Chăn nuôi an toàn sinh học là biện pháp hữu hiệu
Tăng cường giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi | |
Dồn sức phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi | |
Khốn khổ vì lò mổ tự phát |
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị |
Theo Cục Thú y, tính đến ngày 8/7, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tạ 4.550 xã, 501 huyện của 62 tỉnh, thành phố (chưa qua 30 ngày); tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là 2.856.722 con (chiếm khoảng hơn 8% tổng đàn lợn thực tế là trên 35 triệu con); đã có 106 xã thuộc 22 tỉnh có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh; cả nước còn tỉnh Ninh Thuận chưa có bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Trong thời gian tới, nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi tiếp tục phát sinh và lây lan theo 3 hướng sau: Dịch bệnh dễ dàng phát tán, lây lan nhanh và lan tỏa đến các địa bàn (cấp xã, huyện) chưa có dịch; tái phát các ổ dịch cũ qua 30 ngày; dịch bệnh xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung, quy mô lớn.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, công tác ứng phó với dịch thời gian qua vẫn tồn tại nhiều vướng mắc. Mặc dù đã có nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng và Bộ NN&PTNT, đã có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị nhiều địa phương, nhưng thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi là vô cùng nặng nề.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị |
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, nếu được tổ chức phòng chống bài bản, bệnh dịch tả lợn châu Phi sẽ không còn là nỗi lo lớn. Theo đó, vũ khí duy nhất vẫn đang là chăn nuôi an toàn sinh học, lấy phòng bệnh là chính. Bằng chứng đa số hộ chăn nuôi lớn, áp dụng quy trình an toàn sinh học hầu hết không bị bệnh dịch tả lợn châu Phi tấn công.
Chăn nuôi an toàn sinh học cũng là hướng đi bền vững, lâu dài cho cả ngành chăn nuôi, chứ không chỉ đối với chăn nuôi lợn. Hiện Bộ NN&PTNT đã huy động doanh nghiệp chăn nuôi lợn, trung tâm lưu giữ giống triển khai các biện pháp an toàn sinh học để bảo vệ đàn lợn giống. Đồng thời, chỉ đạo và tổ chức xây dựng được 821 vùng, cơ sở chăn nuôi lợn an toàn. Bên cạnh chăn nuôi an toàn sinh học, phải áp dụng đồng bộ các giải pháp ứng phó với dịch, gồm cả nghiên cứu sản xuất vacxin, chế phẩm sinh học, chế phẩm vi sinh…
Thông tin tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, tính đến ngày 11/7, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 27.689 hộ chăn nuôi/2.295 thôn, tổ dân phố/445 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện có chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội; làm mắc bệnh và tiêu hủy 481.649 con, với trọng lượng 33.151 tấn. Đến nay, ước tính thành phố đã chi tới 1.500 tỷ đồng cho công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Trong đó, kinh phí hỗ trợ lợn tiêu hủy khoảng 1.300 tỷ đồng, các hoạt động phòng chống dịch bệnh khác là 200 tỷ đồng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Đợt không khí lạnh đầu xuân sắp tràn về miền Bắc
Môi trường 02/02/2025 12:00
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/2: Đêm và sáng mưa phùn, trời rét
Môi trường 02/02/2025 06:00
Dự báo thời tiết ngày mùng 4 Tết Ất Tỵ: Có mưa phùn, nhiệt độ tăng
Môi trường 01/02/2025 06:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 3 Tết: Trời nắng, nền nhiệt tăng nhẹ
Môi trường 31/01/2025 06:13
Giữ gìn những “lá phổi xanh”
Môi trường 30/01/2025 16:58
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 2 Tết: Trời rét, không mưa
Môi trường 30/01/2025 06:39
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày mùng 1 Tết: Nắng hanh, đêm và sáng trời rét đậm
Môi trường 29/01/2025 06:17
Dự báo thời tiết đêm giao thừa trời rét đậm
Môi trường 28/01/2025 23:20
Thời tiết Hà Nội ngày 29 Tết: Trời rét đậm
Môi trường 28/01/2025 05:46
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 27/1: Sáng sớm có mưa rào, trời rét đậm
Môi trường 27/01/2025 06:12