Thí sinh thích thú với chủ đề “sống cống hiến” trong đề thi Ngữ văn
Ghi nhận tại một số điểm thi Trường Trung học cơ sở Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), Trường Trung học Việt Đức (quận Hoàn Kiếm), Trường Trung học cơ sở Giảng Võ (quận Ba Đình)… các thí sinh ra về nhanh chóng, có sự hướng dẫn, nhắc nhở của lực lượng thanh niên tình nguyện và cảnh sát giao thông, công an địa phương làm nhiệm vụ tại cổng điểm thi.
![]() |
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021. |
Thí sinh Nguyễn Anh Thư (dự thi tại điểm thi Trường Trung học cơ sở Nghĩa Tân) cho biết, đề Ngữ văn khá dễ. Mặc dù hơi bất ngờ với tác phẩm thơ “Sóng” có trong đề thi, nhưng Anh Thư lại thích thú với phần Nghị luận xã hội yêu cầu thí sinh phân tích về “sự cần thiết phải biết sống cống hiến”. Anh Thư cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp nên những minh họa cho bài viết dễ dàng khai thác được từ những hành động có ý nghĩa của lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch.
Về phần Đọc hiểu, thí sinh Phạm Hồng Quang Minh (dự thi tại điểm thi Trường Trung học phổ thông Việt Đức) cho rằng có phần khác lạ so với các dạng đề em đã từng ôn tập trước đó. Quang Minh cho biết, em và khá nhiều thí sinh khác có phần “lệch tủ” khi đề thi có tác phẩm thơ “Sóng”. Tuy nhiên, đây là một tác phẩm quen thuộc và đã được ôn tập nên các thí sinh không quá khó để hoàn thành câu hỏi.
![]() |
Các thí sinh ra về nhanh chóng. |
Theo nhận xét của một số giáo viên môn Ngữ văn, đề thi hay, bao quát, bám sát chương trình sách giáo khoa, có đầy đủ các mức độ nhận thức, có tính phân loại thí sinh cao. Vì vậy, thí sinh cần phải nắm chắc kiến thức và thuần thục các kỹ năng làm các dạng bài mới có thể đạt được điểm khá, giỏi.
Cô giáo Lê Hải Châu (giáo viên Ngữ Văn, Trường Trung học phổ thông Ban Mai, quận Hà Đông) cho biết, cấu trúc đề thi Ngữ văn của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 về cơ bản không thay đổi so với mọi năm, vẫn gồm có hai phần Đọc hiểu và Làm văn.
Phần Đọc hiểu (3 điểm) gồm 4 câu hỏi nhỏ. Bốn câu hỏi đọc hiểu đã lần lượt đặt ra yêu cầu theo các mức độ của nhận biết (câu 1, 2), nhận biết kết hợp thông hiểu (câu 3), vận dụng và vận dụng cao (câu 4). Đó là các mức độ phù hợp với quá trình nhận thức của học sinh, bám sát cấu trúc đề thi tham khảo và cũng là các kĩ năng mà học sinh đã được ôn luyện trong suốt năm học lớp 12. Riêng câu 4 là ở mức độ vận dụng cao yêu cầu học sinh phải vận dụng những hiểu biết về cuộc sống xã hội cùng những trải nghiệm cá nhân để thể hiện quan điểm độc lập của mình về lẽ sống. Với 3 câu hỏi nhận biết, học sinh hoàn toàn có thể đạt được điểm tối đa. Và như vậy, phần Đọc hiểu sẽ không làm khó và không làm mất thời gian của thí sinh.
Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong buổi thi sáng 7/7, toàn Thành phố vắng 509 thí sinh. Trong đó, số thí sinh không dự thi do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là 167 (5 thí sinh F0, 26 thí sinh F1, 107 thí sinh F2 và 29 thí sinh trong diện bị phong tỏa). Có 1 thí sinh vi phạm quy chế, bị đình chỉ thi do mang điện thoại vào phòng thi. Theo quy định của Ban Chỉ đạo thi thành phố Hà Nội, ngay sau buổi thi sáng 7/7, các điểm thi sẽ tổ chức phun khử khuẩn phòng chống dịch để chuẩn bị cho buổi thi tiếp theo. Theo lịch, chiều 7/7, các thí sinh sẽ làm bài thi Toán với thời gian làm bài là 90 phút. |
Phần Làm văn (7 điểm) giữ nguyên cấu trúc gồm 2 phần là viết đoạn văn Nghị luận xã hội (2 điểm) và bài Nghị luận văn học (5 điểm). Với phần Nghị luận xã hội vẫn yêu cầu học sinh nghị luận về 1 khía cạnh của vấn đề rút ra từ phần Đọc hiểu đó là sự cần thiết phải biết sống cống hiến - “sự cần thiết” được hiểu là ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc sống cần phải biết cống hiến. Có thể thấy, câu viết đoạn văn Nghị luận xã hội đảm bảo đúng form, cấu trúc, dung lượng mà học sinh ôn luyện, phù hợp với thời lượng và quỹ điểm; khía cạnh của vấn đề nghị luận cũng hướng tới một trong những điều quan trọng của cuộc sống mỗi cá nhân. Đề có yếu tố thời sự, học sinh có thể liên hệ với tình hình Covid-19, sự cống hiến và hi sinh thầm lặng của các y bác sĩ, lực lượng chức năng... đang ngày đêm chiến đấu mang lại cuộc sống yên bình cho đất nước
Với phần Nghị luận văn học chiếm quỹ điểm cao nhất cũng là dạng bài bám sát đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vấn đề xác định phạm vi kiến thức và kĩ năng trong câu Nghị luận văn học khá rành mạch khi yêu cầu cảm nhận về đoạn thơ gồm 3 khổ. 3 khổ thơ nói về suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn, quy luật của tình yêu và nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái khi yêu. Học sinh cần làm trọn vẹn nội dung và nghệ thuật.
Yêu cầu thứ 2 của đề là yêu cầu nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. Với vế 2 của đề bài học sinh cần chỉ ra vẻ đẹp nữ tính như sau: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng, là tiếng nói tâm hồn của người phụ nữ khi yêu với những nét đẹp đằm thắm, dịu dàng, đôn hậu, vị tha, sâu lắng…; là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường bằng tiếng thơ với những cảm xúc, suy tư, thao thức, khát khao… rất đời, rất gần gũi. Và vẻ đẹp nữ tính đó có lẽ bắt nguồn từ mong muốn hiểu và được hiểu mà khi yêu của người con gái. Phần Nghị luận văn học trong đề thi có tính phân hóa, nếu học sinh khá giỏi muốn được điểm cao thì không chỉ làm trọn vẹn nội dung và nghệ thuật ở vế cảm nhận mà cần sâu hơn ở vế 2 - nhận xét vẻ nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch
Tin khác

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII
Giáo dục 20/04/2025 21:56

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII
Giáo dục 20/04/2025 17:42

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/04/2025 22:30

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học
Giáo dục 19/04/2025 21:18

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm
Giáo dục 19/04/2025 17:25

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
Xã hội 19/04/2025 16:37

Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc
Giáo dục 18/04/2025 22:12

Hà Nội: Công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập tự chủ tài chính, tư thục
Giáo dục 18/04/2025 19:56

Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký
Giáo dục 18/04/2025 14:35

Đóng góp quan trọng hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia
Giáo dục 18/04/2025 14:34