-->

Thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng kéo dài, kết quả tiêm chủng giảm mạnh

Năm 2023, thiếu vắc xin tiêm chủng mở rộng kéo dài và thiếu một số loại vắc xin khác dẫn đến kết quả tiêm chủng năm nay thấp hơn hẳn so với những năm trước.
TP.HCM hết nhiều loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng TP.HCM: Vắc xin tiêm chủng mở rộng chỉ đủ dùng trong vài ngày Bộ Y tế: Trong tháng 12 sẽ có đủ vắc xin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng

PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận định, việc thiếu vắc xin kéo dài nhiều tháng dẫn đến kết quả tiêm chủng vắc xin năm nay thấp hẳn so với những năm trước.

Bộ Y tế: Thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng nhiều tháng, kết quả tiêm chủng giảm mạnh
PGS.TS Dương Thị Hồng – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. (Ảnh: Lâm Ngọc)

Cụ thể, kết quả tiêm chủng vắc xin trong 10 tháng năm 2023 chỉ đạt được 66,4%, Quy định phải đạt trên 75%. Tỉ lệ bao phủ tiêm chủng với các kháng nguyên bạch hầu - ho gà - uốn ván trong 10 tháng năm 2023 chỉ đạt 52,6%; riêng Tây Nguyên có tỉ lệ thấp nhất là 19,7%.

Lý giải về tình trạng thiếu vắc xin kéo dài nhiều tháng

PGS.TS Dương Thị Hồng cho biết, tháng 8/2023, Bộ Y tế mới được cấp kinh phí để mua vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Cũng theo bà Hồng, tháng 2/2023, thiếu vắc xin 5 trong 1, vắc xin DPT tiêm nhắc lại phòng bạch hầu – ho gà - uốn ván (thời điểm 18 - 24 tháng); đa số các vắc xin còn lại được cung ứng đến tháng 10/2023.

Từ tháng 7/2023, Bộ Y tế đã vận đông các nhà tài trợ trong nước và quốc tế được 258.000 liều vắc xin; tháng 8/2023, đã phân bổ để phục vụ công tác tiêm chủng.

Thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng kéo dài, kết quả tiêm chủng giảm mạnh
Việc thiếu vắc xin kéo dài nhiều tháng dẫn đến kết quả tiêm chủng vắc xin năm nay rất thấp so với những năm trước. Ảnh minh họa

Bà Hồng khẳng định, việc thiếu vắc xin là việc không mong muốn, Bộ y tế đã nỗ lực vận động các nguồn tài trợ để khắc phục tình trạng thiếu vắc xin, sớm bảo vệ trẻ phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Các vắc xin nhận viện trợ có chỉ định để tiêm chủng cho trẻ đến 18 tháng nên hoàn toàn có thể triển khai sớm cho trẻ.

Bà Hồng khuyến cáo các đơn vị quản lý đối tượng tiêm chủng, giám sát các bệnh trong tiêm chủng mở rộng, hướng dẫn các đơn vị điều trị tăng cường tiếp nhận khám trẻ nhiễm khuẩn đường hô hấp xử lý kịp thời.

Phân bổ 500.000 liều vaccine 5 trong 1 tới 63 tỉnh, thành

Bà Hồng cho biết, giữa tháng 12/2023, Chính phủ Úc tài trợ cho chương trình tiêm chủng mở rộng gần 500.000 liều vắc xin DPT-VGB-Hib để triển khai trong tiêm chủng thường xuyên cho các tháng đầu năm 2024.

Khi triển khai tiêm sẽ ưu tiên trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên chưa được tiêm mũi 1 vắc xin DPT-VGB-Hib bao gồm cả trẻ trên 12 tháng tuổi. Ưu tiên trước cho nhóm tuổi nhỏ nhất.

Sau đó, ưu tiên trả mũi 2 và mũi 3 cho trẻ chưa được tiêm đủ 3 mũi vắc xin DPT-VGB-Hib gồm cả trẻ trên 12 tháng tuổi.

Trong quý I năm 2024, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương sẽ tiếp nhận, phân bổ vắc xin kịp thời tới 63 tỉnh, thành để tổ chức tiêm chủng các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng, bao gồm vắc xin nhập khẩu và vắc xin sản xuất trong nước.

Bộ Y tế: Thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng nhiều tháng, kết quả tiêm chủng giảm mạnh
500.000 liều vắc xin DPT-VGB-Hib sẽ được triển khai trong tiêm chủng thường xuyên cho các tháng đầu năm 2024. (Ảnh: Lâm Ngọc)

Cũng trong quý này, sẽ triển khai công tác tiêm chủng bù, tiêm vét cho trẻ em đảm bảo an toàn tiêm chủng, đặc biệt một số vắc xin phòng chống dịch trong mùa đông xuân như sởi, rubella...

Ngoài ra, sẽ tăng cường giám sát các bệnh trong tiêm chủng mở rộng như giám sát bệnh sởi, rubella, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván sơ sinh, giám sát điểm ca tiêu chảy cấp do virus Rota.

“Phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, giữ sổ giấy, theo dõi sổ điện tử để năm lịch tiêm chủng của trẻ. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, phụ huynh cần chủ động thông báo tình hình sức khỏe của trẻ khi cán bộ y tế khám sàng lọc trước khi tiêm. Theo dõi trẻ 30 phút sau tiêm chủng và trong vòng 1 ngày tại nhà, kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu bất thường hoặc khi bà mẹ cảm thấy lo lắng", Phó giáo sư Hồng khuyến cáo.

Trước đó, ngày 22/12, Bộ Y tế tổ chức hội thảo cung cấp thông tin báo chí và chính sách trong công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2023.

Tại hội thảo, Bộ Y tế cho biết, trong quý II năm 2024, chương trình tiêm chủng mở rộng chuẩn bị triển khai tiêm vắc xin Rota. Đây là vắc xin mới trong tiêm chủng mở rộng tại 33 tỉnh, thành phố.

Giai đoạn 2021 – 2030, Chính phủ có lộ trình tăng số lượng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Cụ thể, năm 2025 tiêm vắc xin phế cầu, năm 2026 tiêm vắc xin HPV (ung thư cổ tử cung), năm 2030 tiêm vắc xin cúm mùa.

Lâm Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Nghệ An là tỉnh rộng nhất cả nước, hiện nay địa phương này có 412 đơn vị cấp xã
Tuyên truyền pháp luật lao động cho hơn 300 công nhân huyện Quỳ Hợp

Tuyên truyền pháp luật lao động cho hơn 300 công nhân huyện Quỳ Hợp

Ngày 16/4, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quỳ Hợp tổ chức chương trình “Truyền thông pháp luật, nâng cao kỹ năng và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, viên chức và người lao động”.
Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn Thành phố, hôm nay, 16/4, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.
Giá xăng ngày 17/4 có thể giảm gần 450 đồng/lít?

Giá xăng ngày 17/4 có thể giảm gần 450 đồng/lít?

Dựa trên diễn biến giá xăng dầu thế giới tuần qua các chuyên gia nhận định, trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 17/4, giá xăng có thể tiếp tục được điều chỉnh giảm từ 350 - 450 đồng/lít, trong khi đó giá dầu diesel giảm ít hơn ở mức gần 300 đồng/lít.
Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú

Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú sau khi xuất hiện hình ảnh du khách tiếp xúc với hổ nuôi nhốt.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?

Tin khác

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn Thành phố, hôm nay, 16/4, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.
Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Triển khai 4 nhiệm vụ y tế phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sở Y tế Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Không chủ quan với bệnh não mô cầu

Theo các chuyên gia y tế, khả năng lây của bệnh não mô cầu rất lớn, không thua kém bệnh sởi. Bởi vậy, với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân cần chủ động các biện pháp nhằm phòng, chống bệnh hiệu quả.
Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 4/4 đến ngày 11/4), toàn Thành phố ghi nhận 212 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã.
Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Kỹ thuật điều trị các khối u bằng sóng siêu âm hội tụ cường độ cao dưới hướng dẫn của siêu âm (US - HIFU) là phẫu thuật không xâm lấn - không dùng dao có hiệu quả đột phá trong điều trị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, thai bám sẹo mổ lấy thai, u vú, các khối u lành tính và ác tính khác tại mô mềm, gan, thận, tụy, xương,…
Một người lớn tử vong do sởi

Một người lớn tử vong do sởi

Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm 2025. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.
Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Vừa qua, tại Bộ Y tế, Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì cuộc họp trực tuyến xây dựng hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp, tổ chức lại theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), Hà Nội đã và đang tăng cường thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Đồng thời, Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Xem thêm
Phiên bản di động