Thực hư của lời khuyên không rửa gà trước khi nấu?
Cách tra cứu nguồn gốc thịt heo, thịt gà | |
Tránh ăn thịt gà với những thứ này |
Cơ Quan Tiêu Chuẩn Thực Phẩm (Food Standards Agency- FSA) ở Anh đã đưa ra lời kêu gọi công chúng ngừng rửa gà trước khi nấu. Bởi theo FSA điều này có thể lây lan vi khuẩn Campylobacter trên tay, bề mặt nơi nấu nướng, quần áo và thiết bị nấu ăn thông qua nước đã rửa gà bắn lên chúng.
Vi khuẩn Campylobacter là nguyên nhân gây ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm - với khoảng 280.000 người bị ảnh hưởng trên khắp nước Anh mỗi năm. 28% số người trong cuộc khảo sát biết thông tin này và 1/3 biết gia cầm chính là nguồn lây nhiễm chính của campylobacter.
Các triệu chứng của căn bệnh nhiễm khuẩn campylobacter bao gồm tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, sốt và mệt mỏi. Hầu hết mọi người chỉ bị bệnh khoảng vài ngày, nhưng nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe lâu dài.
Tuy nhiên trao đổi với PV, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho rằng đây là điều hết sức phi lý. Bởi theo nguyên tắc khi chế biến thực phẩm, tất cả đều phải qua quá trình sơ chế, rửa bằng nước sạch. Bởi nước là thứ dung môi cực kỳ tốt để làm sạch các chất bẩn, trừ trường hợp bản thân nguồn nước ấy nhiễm khuẩn thì mới gây hại cho thực phẩm.
Nên rửa thịt gà bằng nước sạch trước khi chế biến. Ảnh: Internet |
Chắc chắn một điều là sẽ không có ai khi mua thịt gà ở chợ về mà không rửa sạch sẽ lại rồi cho gà đó vào nồi để nấu nướng. Vì hầu hết thịt gà sơ chế ở chợ như làm lông, mổ gà… thường không đảm bảo vệ sinh. Và bản thân khi chúng ta tự làm, cũng phải rửa bằng nước rồi mới chế biến. Nếu không sơ chế thực phẩm cẩn thận trước khi nấu nướng thì không chỉ đảm bảo vệ sinh mà còn có nguy cơ nhiễm nhiều loại khuẩn nguy hại hơn.
Chuyên gia cũng cho biết thêm, để kỹ càng hơn chúng ta có thể dùng một ít muối sát vào thịt gà cả trong lẫn ngoài rồi bằng nước sạch và làm khô trước khi chế biến. Còn việc mắc bệnh vì vi khuẩn Campylobacter có thể xuất phát từ nguồn nước sinh hoạt mình sử dụng, ăn phải động vật đã bị nhiễm khuẩn sẵn chứ không thể nằm ở việc rửa gà bằng nước trước khi nấu.
PGS. TS cũng đưa ra lời khuyên để tránh nhiễm chéo vi khuẩn, mọi người lưu ý sau khi xử lý thịt gia cầm tươi cần làm sạch tất cả các bề mặt dụng cụ như thớt, dao với nước nóng có xà phòng. Nên để dành riêng một loại thớt để dùng cho việc làm gà. Khi sơ chế nên rửa tay với xà phòng thật sạch, dùng găng tay...
Thêm vào đó, quá trình nấu chín thực phẩm cũng là một cách để tiêu diệt các loại vi khuẩn. Ngoài ra nên sử dụng thịt gà đã chế biến càng sớm càng tốt, vì đây là loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, ôi thiu nếu ăn phải có thể gây ra các tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Theo Nguyên Hà/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Tin khác
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết
Y tế 31/01/2025 10:59
Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025
Y tế 29/01/2025 18:23
Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng
Y tế 29/01/2025 00:07
247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết
Y tế 28/01/2025 12:54
Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết
Y tế 28/01/2025 12:00
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương
Y tế 27/01/2025 22:35
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết
Y tế 27/01/2025 11:18
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện
Y tế 26/01/2025 08:59
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội
Y tế 26/01/2025 06:02