-->

Thi THPT quốc gia 2017: Phương án thi trắc nghiệm được ủng hộ

Hầu hết các chuyên gia của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam bày tỏ quan điểm ủng hộ phương án tổ chức thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 đang được Bộ GDĐT đưa ra lấy ý kiến đóng góp của dư luận xã hội. Theo các chuyên gia, thi trắc nghiệm vừa cho phép bao quát diện rộng về kiến thức, vừa bảo đảm tính khách quan trong chấm thi. 
thi thpt quoc gia 2017 phuong an thi trac nghiem duoc ung ho Dự kiến kỳ thi THPT quốc gia năm 2017: Sẽ có nhiều thay đổi
thi thpt quoc gia 2017 phuong an thi trac nghiem duoc ung ho Bộ GD&ĐT chính thức công bố dự thảo phương án thi năm 2017

Theo TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học (Bộ GDĐT, đây không phải kỳ thi tuyển chọn nhân tài mà là kỳ thi phân loại dành cho số đông, nên thi trắc nghiệm khách quan là phù hợp nhất, đánh giá toàn diện học sinh nhất ở hầu hết các môn học.

thi thpt quoc gia 2017 phuong an thi trac nghiem duoc ung ho
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của trường ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh minh họa

Nếu tiếp tục thi theo hình thức tự luận sẽ không khách quan vì mỗi kỳ thi tốt nghiệp có đến 99% số học sinh đỗ tốt nghiệp. Nếu Bộ tiếp tục duy trì như kỳ thi 2016 với 3 môn bắt buộc và các môn còn lại là tự chọn vẫn dẫn đến tình trạng học sinh học lệch, học tủ, ngay từ đầu lớp 10.

Từ đó, mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh THPT tại Nghị quyết 29 không đạt được. “Trước đây, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam đã nhiều lần góp ý điều hệ trọng này nhưng không được chấp nhận. Do đó, Hiệp hội ủng hộ phương án đổi mới thi năm 2017 của Bộ GD-ĐT” - TS Khuyến nhấn mạnh.

Trong cuộc trao đổi với báo chí chiều ngày 13.9, PGS-TS. Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cũng tái khẳng định, Hiệp hội đánh giá cao việc Bộ GDĐT công bố dự thảo phương án thi và tuyển sinh 2017 sớm ngay từ đầu năm học (thay vì phải chờ đến tháng 3 như các năm trước) cũng như ủng hộ phương án thi năm 2017 theo hình thức trắc nghiệm.

Bởi đề thi và đáp án xây dựng dưới dạng trắc nghiệm sẽ đảm bảo độ khách quan cũng như hướng tới sự chuẩn mực (như Đại học quốc gia Hà Nội đã và đang thực hiện). Với kiểu đề thi như vậy, kết quả thi có thể dùng cho một số năm và trong trường hợp thi trên máy tính có thể hạn chế được tình trạng gian lận trong thi cử, tiết kiệm thời gian, công khai kết quả sau khi thi và loại bỏ tình trạng thi cử căng thẳng, dồn dập như hiện nay.

Bên cạnh đó, đề thi dạng này cũng sẽ bám sát yêu cầu của chương trình đào tạo trung học phổ thông để đánh giá năng lực người học. Không chạy theo thành tích dẫn tới tỉ lệ tốt nghiệp quá cao một cách vô lý.

Đặc biệt, theo GS.TSKH Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), mỗi phương pháp thi đều có ưu, nhược điểm riêng. Song không phải ngẫu nhiên các nước trên thế giới chọn thi trắc nghiệm là chính.

Vì thi trắc nghiệm cho phép đánh giá bao quát diện rộng về kiến thức, đồng thời đảm bảo chấm thi khách quan (trong khi thi tự luận giúp đánh giá năng lực tư duy cá nhân, sáng tạo của thí sinh, nhưng có nhược điểm là phụ thuộc vào người chấm).

“Với kỳ thi có quy mô hàng triệu thí sinh tham gia, đề thi phải xây dựng theo tiêu chuẩn nhất định thì trắc nghiệm có ưu thế áp đảo so với tự luận. Nếu thi trắc nghiệm thì chất lượng kỳ thi phụ thuộc vào chất lượng đề thi. Chất lượng đề thi có thể khắc phục được bằng cách xây dựng ngân hàng đề thi thật tốt. Trong khi đó, thi tự luận, trong nửa tháng phải chấm hàng triệu bài thì không thể đảm bảo tất cả người chấm thi đều giỏi và chất lượng kỳ thi sẽ bị ảnh hưởng” - GS Thiệp phân tích.

Cùng quan điểm ủng hộ phương án thi năm 2017 của Bộ GDĐT, PGS-TS Nguyễn Thị Phương Nga - Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cho rằng, kỳ thi này chỉ chọn ra những thí sinh đủ điều kiện tốt nghiệp THPT với yêu cầu đảm bảo kiến thức cơ bản bậc phổ thông, đồng thời có thể phân loại thí sinh để giúp các trường ĐH sử dụng kết quả này trong tuyển sinh nên hình thức thi trắc nghiệm là phù hợp.

“Thi trắc nghiệm khách quan vẫn có thể đo lường được tư duy logic, lập luận, phân tích chọn phương án đúng. Tuy nhiên, việc Bộ GDĐT có đủ khả năng chuẩn hóa đề thi tốt hay không còn do Bộ tổ chức như thế nào, Bộ có huy động chuyên gia có năng lực hiểu biết để tham gia vào xây dựng đề thi không? Đề thi tốt sẽ quyết định sự thành công của kỳ thi” - bà Nga phân tích.

Ngoài ra, Hiệp hội cũng đề xuất, theo lộ trình, Bộ nên cho thi tất cả các môn theo kiểu thi tổng hợp theo hướng đánh giá kiến thức kỹ năng cơ bản, ra đề thi đúng mục tiêu thì thí sinh nắm vững kiến thức cơ bản sẽ đỗ tốt nghiệp.

“Học sinh nước ngoài học nhẹ nhàng, nhưng về sau lại thành công hơn, bởi họ có kiến thức toàn diện và năng lực tự học. Việc thi cử của Việt Nam nên điều chỉnh theo hướng này” - PGS-TS Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh.

Còn đối với xét tuyển ĐH, CĐ 2017, lãnh đạo Hiệp hội cho rằng, Bộ GDĐT đã tôn trọng quyền tự chủ của các trường trong tuyển sinh (như quy định tại Điều 34 Luật Giáo dục đại học) là đúng.

Song Bộ cũng cần mạnh dạn giao cho một trung tâm khảo thí trong vai trò của một tổ chức dịch vụ công ích đảm nhận tổ chức việc xét tuyển sinh chung cho phần lớn các trường, khi các trường có đề nghị, để vừa thỏa mãn nguyện vọng lựa chọn ngành đào tạo của người học, đồng thời tôn trọng tiêu chí tuyển sinh riêng biệt của từng trường.

Chỉ tiêu tuyển sinh và tiêu chí tuyển sinh vào các trường cần được xem xét chặt chẽ xuất phát từ năng lực đào tạo và sứ mệnh (bậc, hạng) của mỗi trường. Riêng các trường thuộc hệ thống đại học cộng đồng (105 trường) và các trường tư không bị khống chế về nguồn tuyển, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp phổ thông trung học; đồng thời, cho phép các trường tổ chức xét tuyển vào đại học và cao đẳng mỗi năm hai hoặc nhiều lần.

K.Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sáng 3/2, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

(LĐTĐ) Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động phong trào Tết trồng cây một cách thiết thực, tránh phô trương, hình thức.
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 - 2/2), ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

(LĐTĐ) Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

(LĐTĐ) Theo dự kiến chương trình, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ chiều 5/2 đến 7/2 để xem xét, cho ý kiến các nội dung quan trọng trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường, diễn ra vào cuối tháng 2/2025.
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

(LĐTĐ) Thông thường, đường phố Hà Nội sẽ quay lại cảnh ùn tắc sau Tết, tuy nhiên khác với dự đoán, hôm nay (3/2) - ngày đầu đi làm sau Tết, đường phố Hà Nội lại đông đúc nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc.
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.

Tin khác

Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

(LĐTĐ) Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động phong trào Tết trồng cây một cách thiết thực, tránh phô trương, hình thức.
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, cấp tiểu học thành phố Hà Nội cần tiếp tục thực hiện đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng việc dạy học ngoại ngữ, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Khát vọng tuổi trẻ

Khát vọng tuổi trẻ

(LĐTĐ) Với ý chí quyết tâm vươn lên, không ngừng rèn luyện bản thân, biết bao bạn trẻ ngày nay đang nỗ lực trở thành công dân có trách nhiệm, sẵn sàng đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, góp phần xây dựng một Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tăng cường quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, bao gồm trường có vốn đầu tư nước ngoài...
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

(LĐTĐ) Về một trong những nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2024 - 2025 cấp Trung học phổ thông (THPT), ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đề nghị các nhà trường tăng cường giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12, quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp THPT, cố gắng lọt tốp 10 địa phương có kết quả thi tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo đời sống, kịp thời quan tâm, động viên, chia sẻ với những khó khăn của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) và học sinh.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động