-->

Thu nhập của giáo viên: Còn nhiều khoảng cách

Cùng là nhà giáo, thậm chí cùng một bậc học, cấp học nhưng trong khi có những người sống ung dung với  thu nhập từ chính chuyên môn của mình thì không ít giáo viên khác phải chật vật, xoay xở làm thêm nhiều nghề mới đủ trang trải cuộc sống.  
thu nhap cua giao vien con nhieu khoang cach Giảm bớt áp lực cho giáo viên và phụ huynh
thu nhap cua giao vien con nhieu khoang cach Sắp khảo sát thu nhập giáo viên

Người ung dung với nghề

Tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh - Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Nguyễn Thu Hoài trở thành giáo viên dạy tiếng Anh ở một trường THCS thuộc quận Long Biên. Ngoài thời gian dạy trên lớp, về nhà, Hoài kèm cặp thêm tiếng Anh cho mấy đứa nhỏ con nhà anh em, họ mạc, hàng xóm gửi nhờ.

thu nhap cua giao vien con nhieu khoang cach
Cũng là dạy chữ, nhưng mỗi một bộ môn thu nhập lại khác. Ảnh minh họa.

Dù không có ý định phát triển việc dạy thêm, nhưng nhờ có phương pháp sư phạm, lại kèm cặp tận tình, mấy đứa trẻ mà Hoài kèm dạy thêm đều tiến bộ rõ rệt. Thế rồi, người nọ mách người kia, ngày càng có nhiều người tìm đến nhờ Hoài dạy thêm tiếng Anh cho con em mình.

“Ban ngày đi dạy ở trường đã rất mệt, tối về tôi không muốn tiếp tục làm thêm tại nhà, cho nên phải từ chối nhu cầu của rất nhiều bậc phụ huynh, chỉ những người thật sự thân thiết, gần gũi tôi mới nhận kèm cho con em họ”.

Ở một khía cạnh nào đó, dạy thêm cũng là một việc làm chính đáng bằng sức lao động chân chính của nhà giáo.

Nếu ai sai, ai lạm dụng việc dạy thêm để thương mại hóa giáo dục thì cần bị xử lý, nhưng không có nghĩa là cấm hoàn toàn việc dạy thêm, học thêm

Hạn chế số lượng như vậy, nhưng hiện tại, mỗi buổi tối trong tuần, kể cả ngày nghỉ, Hoài vẫn phải dạy thêm cho một lớp với 10 học sinh, trong 1,5 giờ,. Hỏi về mức thu nhập, Hoài bảo, cô không đặt nặng vấn đề kinh tế mà chỉ giúp các cháu nhỏ là chính, nhưng cô cũng cho biết, với mức học phí “bình dân” 70 ngàn đồng/cháu/ ca, mỗi ca (10 cháu) cô thu được 700 ngàn đồng, sơ sơ mỗi tháng thu nhập từ việc dạy thêm của Hoài cũng đạt con số hai, ba chục triệu trở lên...đủ để cô có thế sống ung dung trong thời buổi giá cả vùn vụt tăng cao.

Chuyện của cô giáo Nguyễn Thu Yến (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng tương tự.Yến tốt nghiệp loại giỏi khoa Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, với năng lực ấy, dù mới đi dạy chưa lâu,Yến đã nổi tiếng là một cô giáo lớp 1 có phương pháp rèn chữ, luyện đọc cho các con rất tốt.

Vì thế, Yến được nhiều phụ huynh tin tưởng, thường xuyên gửi con đến nhà nhờ kèm cặp, nhất là vào dịp hè, và thời gian sắp bước vào năm học mới. Thu Yến không bật mí về thu nhập từ việc dạy thêm của mình, nhưng chắc chắn, cuộc sống của cô rất ung dung, thoải mái, dù thu nhập cơ bản của một giáo viên tiểu học tại trường không đáng là bao.

Người xoay xở làm thêm mới đủ sống

Bên cạnh những cô giáo có thể sống ung dung với chính chuyên môn nghề nghiệp của mình như cô Hoài, cô Yến, trên thực tế, vẫn còn không ít giáo viên phải sống chật vật, khó khăn, phải xoay sở đủ thứ để trang trải cuộc sống dù họ không hề kém về chuyên môn, bằng cấp. Như trường hợp cô giáo Phạm Thị Hồng (Hoài Đức, Hà Nội).

Tốt nghiệp loại giỏi, khoa Văn Trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây (cũ), trầy trật gần 5 năm ở vị trí giáo viên hợp đồng, cô giáo Hồng mới trúng tuyển công chức và trở thành giáo viên biên chế của một trường THCS ở địa phương. Thêm gần chục năm đứng lớp nữa, tổng cộng 14 năm kể từ khi ra trường, tới bây giờ, thu nhập của cô Hồng (cả lương và phụ cấp) chỉ đạt hơn 4 triệu đồng.

“Vợ chồng tôi phải xoay đủ nghề từ chăn nuôi đến kinh doanh nhỏ mà cuộc sống vẫn thiếu thốn,vất vả. Hầu hết đồng nghiệp ở trường tôi đều chung cảnh như vậy”- cô Hồng cho biết. Hỏi tại sao không làm thêm bằng chính công việc của mình (dạy thêm), cô Hồng thở dài: “Chủ trương của trường và ngành là không được dạy thêm, nhưng cơ bản ở đây là vùng nông thôn, dân trí còn thấp, đời sống người dân còn khó khăn, họ chưa thực sự coi trọng việc học hành và cũng không có điều kiện đầu tư cho việc học hành của con em mình, thế nên có tổ chức lớp dạy thêm thì cũng chẳng có ai theo học”.

Cô Hồng là giáo viên tại nông thôn, cuộc sống chật vật đã đành, nhưng thầy Thắng- một giáo viên THCS ở một quận trung tâm Thành phố cũng có cuộc sống chật vật không kém. “Đi làm chục năm rồi, lương của tôi bây giờ là 4 triệu đồng/ tháng, còn vợ được 3,8 triệu.

Tổng thu nhập hai vợ chồng chưa được chục triệu, mà sống giữa thành phố đắt đỏ này, thực sự là cuộc sống khó khăn quá. Nhưng khổ nỗi hai vợ chồng tôi đều là giáo viên dạy môn phụ, tôi dạy thể dục, còn vợ tôi dạy kỹ thuật, thế nên muốn dạy thêm, kèm thêm rất khó. Để có thể trang trải cuộc sống, chúng tôi phải mở thêm cửa hàng photo và bán thêm ít văn phòng phẩm tại nhà”- thầy Thắng cho biết.

Cũng theo thầy Thắng, hiện nay trong các trường học có sự phân chia rất rõ ràng về thu nhập giữa các giáo viên. Giáo viên dạy Toán, Lý, Hóa, Anh thì rất giàu do họ có dạy tăng tiết trong trường và dạy thêm ở nhà, bộ phận giáo viên còn lại có đời sống rất vất vả.

“Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đến đời sống giáo viên, lương và thu nhập của đại bộ phận nhà giáo đã tăng lên đáng kể, nhưng thực sự mà nói sự tăng này không đồng đều, và đời sống của một bộ phận không nhỏ giáo viên còn hết sức chật vật. Tôi rất mong muốn các cấp, ban ngành hãy quan tâm hơn nữa đến những giáo viên dạy môn phụ (thể dục, kỹ thuật, sử, địa, công dân)...như tôi và có những cơ chế nào đó để xóa dần khoảng cách thu nhập giữa giáo viên môn phụ và môn chính”- thầy Thắng bày tỏ.

Còn cô Hồng thì bộc bạch: “Giáo viên mà chỉ sống bằng lương như chúng tôi thì cuộc sống khó khăn lắm. Tôi mong rằng Nhà nước và các cấp ngành chức năng, ngoài việc quan tâm tăng lương cho giáo viên thì cũng cần có những biện pháp tạo điều kiện cho giáo viên được làm thêm bằng chính chuyên môn, nghề nghiệp của mình.

Ở một khía cạnh nào đó, dạy thêm cũng là một việc làm chính đáng bằng sức lao động chân chính của nhà giáo. Nếu ai sai, ai lạm dụng việc dạy thêm để thương mại hóa giáo dục thì cần bị xử lý, nhưng không có nghĩa là cấm hoàn toàn việc dạy thêm, học thêm”.

Tâm tư của thầy Thắng và cô Hồng có lẽ cũng là tâm tư của nhiều thầy giáo, cô giáo đang chật vật sống chỉ bằng đồng lương cơ bản trong nhà trường. Thiết nghĩ, giáo dục là quốc sách hàng đầu, nếu những người làm giáo dục không đủ sống thì thật khó dồn hết tâm trí của mình vào công tác chuyên môn.

Rất mong sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền trong việc chăm lo đời sống, thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các giáo viên, để tất cả các nhà giáo được yên tâm với sự nghiệp trồng người.

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội

Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội

(LĐTĐ) Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải và Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh đã đến thăm, chúc Tết và kiểm tra sản xuất tại Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội.
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.

Tin khác

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công

(LĐTĐ) Tính đến ngày 14/1, có 24 bộ, cơ quan Trung ương và 58 địa phương đã thực hiện chế độ báo cáo trên phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công.
Hà Nội thu ngân sách nội địa cao nhất cả nước

Hà Nội thu ngân sách nội địa cao nhất cả nước

(LĐTĐ) Tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố do cơ quan Thuế thành phố Hà Nội quản lý thu thực hiện cả năm 2024 là 479.034 tỷ đồng, đạt 125,6% dự toán pháp lệnh, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2023, tiếp tục dẫn đầu toàn quốc về số thu nội địa.
Tỷ giá USD hôm nay (18/1): Đồng USD tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (18/1): Đồng USD tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (18/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,45%, đạt mức 109,41.
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank

Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank

(LĐTĐ) Ngày 17/1, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank).
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chứng khoán sẽ nghỉ giao dịch 5 ngày

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chứng khoán sẽ nghỉ giao dịch 5 ngày

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo nghỉ giao dịch 5 ngày nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, bắt đầu từ ngày 27/1 và tổ chức giao dịch trở lại vào ngày 3/2.
Hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công, truyền thống tiếp cận với công nghệ

Hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công, truyền thống tiếp cận với công nghệ

(LĐTĐ) Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng mua sắm sản phẩm trên các nền tảng số, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Vì vậy, việc chuyển mình trong hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm nghề truyền thống là xu thế tất yếu.
12 triệu cổ phiếu DDB sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngày 15/1

12 triệu cổ phiếu DDB sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngày 15/1

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, ngày 15/1 tới, sẽ chính thức đưa 12 triệu cổ phiếu DDB của CTCP Thương mại và Xây dựng Đông Dương vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 12.300 đồng/cổ phiếu.
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, đã chấp thuận đưa gần 3 triệu cổ phiếu KTT của CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT và hơn 6,3 triệu cổ phiếu TKG của CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên lần lượt là 2.300 đồng/cổ phiếu KTT và 2.400 đồng/cổ phiếu TKG.
Ngưỡng nợ thuế hoãn xuất cảnh như thế nào là phù hợp

Ngưỡng nợ thuế hoãn xuất cảnh như thế nào là phù hợp

(LĐTĐ) Theo quy định, các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm: cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế (NNT) là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề xung quanh ngưỡng nợ thuế để đủ điều kiện thông báo hoãn xuất cảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động