Thu phí sử dụng đường cao tốc vì mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông hiện đại
Dự thảo Luật Đường bộ do Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo. Trong đó, đề xuất phương án bổ sung quy định về thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện theo số km xe chạy trên đường do Nhà nước đầu tư và do nhà đầu tư chuyển giao cho Nhà nước.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy thông tin về đề xuất thu phí hệ thống đường cao tốc do Nhà nước đầu tư bằng ngân sách. (Ảnh: CP) |
Thông tin làm rõ nội dung này, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, trên thế giới nói chung và các nước đang phát triển nói riêng, để đầu tư cho hạ tầng cần huy động rất nhiều phương thức, trong đó có phương pháp Nhà nước đầu tư xây cao tốc rồi thu phí để hoàn vốn.
Đối với Việt Nam, hiện nay nhu cầu đầu tư hạ tầng đường bộ cao tốc rất lớn. Dự kiến đến năm 2025 cần khoảng hơn 900.000 tỷ đồng. Do vậy khi quyết định chủ trương đầu tư các dự án đường cao tốc, đều là dự án quan trọng quốc gia, Quốc hội giao Chính phủ nghiên cứu giải pháp để đầu tư xong thu phí và hoàn vốn.
Thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Bộ Giao thông vận tải xây dựng đề án và đề xuất đưa quy định thu phí vào dự thảo Luật Giao thông đường bộ.
“Khi Nhà nước đầu tư các tuyến đường cao tốc mới thì song song có các tuyến đường quốc lộ. Người dân hoàn toàn có quyền lựa chọn đi cao tốc hoặc đường quốc lộ”, ông Nguyễn Danh Huy nói.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cũng khẳng định, sẽ tính toán mức thu phí một cách khoa học, minh bạch, đảm bảo chi trả của người dân. Cùng với đó, tính toán lợi ích mang lại khi các phương tiện đi trên cao tốc nhanh hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn, từ các chi phí nhiên liệu, chi phí vận hành…
Về sử dụng nguồn thu phí, ông Huy cho biết, sẽ nộp ngân sách, phục vụ đầu tư hạ tầng và các nhiệm vụ chi khác của Trung ương.
Còn mức thu phí thế nào, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy bày tỏ, mỗi dự án đều đánh giá tác động, lợi ích mang lại và đánh giá khả năng chi trả của người dân, trên cơ sở đó mức phí phải xây dựng một cách khoa học và có lấy ý kiến các cơ quan liên quan.
Theo Bộ Giao thông vận tải, để thực hiện mục tiêu 5.000 km đường bộ cao tốc, nhu cầu các nguồn vốn đầu tư đến năm 2030 khoảng hơn 800.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2021-2025 cần khoảng hơn 390.000 tỉ đồng để hoàn thành 2.043 km và khởi công 925 km.
Nếu không có cơ chế tạo nguồn tài chính cho đầu tư, phát triển, bảo trì, sẽ không đảm bảo mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đồng bộ, hiện đại, đạt mục tiêu 5.000 km đường cao tốc theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII; không đảm bảo việc thu hồi vốn đầu tư của Nhà nước đối với dự án đường cao tốc sử dụng toàn bộ vốn đầu tư công.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Tin mới 02/02/2025 22:16
Rạng rỡ Việt Nam
Tin mới 02/02/2025 14:03
Với Đảng, mùa xuân khát vọng
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 02/02/2025 06:03
Đảng ta là đạo đức, là văn minh
Thời sự 02/02/2025 06:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
Tin mới 01/02/2025 12:24
Quy định rõ hiệu lực của giấy tờ được cấp trước khi thực hiện sắp xếp bộ máy
Tin mới 01/02/2025 11:45
Liên tiếp rơi máy bay ở Mỹ, nhiều người thương vong
Quốc tế 01/02/2025 09:57
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ ô tô lao xuống kênh ở Nam Định ngày mùng 2 Tết
Tin mới 31/01/2025 20:33
TP.HCM: Xử lý hơn 1.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 5 ngày đầu kỳ nghỉ Tết
Tin mới 30/01/2025 18:30
Tiên phong đổi mới, sáng tạo để phát triển
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 30/01/2025 12:48