Thịt lợn nhập khẩu tràn lan trên mạng xã hội, “siêu thị” khan hiếm
Hàng nghìn tấn thịt lợn Nga được nhập về Việt Nam, giá thịt trong nước sẽ giảm? | |
100 nghìn tấn thịt lợn sẽ được nhập khẩu trong Quý I/2020 | |
Hà Nội: Không phải nhập khẩu thịt lợn trong dịp Tết Canh Tý |
Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tính đến hết Quý I/2020, Việt Nam nhập khẩu 40.000 tấn thịt lợn, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm 2019. Các nguồn chính cung cấp thịt lợn cho Việt Nam là: Canada 25,81%, Đức 20,59%, Ba Lan 13,77%, Brazil 9,68%, Mỹ 7,65%, Nga 2,62%. Trước đó, trong năm 2019, Việt Nam đã nhập hơn 67.000 tấn thịt lợn và sản phẩm chế biến từ thịt lợn, tăng 63% so với năm 2018. Với lượng thịt lợn nhập khẩu tăng mạnh theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù phải chịu mức thuế theo quy định, tuy nhiên giá thịt lợn nhập khẩu vẫn rẻ hơn rất nhiều so với thịt lợn đang được bán tại các siêu thị, các chợ dân sinh trong nước.
Thiếu hệ thống phân phối là nguyên nhân khiến thịt lợn nhập khẩu khó tiếp cận người tiêu dùng |
Mặc dù lượng thịt lợn nhập khẩu đã tăng rất nhiều, tuy nhiên theo phản ánh của người tiêu dùng, hiện để tiếp cận được mặt hàng này vẫn còn rất khó. Chị Thu Phương ở (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, thời điểm đầu năm khi giá thịt lợn tăng cao tôi có nghe báo, đài nói đến việc thịt lợn nhập khẩu. Thực tình cũng muốn tìm hiểu xem chất lượng, giá thành thịt nhập khẩu ra sao so với thịt lợn trong nước, tuy nhiên để tìm mua tại các cửa hàng tiện ích, hay các siêu thị thì dường như không có sản phẩm này.
Cũng như chị Phương, bà Hiệp ở (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng chia sẻ, nghe nói đến thịt lợn nhập khẩu có giá rẻ hơn thịt lợn trong nước và đang được Việt Nam nhập khẩu về nhiều; mặc dù muốn tìm mua, nhưng thực tế đi một số siêu thị thì mặt hàng này dường như chưa có. “Một vài lần đi siêu thị hay cửa hàng tiện ích, tôi để ý xem có bán mặt hàng thịt lợn nhập khẩu không, nhưng hầu hết là không có. Trong khi tìm mua ở các hệ thống phân phối lớn, cửa hàng tiện ích uy tín không có, thì trên mạng xã hội lại thấy rao bán thịt lợn nhập khẩu rầm rộ với giá bán giao động trên dưới 100.000đồng/1kg”, bà Hiệp cho hay.
Thực tế cho thấy, những ngày gần đây chỉ cần lên mạng xã hội tìm kiếm từ khóa “thịt lợn nhập khẩu”, không khó để người dùng tìm kiếm được các tài khoản facebook rao bán thịt lợn nhập khẩu. Trong đó, tùy theo nguồn gốc xuất xứ nhập khẩu như Ba Lan, Nga, Canada, Tây Ban Nha…và cũng tùy theo từng mặt hàng mà sản phẩm sẽ có giá khác nhau. Tuy nhiên, giá thành được rao bán trên các trang mạng xã hội cho thấy “khá mềm” khi chỉ dao động ở mức từ 60 – 120.000đồng/1kg.
Từ phản ánh của một số người tiêu dùng, dạo qua một số siêu thị, hệ thống phân phối lớn trên địa bàn quận Thanh Xuân và Hà Đông như siêu thị BigC, Mega Market hay Co.op Mark…cho thấy, thời điểm hiện tại rất khó để tìm mua sản phẩm thịt lợn nhập khẩu; nếu có cũng chỉ có một lượng nhỏ mặt hàng này được bán theo kiểu “thử nghiệm” tại siêu thị Mega Market (Hà Đông). Trong khi đó, mặt hàng thịt lợn thành phẩm tại các hệ thống siêu thị này mặc dù đã “hạ nhiệt”, nhưng vẫn còn ở mức khá cao khi các sản phẩm có giá bán trung bình từ 140 – 180.000đồng/1kg. Trước nghịch lý này nhiều người đặt câu hỏi, vậy thịt lợn nhập khẩu đang ở đâu?.
Trước câu hỏi này, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, nguyên nhân đầu tiên là do thiếu sự quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thiếu hệ thống phân phối nên dẫn đến việc tiêu thụ khó. Do thiếu hệ thống phân phối, nên nhiều doanh nghiệp đành phải sử dụng “thị trường ngách” giới thiệu, quảng bá và bán qua mạng xã hội, qua các trang thương mại điện tử…Trong khi đó, người tiêu dùng Việt hiện vẫn chưa có thói quen sử dụng sản phẩm thịt lợn nhập khẩu, thịt lợn đông lạnh nên khiến sản phẩm này khó tiêu thụ.
Cũng theo ông Phú, hiện thịt lợn nhập khẩu đang được bán tại thị trường miền Nam nhiều hơn thị trường miền Bắc, nguyên nhân này cũng dễ hiểu bởi cách tiêu dùng ở hai miền có sự khác nhau. Ở miền Nam, người tiêu dùng dễ dàng chấp nhận các sản phẩm mới, sẵn sàng thay đổi theo xu hướng hiện đại nhanh hơn. Do đó, để có thể phát triển mạnh mặt hàng này thì cần phải xây dựng được chuỗi liên kết, trong đó, cần phải có hệ thống phân phối rộng khắp để sản phẩm thịt nhập khẩu đến được gần hơn với người tiêu dùng. Qua đó, dần thay đổi thói quen của người tiêu dùng trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Tin khác
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Thị trường 03/02/2025 06:59
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Thị trường 03/02/2025 06:57
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Thị trường 03/02/2025 06:37
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Thị trường 02/02/2025 21:41
Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ
Thị trường 02/02/2025 09:04
Không để thiếu hàng hóa gây tăng giá đột biến sau Tết
Thị trường 01/02/2025 20:35
Giá xăng dầu đồng loạt giảm vào chiều mùng 4 Tết
Thị trường 01/02/2025 17:33
Tỷ giá USD hôm nay (1/2): Thế giới bật tăng, thị trường tự do tiếp đà giảm
Thị trường 01/02/2025 08:00
Giá xăng dầu hôm nay (1/2): Giá dầu thế giới giảm tuần thứ hai liên tiếp
Thị trường 01/02/2025 07:59
Giá vàng hôm nay (1/2): Vàng thế giới lập kỷ lục mới
Thị trường 01/02/2025 06:09