Thương mại điện tử thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt giữa đại dịch Covid-19
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, mặc dù không thể khẳng định dịch Covid-19 khiến người dùng chuyển đổi toàn diện từ kênh mua hàng truyền thống, sang kênh mua hàng hiện đại (mua sắm online); nhưng ở một số danh mục sản phẩm cụ thể đã có sự chuyển dịch rõ nét từ thương mại truyền thống, sang thương mại điện tử và kênh mua trực tuyến. Đơn cử tại Hà Nội hay ở một số thành phố lớn trên cả nước như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh…nơi có số lượng siêu thị và cửa hàng tiện lợi lớn; dịch Covid-19 bùng phát đã khiến người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn kênh thương mại hiện đại so với các tỉnh, thành còn lại.
![]() |
Người tiêu dùng dần thay đổi thói quen mua sắm truyền thống sang mua sắm trực tuyến trong thời điểm dịch Covid-19 |
Đặc biệt, biện pháp giãn cách xã hội tại Hà Nội nói riêng và nhiều địa phương trên cả nước nói chung, đã góp phần thúc đẩy người tiêu dùng tăng mức tiêu thụ đối với dịch vụ giao đồ ăn, giao bưu kiện và dịch vụ giao hàng tạp hóa theo yêu cầu phụ trợ khác thông qua kênh mua sắm trực tuyến. Khi người tiêu dùng dành nhiều thời gian ở nhà, nhu cầu kết nối đã tăng lên cùng thói quen tiêu dùng làm việc từ xa và giải trí trực tuyến mới; thì hoạt động giao dịch mua sắm được thực hiện trực tuyến sẽ nhiều hơn, thay vì thông qua kênh thương mại truyền thống trước đây.
Cụ thể như tại Hà Nội, khi chính quyền siết chặt công tác kiểm soát lý do ra đường, thực hiện nghiêm túc việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhiều người tiêu dùng ngay lập tức đã hình thánh thói quen mua sắm mới thông qua các kênh mua sắm trực tuyến. Thông qua kênh mua sắm trực tuyến, bữa ăn gia đình vẫn đảm bảo đủ các loại thực phẩm tươi xanh nhưng…lại không phải bước chân đến chợ hay xếp hàng chờ đến lượt vào quầy siêu thị để thanh toán. Chỉ cần vào mạng, bấm chuột, lướt vào các cửa hàng rau củ quả quen thuộc, vài ba tiếng sau, chị em đã có thể được shipper mang đến tận cửa các loại rau củ, quả, thịt lợn, gà, ngan, cá…
Chị Nguyễn Thị Lan ở khu đô thị Xa La (Hà Đông) chia sẻ, trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thông qua kênh thương mại trực tuyến của các hệ thống siêu thị, chị Lan thường xuyên mua hàng hoá dùng cho nhiều ngày để hạn chế việc đi lại. “Nhà có con nhỏ nên thời gian dịch bệnh tôi cũng ít đi ra các siêu thị, trung tâm thương mại mua sắm. Để có đủ các mặt hàng thiết yếu tôi đều sử dụng dịch vụ mua sắm, đi chợ online để đảm bảo an toàn. Mình muốn mua gì thì chỉ cần đặt hàng qua hệ thống siêu thị, cửa hàng là có người ship tận nhà, rất tiện lợi”, chị Lan cho hay.
Số liệu từ Bộ Công Thương cũng cho thấy, dịch Covid-19 đã khiến người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng đón nhận việc sử dụng kênh thương mại điện tử, trực tuyến như: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki...để mua sắm hàng hóa, thực phẩm. Trong đó, gần 60% khách hàng được khảo sát cho biết đã mua sắm trực tuyến ít nhất một lần trong 12 tháng qua. Cũng theo thống kê cho thấy, một số siêu thị ở Hà Nội như Vinmart, Big C, Coop mart, MM Mega market…đều ghi nhận đơn mua hàng online của người dân trong thời điểm Hà Nội, cũng như các thành phố lớn trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội đã tăng đột biến từ 50-80%, so với thời điểm chưa giãn cách. Đơn cử như, số lượt khách mua qua sàn thương mại điện tử Postmart đạt con số hơn 1.000 đơn hàng tính từ ngày 24/7, trong đó sản lượng tiêu thụ các mặt hàng thiết yếu tại Hà Nội đạt hơn 7 tấn và có tốc độ tăng trưởng đạt 70% so với trước khi giãn cách.
Ở góc độ chuyên gia, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội nhìn nhận, để đảm bảo biện pháp phòng chống dịch Covid-19 thì kênh thương mại điện tử, trực tuyến là một phần không thể thiếu. Trong khi đó, thời gian cách ly xã hội phòng chống dịch Covid-19 đã giúp cho nền thương mại điện tử tăng thêm một số lượng lớn người tiêu dùng – những đối tượng trước đây chưa từng quan tâm đến mua sắm trực tuyến…Cũng theo ông Phú, dịch vụ hậu cần ngày một trở nên quan trọng hơn khi người tiêu dùng mong đợi nhiều về chất lượng giao hàng. Nhu cầu về các sản phẩm thiết yếu hàng ngày và các thiết bị gia dụng có sự gia tăng đáng kể là một minh chứng. Do vậy, các doanh nghiệp và nhà bán hàng cần sử dụng hiệu quả công nghệ để đảm bảo hàng hóa được giao nhanh chóng với chi phí tiết kiệm…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Cháy lớn ở Tòa nhà Việt Tower số 1 Thái Hà

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh
Tin khác

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025
Tiêu dùng 10/04/2025 06:50

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024
Tiêu dùng 06/04/2025 19:30

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng
Tiêu dùng 31/03/2025 06:34

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số
Tiêu dùng 28/03/2025 06:21

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế
Tiêu dùng 27/03/2025 17:26

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện
Tiêu dùng 23/03/2025 12:59

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên
Tiêu dùng 21/03/2025 15:37

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!
Tiêu dùng 20/03/2025 11:21

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025
Tiêu dùng 14/03/2025 22:18

Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao
Tiêu dùng 14/03/2025 06:45