Thuế xăng dầu không tăng kịch khung 8.000 đồng/lít trong năm 2019
Sẽ điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường với một số mặt hàng | |
Tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu là không phù hợp | |
Phải sớm giảm giá xăng E5 |
Trong tờ trình gửi Quốc hội liên quan đến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, Chính phủ đề nghị được rút Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường ra khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019. Theo Nghị quyết số 57/2018/QH14, dự án Luật này thuộc Chương trình năm 2019 (cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8).
Chính phủ đề nghị rút Luật này ra khỏi Chương trình năm 2019 bởi cần có thêm thời gian để nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhất là vấn đề mở rộng đối tượng chịu thuế có tác động xấu đến môi trường.
Chính phủ cũng cho biết, ngày 20.10.2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường (có hiệu lực kể từ ngày 01.01.2019), trong đó một số mặt hàng (xăng, nhiên liệu bay, dầu diezel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn, dung dịch HCFC, túi ni lông thuộc diện chịu thuế) đã được điều chỉnh lên mức trần trong khung thuế suất hiện hành; một số mặt hàng (dầu hỏa, than đá, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng) chưa điều chỉnh đến mức kịch khung thuế suất.
Do vậy, cần có thời gian để các quy định mới đi vào cuộc sống, trên cơ sở đó đánh giá cụ thể tác động của việc điều chỉnh khung thuế đối với định hướng sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm môi trường và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trước đó, tại dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính đã đề xuất nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng lên tối đa 8.000 đồng/lít. Hiện khung thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng đang là 1.000 - 4.000 đồng/lít.
Bộ Tài chính cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu là để ứng phó kịp thời với diễn biến giá dầu trên thị trường thế giới; đồng thời, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên, đề xuất này đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ các chuyên gia và người tiêu dùng.
Theo đó, các chuyên gia cho rằng, tăng thuế bảo vệ môi trường ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và cuối cùng người tiêu dùng sẽ là người chịu giá cao.
Theo Phạm Dung/ laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Hà Nội: Xử lý hơn 7.500 "ma men" trước thềm Tết Ất Tỵ
Tỷ giá USD hôm nay (27/1): Đồng USD được dự báo sẽ tiếp tục biến động
Giá vàng hôm nay (27/1): Vàng thế giới tiếp tục tăng nhẹ
Việt Nam dẫn đầu về phục hồi du lịch trong khu vực ASEAN
Gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (27/1): Đồng USD được dự báo sẽ tiếp tục biến động
Thị trường 27/01/2025 09:04
Giá vàng hôm nay (27/1): Vàng thế giới tiếp tục tăng nhẹ
Thị trường 27/01/2025 09:02
Nghịch lý nhiều mặt hàng Tết ở chợ đắt gấp 3 - 4 lần siêu thị
Thị trường 26/01/2025 12:29
Tỷ giá USD hôm nay (26/1): Đồng USD giảm mạnh về mốc 107
Thị trường 26/01/2025 10:41
Giá vàng hôm nay (26/1): Tiếp tục tăng sốc
Thị trường 26/01/2025 10:41
Giá xăng dầu hôm nay (26/1): Kết thúc chuỗi tăng 4 tuần liên tiếp
Thị trường 26/01/2025 08:55
Chợ Tết “hét” giá chuối xanh cao chưa từng thấy
Thị trường 26/01/2025 08:50
Giá xăng dầu hôm nay (25/1): Giá dầu thế giới tăng nhẹ
Thị trường 25/01/2025 10:41
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59