Thứ trưởng Giáo dục: 'Nghẽn mạng khi tra cứu điểm thi là bình thường'
Cẩn thận với những website giả mạo tra cứu điểm thi | |
Tra cứu điểm thi vào lớp 10 tại Hà Nội nhanh nhất |
Thưa thứ trưởng, tại sao gần đến thời điểm công bố kết quả thi Bộ Giáo dục và Đào tạo lại quyết định để một số trường đại học được công bố kết quả thay vì chỉ một cổng tra cứu của Bộ như đã thông báo nhiều lần trước đó?
Việc để các trường đại học cùng công bố điểm thi nằm trong tính toán về kỹ thuật cung cấp thông tin tra cứu của Bộ Giáo dục. Nếu dùng đường truyền duy nhất sẽ dẫn đến sự quá tải ở thời điểm đầu tiên vì thí sinh đều hồi hộp muốn tra cứu điểm sớm nhất. Khi đó không có mạng nào chịu tải được.
Vì vậy Bộ quyết định công bố điểm theo các khu vực, ví dụ đồng bằng sông Cửu Long giao cho Đại học Cần Thơ; TP HCM có Đại học Sư phạm và Đại học Nông lâm; miền Trung có Đà Nẵng, Vinh; miền Bắc có Sư phạm Hà Nội, Bách khoa Hà Nội; Tây Bắc có Đại học Thái Nguyên.
Khi chia các gói tải nhỏ đi thì việc truy cập vào mạng của Bộ sẽ thuận lợi hơn.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga. Ảnh: H.T. |
Thực tế dù đã chia nhỏ theo khu vực, nhưng trong mấy giờ đầu công bố gần như tất cả cổng tra cứu đều "chết", Bộ giải thích như thế nào?
Đấy là vấn đề về công nghệ, khó mà tránh khỏi. Trang tra cứu của Bộ đã tính toán là cùng một lúc khoảng 60.000 người truy cập thì có thể chịu tải, vượt quá thì sẽ phát sinh các vấn đề kỹ thuật. Về mặt lý thuyết hoàn toàn có thể tăng dung lượng truy cập bằng cách nâng cấp server, nhưng có cần thiết không?
Công nghệ thì phải tính toán sử dụng được lâu dài, chứ không thể đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn chỉ để phục vụ trong thời gian rất ngắn. Trong khoảng một hai giờ đầu tiên, hàng chục, thậm chí cả trăm nghìn người cùng truy cập, tuy nhiên sau đó giảm dần và tốc độ giảm rất là nhanh. Muốn chịu tải được trong thời gian đầu đòi hỏi phải có nhiều máy chủ, trang bị đường truyền rộng, tốc độ cao, nhưng lại chỉ sử dụng trong mấy chục phút thì lãng phí. Sau thời gian sốt ban đầu bộ phận kỹ thuật khắc phục, thời gian sau số lượng giảm dần thì việc tra cứu vẫn diễn ra bình thường.
Các trường được Bộ giao nhiệm vụ đã cố gắng rất nhiều. Bộ đề nghị các trường phải làm việc với các đơn vị cung cấp dịch vụ nới rộng băng thông, ưu tiên đường truyền trong thời gian thí sinh truy cập. Như vậy về mặt kỹ thuật thì việc nghẽn mạng khi số người truy cập lớn là chuyện bình thường.
Trước đây theo thông báo chỉ có Bộ Giáo dục công bố điểm và chịu trách nhiệm bảo mật dữ liệu điểm thi, nay có thêm nhiều trường công bố, vậy làm sao để chắc chắn dữ liệu không bị lọt ra ngoài, đến tay đơn vị làm dịch vụ tra cứu?
Việc có thêm các trường công bố điểm thi hoàn toàn không có gì thay đổi so với trước đây vì các trường được xem như một trạm của Bộ được giao thực hiện nhiệm vụ chứ không phải trường quản lý dữ liệu. Dữ liệu điểm thi vẫn do Bộ quản lý thống nhất. Như vậy cơ sở dữ liệu được bảo mật tuyệt đối và các trường phải chấp hành nghiêm. Trước khi giao nhiệm vụ Bộ đã nói rất rõ các quy định này.
Việc Bộ giao nhiệm vụ cho các trường công bố điểm thi hoàn toàn nằm trong quy chế thi tốt nghiệp THPT. Bộ chuyển giao dữ liệu cho các trường thì các trường phải có nghĩa vụ thay mặt Bộ quản lý dữ liệu, phục vụ tốt công tác tra cứu của học sinh. Các hoạt động tra cứu đều miễn phí và tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh.
Kết quả thi của thí sinh cả nước theo thống kê ban đầu như thế nào, thưa ông?
Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đang làm thống kê kết quả thi của thí sinh. Mấy ngày nay Cục đã cố gắng rà soát và hoàn thành các khâu để công bố điểm thi được sớm nhất, vì vậy khi có dữ liệu mới phân tích, tổng hợp, thống kê bao nhiêu em đỗ tốt nghiệp, bao nhiêu em điểm trung bình, điểm cao, cụm thi địa phương tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thế nào và kết quả thi ở các cụm do đại học chủ trì...
Trong vài ngày tới khi có đầy đủ dữ liệu Bộ sẽ công bố để xã hội đánh giá được chất lượng của giáo dục phổ thông và chất lượng tổ chức kỳ thi THPT quốc gia lần này.
Khi nào Bộ công bố ngưỡng xét tuyển đầu vào?
Từ nay cho đến trước khi các trường nhận hồ sơ xét tuyển thì Hội đồng xác định ngưỡng xét tuyển đầu vào sẽ làm việc để xác định mức điểm tối thiểu thí sinh phải đảm bảo để đủ điều kiện vào đại học. Dự kiến ngày 28/7 hội đồng sẽ họp tư vấn cho Bộ trưởng quyết định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12