Thực hiện đấu thầu thuốc chữa bệnh: Rất cần sự minh bạch
Bộ Y tế phát động tuần lễ dinh dưỡng và phát triển | |
Bán thuốc không cần kê đơn: Vẫn thả nổi! |
Thuốc phải chất lượng, giá hợp lý
Trên thực tế, việc đấu thầu thuốc ở nước ta vẫn còn nhiều lỗ hổng và vừa qua vụ tiêu cực trong đấu thầu thuốc ở Đắk Lắk là một minh chứng.
Hiện nay, đấu thầu thuốc chữa bệnh theo quy định pháp luật được điều chỉnh theo Luật Dược, Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/1/2012 của liên Bộ Y tế - Tài chính, Thông tư 37/2013/TT-BYT ngày 11/11/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế. Phân tích kỹ các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật này, các chuyên gia kinh tế đã vạch ra những kẽ hở để lợi ích nhóm, thuốc kém hiệu quả chữa bệnh lợi dụng để đưa vào bệnh viện với giá cao.
Đấu thầu thuốc rất cần sự minh bạch |
Trước hết, đấu thầu thuốc rất dễ nảy sinh cơ chế xin - cho. Thông thường, việc đấu thầu giá thuốc được thực hiện qua các bước: Bệnh viện lập danh mục thuốc đấu thầu trình lên hội đồng đấu thầu của sở y tế xem xét, phê duyệt. Quy trình đấu thầu thuốc gồm các bước: Đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu. Đánh giá về tiêu chuẩn kỹ thuật theo hồ sơ mời thầu bao gồm các tiêu chí kỹ thuật liên quan đến chất lượng thuốc và việc đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình cung ứng thuốc. Đánh giá về giá để lựa chọn thuốc trúng thầu là bước được thực hiện cuối cùng. Tuy nhiên, quy trình này đã bộc lộ không ít kẽ hở. Chỉ cần một chút thiếu khách quan của hội đồng đấu thầu, không chỉ người bệnh, mà cả xã hội sẽ phải gánh chịu hậu quả. Thị trường thuốc ở Việt Nam với trên 22.000 loại thuốc đang lưu hành, giá thuốc vẫn có sự chênh lệch trên cùng một địa bàn và giữa các tỉnh thành phố. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng để nâng giá thuốc, đưa thuốc kém phẩm chất vào các cơ sở khám chữa bệnh.
Thêm nữa, các cuộc đấu thầu thuốc chữa bệnh hiện nay chủ yếu chỉ cạnh tranh về giá. Quy định tại Thông tư 37/2013/TT-BYT ngày 11/11/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu có mức điểm đánh giá chất lượng thuốc chưa tạo ưu thế về chất lượng cho các sản phẩm cùng tham gia đấu thầu. Đa số thuốc trúng thầu là được sản xuất trong nước, nhưng nguyên liệu phải nhập khẩu. Và để có giá rẻ, 90% doanh nghiệp phải tìm nguyên liệu rẻ, từ những nguồn cung cấp rẻ. Và vấn đề chất lượng lại được đặt ra.
“Người dân không đòi hỏi giá thuốc phải rẻ, mà chỉ cần giá thuốc hợp lý so với các nước trong khu vực. Vì vậy, dự thảo Luật Dược lần này phải bổ sung những quy định bảo đảm người dân trong nước được hưởng giá thuốc một cách hợp lý nhất”, bác Nguyễn Thị Tuyết, ở Hoàn Kiếm nói.
Theo Ông Đỗ Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, theo quy định tại Luật Đấu thầu, quy trình đấu thầu thuốc phải thực hiện thông qua các bước: Đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phải đảm bảo đạt yêu cầu để đảm bảo khả năng cung ứng thuốc khi trúng thầu; đánh giá về tiêu chuẩn kỹ thuật theo hồ sơ mời thầu bao gồm các tiêu chí kỹ thuật liên quan đến chất lượng thuốc và việc đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình cung ứng thuốc; đánh giá về giá để lựa chọn thuốc trúng thầu là bước được thực hiện cuối cùng chỉ đối với các mặt hàng thuốc đáp ứng yêu cầu tại bước đánh giá về tiêu chuẩn kỹ thuật. Do đó, cho rằng quy trình đấu thầu thuốc ưu tiên giá rẻ thay vì ưu tiên chất lượng thuốc là không có cơ sở và không hiểu các quy định hiện hành về đấu thầu thuốc cũng như quy định tại Luật Đấu thầu.
Đặt quyền lợi người bệnh lên hàng đầu
Anh Nguyễn Xuân Thao hiện đang công tác tại một trung tâm y tế cho biết, việc đấu thầu thuốc rất quan trọng nhưng việc quản lý chặt đơn vị sau khi đã trúng thầu cũng cần phải được lưu ý. Vì luật đã cụ thể nhưng không ít trường hợp đơn vị sau khi trúng thầu, chỉ làm tốt lúc đầu còn về sau “thả nổi” thuốc trên thị trường để rồi các cơ quan chức năng lại phải đi “vợt” rất vất vả. Khi bị phát hiện thì cũng chỉ bị xử hành chính hoặc thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh, thu hồi thuốc. Vậy trường hợp người dân không may đã sử dụng thuốc kém chất lượng thì sẽ được đền bù ra sao.
Điều đáng nói, không dừng lại ở việc nhiều loại thuốc trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ mà việc người dân lo lắng là nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe đối với người sử dụng. Có thuốc giả uống vào có phản ứng phụ luôn thì có thể biết mức độ độc hại, nhưng đối với nhiều loại thuốc có ảnh hưởng lâu dài thì khó có thể đong đếm được tác hại của nó đến sức khỏe người sử dụng.
Ông Đông khẳng định, thuốc tham dự thầu phải được lưu hành hợp pháp. Mà theo quy định tại Luật Dược, tất cả các mặt hàng thuốc để được phép lưu hành trên thị trường Việt Nam phải thực hiện theo quy trình đăng ký chung, thống nhất và chặt chẽ về các hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật theo đúng quy định chung của các nước ASEAN (ACTD) về hội nhập Quốc tế về đăng ký thuốc và phải được thẩm định đầy đủ theo quy trình về pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật đạt yêu cầu trước khi cấp phép. Đối với nhà máy sản xuất thuốc phải đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO-GMP) hoặc của EU, PIC/s. Theo nguyên tắc GMP, tất cả các mặt hàng thuốc trước khi đưa ra lưu hành trên thị trường đều phải được nhà sản xuất kiểm tra chất lượng đạt yêu cầu. Do đó, với các quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành phải đảm bảo chất lượng và an toàn, hiệu quả khi sử dụng.
Ngoài ra, thuốc sau khi được cấp số đăng ký lưu hành, hệ thống kiểm nghiệm (các Viện Kiểm nghiệm trung ương và các Trung tâm kiểm nghiệm trên toàn quốc) thực hiện công tác hậu kiểm về kiểm tra chất lượng thuốc, vì thuốc là mặt hàng đặc biệt, khó bảo quản và lưu trữ hơn các mặt hàng tiêu dùng thông thường, trong quá trình lưu thông trên thị trường do khí hậu, điều kiện bảo quản, phân phối có thể ảnh hưởng đến chất lượng thuốc. Tất cả các trường hợp hậu kiểm không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo hồ sơ đăng ký lưu hành sẽ bị xử lý theo quy định (thu hồi, rút số đăng ký lưu hành). Cục Quản lý Dược đã và đang làm rất quyết liệt vấn đề này.
Anh Nguyễn Xuân Thao hiện đang công tác tại một trung tâm y tế cho biết, việc đấu thầu thuốc rất quan trọng nhưng việc quản lý chặt đơn vị sau khi đã trúng thầu cũng cần phải được lưu ý. Vì luật đã cụ thể nhưng không ít trường hợp đơn vị sau khi trúng thầu, chỉ làm tốt lúc đầu còn về sau “thả nổi” thuốc trên thị trường để rồi các cơ quan chức năng lại phải đi “vợt” rất vất vả. |
T.Trang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025
Tin khác
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết
Y tế 31/01/2025 10:59
Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025
Y tế 29/01/2025 18:23
Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng
Y tế 29/01/2025 00:07
247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết
Y tế 28/01/2025 12:54
Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết
Y tế 28/01/2025 12:00
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương
Y tế 27/01/2025 22:35
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết
Y tế 27/01/2025 11:18
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện
Y tế 26/01/2025 08:59
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội
Y tế 26/01/2025 06:02