóa truyền thống của quê hương, góp phần tạo dựng lên những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương Thanh Trì.

Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương: Huyện đã tập trung nhiều nguồn lực để tu bổ, tôn tạo các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống, các thiết chế văn hóa trên địa bàn.

Trên địa bàn huyện hiện có 55 di sản văn hóa phi vật thể với nhiều loại hình; có một số không gian văn hóa gắn liền với di tích, danh thắng, mang đậm dấu ấn văn hóa đặc sắc và riêng biệt của từng địa phương như đình thờ Lão tướng Phạm Tu, Đình thờ tiên triết Chu Văn An, Khu văn chỉ xã Đại Áng, Nhà thờ dòng họ Ngô Thì xã Tả Thanh Oai, Khu di tích 3 mũi tên đồng xã Ngọc Hồi…

Công tác bảo tồn lưu giữ các điệu múa cổ, múa dân gian (như điệu múa Bồng của xã Tân Triều) được chú trọng; hàng năm huyện tổ chức nhiều hội thi, hội diễn văn nghệ, liên hoan dân ca, giọng hát trẻ huyên Thanh Trì,...

Bảo Thoa

Ảnh: Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Quỳnh Lưu

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Quỳnh Lưu

Ngày 24/5, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quỳnh Lưu tổ chức chương trình “Tuyên truyền pháp luật, nâng cao kỹ năng và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, người lao động”.
Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 24/5 tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đoàn nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Đoàn lãnh đạo Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ thi hành án đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2

Tiến độ công tác thi hành án đến nay như thế nào, nhất là số tiền và tài sản mà cơ quan thi hành án đã thi hành được bao nhiêu để thu hồi cho nhà nước cũng như hoàn trả cho các bị hại trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2) đang là nội dung được dư luận đặc biệt qua tâm, sau khi bản án phúc thẩm tuyên ngày 25/3/2025 có hiệu lực.
Hoàn thiện pháp luật về dẫn độ chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế

Hoàn thiện pháp luật về dẫn độ chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế

Theo Bộ trưởng Lương Tam Quang, việc xây dựng Luật Dẫn độ nhằm hoàn thiện pháp luật về dẫn độ theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm chặt chẽ, khả thi, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế; thúc đẩy hợp tác quốc tế về dẫn độ, tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về dẫn độ.
Mưa lũ khiến 28 nhà bị thiệt hại, 56 vị trí đường giao thông sạt lở

Mưa lũ khiến 28 nhà bị thiệt hại, 56 vị trí đường giao thông sạt lở

Mưa lớn, ngập lụt, sạt lở trong ngày 23/5 đã gây thiệt hại cho các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn.
Sắp có thêm 3 tuyến đường mới tại quận Long Biên

Sắp có thêm 3 tuyến đường mới tại quận Long Biên

Thành phố Hà Nội bổ sung 3 dự án xây dựng tuyến đường tại phường Ngọc Thụy vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 quận Long Biên.
Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Việc thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến trên dịch vụ công của Hà Nội hoặc dịch vụ công quốc gia, người dân đều nhập bằng thông tin VNeID, do đó người dân cần chú ý không cung cấp thông tin cho những trang web không chính thống, web lạ, không đáng tin cậy để tránh bị lừa đảo, giả mạo...

Tin khác

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Ký ức người lính xe tăng về ngày đất nước liền một dải

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về những tháng năm hoa lửa vẫn in đậm trong tâm trí những người lính trận. Đặc biệt, trong những ngày tháng Tư lịch sử - khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những kỷ niệm xưa lại ùa về, sống động như mới hôm qua. Mang trong mình phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ” - ông Nguyễn Tiến Thưởng người lính xe tăng năm xưa nay vẫn vững vàng trên một mặt trận khác. Ông đồng hành cùng các cựu chiến binh thị xã Sơn Tây tiếp tục dựng xây quê hương, vun đắp hòa bình bằng nghị lực, tình yêu nước và khát vọng cống hiến không ngơi nghỉ.
Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Bản lĩnh thép của Công an Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ

Chiến thắng mùa Xuân 1975 là bản anh hùng ca của cả dân tộc. Lịch sử mãi ghi tạc chiến công hiển hách của những đoàn quân rầm rập tiến về giải phóng miền Nam. Nhưng trong bản thiên anh hùng ca vĩ đại ấy, có đóng góp của lực lượng Công an Thủ đô - họ là những người giữ vững an ninh trật tự, là "lá chắn thép" bảo vệ hậu phương lớn, góp phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng.
Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Hàng nghìn người đến Quảng trường Ba Đình từ sáng sớm để xem lễ thượng cờ ngày 30/4

Sáng sớm ngày 30/4, hàng ngàn người dân đã có mặt tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để chứng kiến nghi lễ thượng cờ nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Xúc động hình ảnh người dân Thủ đô và du khách trang nghiêm tại Lễ chào cờ sáng 30/4 lịch sử trước Lăng Bác

Sáng 30/4 lịch sử, tại Thủ đô Hà Nội hàng nghìn người con đất Việt cùng hội tụ về Quảng trường Ba Đình linh thiêng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh yên nghỉ. Không quản đường xá xa xôi, không phân biệt tuổi tác, tất cả đều có chung một lòng kính yêu vô hạn dành cho Bác và tình yêu với Tổ quốc. Đồng thời, dự Lễ chào cờ trước Lăng Bác.
Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Màn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tối 27/4, ngay sau khi kết thúc chương trình "Vang mãi khúc khải hoàn", tại khu vực sân khấu đa năng Công viên Thống Nhất, 600 quả pháo tầm cao cùng 90 giàn pháo hoa tầm thấp đã thắp sáng bầu trời Hà Nội. Sự kết hợp "mãn nhãn" giữa ánh sáng, âm thanh đã tạo nên cảm xúc tự hào dâng trào trong lòng người dân Thủ đô.
Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
Xem thêm
Phiên bản di động