-->

Thực hiện mở cửa trở lại một số loại hình, dịch vụ: Tuyệt đối không được chủ quan!

(LĐTĐ) Sau thời gian dài thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, phần lớn các hoạt động kinh tế, xã hội được mở cửa trở lại, cuộc sống dần trở lại “bình thường mới”. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, hơn lúc nào hết mỗi người dân đều phải nâng cao ý thức, tuyệt đối không lơ là, chủ quan để bảo vệ thành quả.
Các Trung tâm thương mại đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong ngày đầu mở cửa trở lại Các cửa hàng quần áo thời trang mở cửa trở lại, nhiều sản phẩm giảm giá sâu Mở cửa trở lại phải nâng cấp cơ sở Y tế và nâng cao ý thức phòng dịch của người dân

Cuộc sống “nhộn nhịp” hơn

Từ 6h ngày 14/10, thành phố Hà Nội triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố theo Công điện 21/CĐ-UBND. Theo đó, các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường; xe buýt, xe taxi được hoạt động theo công suất và hướng tuyến do Sở Giao thông vận tải hướng dẫn.

Các bảo tàng, công viên được mở cửa đón khách với số lượng không quá 10 người/đoàn; các khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú cũng được hoạt động trở lại không quá 50% công suất. Đồng thời, các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (trừ các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) được phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ, không quá 50% chỗ ngồi…

Thực hiện mở cửa trở lại một số loại hình, dịch vụ: Tuyệt đối không được chủ quan!
Các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống bán hàng phục vụ tại chỗ. Ảnh: Lê Thắm

Mấy ngày nay đã mở cửa bán hàng tại chỗ, nhưng quán bún ngan trên đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, của chị Dung chỉ đông hơn vào buổi sáng so với khi bán mang về. Chị Dung cho hay, lượng khách chỉ được khoảng 1/4 so với trước khi đại dịch xảy ra và hầu hết khách ăn vào buổi sáng, buổi trưa tối gần như không có khách.

Trước đây, khách đến trưa và tối chủ yếu là lao động nhập cư, làm việc ở các công trình xây dựng gần đó, nhưng do dịch bệnh, không có việc làm, nhiều người về quê chưa trở lại. Bên cạnh đó, nhiều người vẫn còn tâm lý lo ngại về dịch nên hạn chế ăn uống bên ngoài, dẫn đến các quán ăn chưa đông khách.

Sáng 17/10, một số cửa hàng bán đồ ăn sáng trong chợ Tứ Liên, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ thưa thớt khách. Người mua ăn tại chỗ chủ yếu là các tiểu thương kinh doanh trong chợ, còn người dân đi chợ chủ yếu mua mang về. Cũng trong tình trạng vắng khách, trong hơn chục cửa hàng ăn uống trong chợ dân sinh Quảng An, phường Quảng An có cửa hàng còn chưa kinh doanh trở lại…

Nhưng người dân vẫn luôn thận trọng

Bà Nguyễn Thị Hợp, trú tại tổ 14, phường Giảng Võ cho hay, gia đình bà vẫn nấu ăn cả 3 bữa tại gia đình và mua hàng mang về, chứ chưa đi ăn ở ngoài hàng. “Tôi thấy bác sĩ khuyến cáo Covid-19 lây nhiễm qua ăn uống rất lớn nên gia đình tôi vẫn ăn uống tại nhà, vợ chồng con trai, con dâu tôi cũng mang cơm đi làm.

Gia đình tôi cũng hạn chế đến các nơi cộng cộng, chỉ đi làm và mua sắm khi cần thiết. Muốn ăn đồ ăn do nhà hàng nấu, tôi thường mua mang về”, bà Hợp chia sẻ. Cùng tâm lý nên “cảnh giác” với dịch Covid-19, chị Trần Thu Hạnh, trú tại phường Văn Quán, quận Hà Đông, cho biết, dù hai đứa con rất muốn đi tham quan bảo tàng để tìm hiểu thêm về lịch sử, và các bảo tàng cũng đã được mở cửa đón khách trở lại, nhưng vợ chồng chị vẫn lo ngại, chưa dám cho con đi, mà hẹn bọn trẻ chờ thêm vài tuần nữa để yên tâm hơn.

“Dù đã tiêm vắc xin rồi nhưng vẫn có thể bị nhiễm và lây cho người khác, trong khi gia đình có bố mẹ già mắc bệnh nền và con nhỏ chưa đến tuổi được tiêm vắc xin nên vợ chồng tôi cũng hạn chế giao du, chỉ đến cơ quan và tham gia các hoạt động cần thiết. Mấy hôm nay, bọn trẻ được xuống chơi dưới sân chung cư, nhưng cũng chỉ chơi khi thưa người, còn lại, vợ chồng tôi chỉ đưa con đến thăm ông bà rồi về nhà”, chị Hạnh nói.

Đưa con về thăm ông bà, rồi con “mắc kẹt” ở quê đã vài tháng nay, chưa trở lại Hà Nội được khiến vợ chồng anh Thành và chị Hà (trú tại phường Phúc La, Hà Đông) rất sốt ruột. “Ở quê, cháu vẫn học online bình thường như các bạn, tôi dự định cuối tuần này về quê đón con lên Hà Nội, nhưng lại thấy phát sinh các ca bệnh mới, nên chưa biết khi nào các con được đi học ở trường. Đón con lên thì con phải ở nhà học online một mình vì bố mẹ đi làm tối mới về. Với một đứa trẻ lớp 3, tự học online tôi thấy không yên tâm”, anh Thành vẫn băn khoăn chưa biết khi nào nhịp sống gia đình anh mới thật sự “bình thường” trở lại…

Giám sát thường xuyên di biến động dân cư

Thực hiện Công điện 21/CĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố, cũng như các xã, phường, thị trấn khác, các cơ quan, công sở, doanh nghiệp… trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm đã hoạt động trở lại bình thường. Tuy nhiên, các hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống chưa đông khách, thậm chí, nhiều cửa hàng còn chưa mở cửa, do lượng khách của họ trước đây phần lớn là lao động tự do và sinh viên, đều chưa trở lại.

Thực hiện mở cửa trở lại một số loại hình, dịch vụ: Tuyệt đối không được chủ quan!
Cửa hàng phở thực hiện nghiêm việc dán mã QR và lắp tấm ngăn giữ khoảng cách. (Ảnh Lê Thắm)

Bà Nguyễn Thị Thúy Hường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Trâu Quỳ, cho hay, nhìn chung, các cơ sở kinh doanh dịch vụ cơ bản chấp hành tốt các yêu cầu về phòng, chống dịch như lắp tấm chắn, cài đặt mã QR… Công an thị trấn thành lập các tổ cơ động, thường xuyên tuần tra, vừa nhắc nhở chấp hành quy định về trật tự đô thị, vừa kiểm tra việc phòng, chống dịch Covid-19. Hiện, thị trấn Trâu Quỳ vẫn duy trì hoạt động của các Tổ Covid cộng đồng.

Tính đến ngày 16/10/2021, thành phố Hà Nội có tổng số tờ khai báo y tế trên hệ thống phần mềm: 11.617.357; số tờ khai trong ngày: 254.971 tờ khai, tăng 7.243 so với ngày hôm trước (247.728); trung bình 7 ngày 207.459. Tổng số địa điểm quét mã QR đến hết ngày 16/10/2021: 610.919, tăng 2.839 điểm so với ngày 15/10/2021 và tăng 314.672 địa điểm so với ngày 21/9/2021 (296.247 địa điểm). Số địa điểm quét QR tạo mới trong ngày 15/10/2021: 2.839, trung bình 7 ngày 4.291.

Tổng số lượt quét mã QR trên phạm vi toàn Thành phố trong ngày 16/10: 276.458 lượt, tăng 2.614 lượt so với ngày 15/10/2021 và tăng 77.862 lượt so với ngày 21/9/2021 (198,596 lượt), trung bình 7 ngày vừa qua: 244.553 lượt.Tổng số người đi/đến checkin tại các địa điểm quét QR trong ngày 16/10/2021: 214.817 người, tăng 2.183 người so với ngày 15/10/2021 và tăng 79.170 so với ngày 21/9/2021 (135.647 người), trung bình 7 ngày vừa qua 186.019. Có 5 đơn vị không phát sinh lượt quét mã QR trong ngày: Chương Mỹ (xã Thụy Hương), Sóc Sơn (xã Đức Hòa, Tân Hưng), Thường Tín (xã Thống Nhất), Mỹ Đức (xã Đốc Tín).

Không phải trực chốt kiểm soát phòng, chống dịch như trước, theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thị trấn, hiện nay các thành viên Tổ Covid cộng đồng vẫn tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới. Đồng thời, cũng thường xuyên theo dõi, giám sát di biến động dân cư với những người từ địa phương khác đến tạm trú, hoặc người dân gốc ở địa phương nhưng từ nơi khác trở về để yêu cầu khai báo y tế kịp thời…

Còn theo ông Nguyễn Đức Tiến, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Phúc La, quận Hà Đông, thực hiện Công điện 21/CĐ-UBND của Thành phố, Ủy ban nhân dân phường Phúc La đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thực hiện nghiêm việc cài đặt mã QR và các yêu cầu phòng, chống dịch theo quy định.

Để tạo thuận lợi cho người dân, Đoàn Thanh niên phường Phúc La đã tiến hành hỗ trợ cài đặt mã QR địa điểm cho các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn phường, đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn việc quét mã QR. Lực lượng Công an phường cũng thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở. Vì vậy, nhìn chung, bà con kinh doanh đều tuân thủ nghiêm quy định phòng dịch như cài đặt mã QR địa điểm, lắp vách ngăn, yêu cầu quét mã QR…

Tại quận Bắc Từ Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Lê Thị Thu Hương thông tin, thực hiện Công điện số 21/CĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố để bảo đảm mục tiêu kép trong điều kiện “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, Ủy ban nhân dân quận đã có văn bản yêu cầu 13 phường thuộc quận thực hiện nghiệm các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó, đặc biệt chú trọng tới các cửa hàng kinh doanh, buôn bán, phục vụ khách tại chỗ và các khu chợ dân sinh.

Hiện nay, hầu hết các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn đều trang bị đầy đủ các loại nước sát khuẩn, đo thân nhiệt, quét mã QR và dựng vách ngăn để đảm bảo phòng, chống dịch. Để giám sát việc chấp hành quy định phòng, chống dịch trong tình hình mới, quận Bắc Từ Liêm cũng chỉ đạo các phường thường xuyên kiểm tra và yêu cầu chủ cửa hàng phải nhắc nhở người dân đến ăn uống thực hiện quét mã QR, ngồi giãn cách 2m đúng quy định.

Ngoài phòng, chống dịch, quận Bắc Từ Liêm cũng đặc biệt chú trọng tới công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể, những ngày qua, quận đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường tuyên truyền, hướng dẫn 444 cơ sở cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Công tác kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với phòng, chống dịch Covid-19 tại các cửa hàng được cơ quan chức năng đẩy mạnh, vào cuộc quyết liệt. Qua kiểm tra, giám sát, quận đã xử phạt hành chính 5 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 15,5 triệu đồng, trong đó có một cơ sở phục vụ khách tại cửa hàng trước khi có quy định mới…

Trong “trạng thái bình thường mới”, một số hoạt động dần trở lại bình thường, nhưng đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục đòi hỏi các giải pháp kiểm soát chặt chẽ. Đồng thời với việc mở cửa hoạt động trở lại vận tải liên tỉnh, cả hàng không, đường sắt, đường bộ, thì nguy cơ dịch bệnh đối với Hà Nội sẽ tăng lên khi người dân trở về từ vùng dịch ngày càng đông. Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Tổ Covid cộng đồng, duy trì kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ di biến động dân cư là các biện pháp cần thiết để có thể nhanh chóng khoanh vùng khi có ca bệnh phát sinh.

Bên cạnh nỗ lực kiểm soát của chính quyền, còn đòi hỏi mỗi người dân phải nâng cao ý thức tự giác chấp hành các yêu cầu phòng, chống dịch, giữ thói quen đeo khẩu trang, thực hiện thông điệp 5K, tạo thói quen quét mã QR và khai báo y tế thường xuyên để các di biến động trong quá trình di chuyển sẽ được lưu trữ, phục vụ hiệu quả cho công tác khoanh vùng khi có các ca nhiễm và nghi nhiễm trên địa bàn.

Phương Thảo – Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân và du khách sẽ được vui Xuân, trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại Thủ đô. Sở Du lịch Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nhiều chương trình hấp dẫn phục vụ du khách vui chơi dịp Tết.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh dại ở người là bị chó, mèo nghi dại cắn mà không tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định và tự ý điều trị, dùng thuốc nam.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

(LĐTĐ) Ngày nay, thay vì phải ra chợ mua nguyên liệu rồi tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, nhiều chị em phụ nữ hiện đại chỉ cần đặt hàng online là đã có ngay một mâm cỗ tươm tất, đầy đủ. Cuộc sống bận rộn khiến hình ảnh các bà, các mẹ tất bật trong gian bếp chuẩn bị mâm cỗ dần được thay thế bởi dịch vụ đặt cỗ trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Xem thêm
Phiên bản di động