Thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020
Với 82,6% đại biểu tán thành, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Kế hoạch đầu tư công trung hạn trong 5 năm tới (2016 - 2020).
Báo cáo tại kỳ họp, ông Nguyễn Văn Tứ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng số vốn chi cho đầu tư phát triển của TP là 133.273 tỷ đồng. Số vốn này được phân bổ gồm vốn phân cấp cho các quận, huyện, thị xã là 28.293 tỷ đồng và vốn đầu tư phát triển do TP trực tiếp quản lý là 104.980 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn chi cho 956 dự án đầu tư công là 82.819 tỷ đồng.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Văn Tứ trình bày báo cáo tại Kỳ họp. |
Tính đến cuối giai đoạn 2011 - 2015, đã có 778 dự án hoàn thành, trong đó tập trung mạnh vào các dự án về nâng cao năng lực hạ tầng giao thông với 230 dự án. Công tác phân bổ vốn được thực hiện theo hướng tập trung cho các công trình trọng điểm, ưu tiên bố trí vốn hoàn thành các công trình chuyển tiếp, hạn chế bố trí vốn cho các dự án mới. Thực hiện đình hoãn, giãn tiến độ triển khai nhiều dự án chưa thực sự cấp thiết, bức xúc.
Về kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020, ông Nguyễn Văn Tứ cho biết, cấp Thành phố sẽ có tổng nguồn vốn là 90.910 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng nhu cầu vốn đầu tư công của Hà Nội là 249.315 tỷ đồng. Như vậy, phương án tỷ lệ điều tiết ngân sách 35% thì nguồn vốn đầu tư công mới đáp ứng được 36,4% nhu cầu vốn đầu tư công cấp TP.
Mặt khác, TP cũng đã ưu tiên bố trí thu hồi khoản ứng trước vốn ngân sách Trung ương vốn thanh quyết toán công trình hoàn thành và khoản dự phòng bắt buộc tổng cộng là 10.519 tỷ đồng. Như vậy, nguồn vốn đầu tư 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 còn lại là 80.391 tỷ đồng, năm 2016 đã bố trí 16.009 tỷ đồng, dự kiến 4 năm 2017 - 2020 là 64.382 tỷ đồng.
Do vậy, theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kế hoạch đầu tư công cần ưu tiên hàng dọc nhằm tối ưu hoá hiệu quả vốn đầu tư trong điều kiện khả năng đáp ứng nguồn vốn thiếu hụt lớn so với nhu cầu.
Ông Nguyễn Văn Tứ cho biết thêm, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 sẽ tập trung thực hiện 6 mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ. Đầu tiên là phát triển đồng bộ, hiện đại hoá từng bước phá triển kết cấu hạ tầng với ngân sách được bố trí là 45.033 tỷ đồng. Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và lòng ghép Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc miền núi được bố trí 5.430 tỷ đồng.
Việc thực hiện các nhóm chỉ tiêu về kinh tế và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 - 2020 được bố trí 11.365 tỷ đồng; Thực hiện các nhóm chỉ tiêu về văn hoá xã hội và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 - 2020 được bố trí 10.291 tỷ đồng; Thực hiện kế hoạch về quốc phòng an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ TP và cải cách tư pháp được bố trí 5.319 tỷ đồng; Thực hiện yêu cầu đảm bảo an toàn đê điều và hồ đập trên địa bàn TP được bố trí 1.798 tỷ đồng.
Cũng trong dịp này, UBND TP đề nghị HĐND TP xem xét giải ngân vốn ODA trước mắt cho phép theo số vốn thông báo từ Trung ương là 6.172 tỷ đồng (bao gồm cả dự phòng là 6.858 tỷ đồng). Bên cạnh đó, giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 nguồn vốn ODA theo hiệp định đã ký kết và nhu cầu vốn của các dự án là 63.962 tỷ đồng.
Thảo luận về dự thảo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 5 năm (2016 - 2020, đa số các đại biểu nhất trí cao với dự thảo. Đại biểu Lê Trọng Khuê (Chương Mỹ) phản ánh về việc huyện Chương Mỹ đã có kế hoạch đầu tư xây dựng Quốc lộ 6, nhưng không thấy trong đầu tư trung hạn. Bên cạnh đó, mỗi dịp mưa lũ, nước sông Bùi lại tràn vào nhà dân, nguy cơ vỡ đê cao. Dự án nâng cấp đê sông Bùi được thực hiện trong giai đoạn 2013-2017 nhưng hiện còn 7 xã chưa được đầu tư nâng cấp.
Đại biểu Đoàn Văn Trọng (Mê Linh) cho ý kiến, trên địa bàn huyện có dự án xây dựng tuyến đường từ trung tâm thị trấn với khu công nghiệp Quang Minh, với vốn là 130 tỷ đồng. Dự án này được lập thành 2 dự án riêng biệt, trong đó dự án 2 là mặt đường có giá trị 33 tỷ nhưng lại không được đưa vào đầu tư trung hạn.
Giải đáp những kiến nghị của một số đại biểu liên quan tới các dự án trên địa bàn huyện Mê Linh, Chương Mỹ, ông Nguyễn Văn Tứ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nhu cầu lớn nhưng khả năng đáp ứng chỉ được 36%. Trong vốn đầu tư 170 nghìn tỷ đồng, sau khi trừ vào các khoản chi bắt buộc, chỉ còn 21 nghìn tỷ cho các dự án mới. Theo ông Tứ, nhu cầu đầu tư là rất lớn trong khi vốn lại ít nên TP sẽ ưu tiên đầu tư những dự án hiệu quả cao nhất. Sau kỳ họp, UBND TP sẽ chỉ đạo các sở, ngành rà soát, chọn lọc để bảo đảm các dự án được đầu tư đem lại hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông Tây Hồ
Giải cứu 7 người mắc kẹt trong vụ cháy nhà trọ tại quận Cầu Giấy
Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương
Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương
Công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đón Tết đủ đầy, an toàn, đầm ấm
Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025
Tin khác
Gắn biển công trình cải tạo, nâng cấp Trường Trung học phổ thông Tây Hồ
Thủ đô 03/02/2025 17:05
Năm 2025, quận Bắc Từ Liêm phấn đấu trồng mới 1.620 cây xanh
Nhịp sống Thủ đô 03/02/2025 14:16
Quận Tây Hồ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025
Thủ đô 03/02/2025 14:10
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 21:31
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 18:36
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính
Thủ đô 02/02/2025 15:10
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 14:18
Sức hút của Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 06:03
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi
Nhịp sống Thủ đô 01/02/2025 21:21
Năm 2024 thành phố Hà Nội hoàn thành 2,219 triệu m2 sàn nhà ở
Nhịp sống Thủ đô 31/01/2025 08:35