Thuốc Đông y uống thế nào cho đúng?
Trao "lành lặn" cho trẻ em khuyết tật | |
Con ung thư, nguy kịch vì bố mẹ chữa bằng đông y |
Uống trước khi ăn: Thường dùng cho các loại bệnh gan, thận hư tổn hoặc những bệnh có vị trí phía dưới (ví dụ: bệnh từ eo, lưng trở xuống và các bệnh về đường ruột). Vì lúc này, dạ dày đang rỗng, thuốc tiếp xúc chủ yếu với niêm mạc đường tiêu hóa sẽ hấp thu nhanh và hiệu quả chữa trị.
Uống sau khi ăn: Thường áp dụng với những loại thuốc kích thích đường tiêu hóa hoặc các loại thuốc trị bệnh có vị trí ở trên như: Tim, gan, phổi... Theo các thầy thuốc Đông y, đây là những loại thuốc có dược tính mạnh nên cần phải uống ngay sau khi ăn để khỏi bị hấp thu quá nhanh dễ dẫn tới những kích thích cục bộ không cần thiết.
Uống nguội: Thuốc giải độc, cầm nôn, giải nhiệt đều nên uống nguội. Ví như thuốc để chữa trị sốt cao cần nên để thật nguội mới nên uống.
Uống ấm: Những loại thuốc có tính bồi bổ thường có vị ôn hòa nên thường được chỉ định dùng khi ấm nhằm tăng cường bồi bổ khí và bổ dưỡng. Với thuốc bổ, sắc xong để nguội khoảng 35% uống là vừa.
Uống nóng: Uống khi bị trúng gió, cảm cúm, giải độc trừ hòa, nên uống lúc còn nóng để cho ra mồ hôi. Khi cần loại trừ hàn, tăng cường thông huyết mạch, thường được chỉ định uống lúc nóng để phát huy hết tác dụng của thuốc.
Uống hết ngay một lần: Loại thuốc mạnh, liều lượng ít được sử dụng để uống một lần cho hết nhằm tập trung sức mạnh của thuốc, phát huy hiệu quả tối đa như thuốc thông đại, tiểu tiện; tan máu ứ...
Uống nhiều lần: Những người bị bệnh về yết hầu, hay nôn mửa, cần uống thuốc làm nhiều lần và từ từ để thuốc có thời gian ngấm vào cơ thể dạ dày.
Uống khi đói: Thuốc bổ nên uống khi đói và nên uống vào buổi sáng, lúc bụng đói để thuốc được hấp thu hết.
Uống trước khi ngủ: Thuốc an thần gây ngủ vì thế nên uống trước khi ngủ khoảng 30 phút sẽ giúp thuốc phát huy hiệu quả cao nhất.
Uống cách nhật: Thường sử dụng với những loại thuốc tẩy run sán. Trước khi đi ngủ uống một lần, sáng hôm sau uống một lần nữa khi bụng đói để giun sán dễ bị tiêu diệt và bài tiết ra ngoài.
Bên cạnh đó, người mắc bệnh tích trệ, đau ngực khi uống thuốc nên nằm ngửa; người mắc bệnh ở đầu, não, tai, mắt, sau khi uống thuốc nên tĩnh dưỡng tại chỗ. Đối với người mắc bệnh đau hai bên sườn, sau khi uống thuốc nên nằm nghiêng.
Trang Thu (ghi)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47