--> -->

Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa

Đại biểu, Trung tướng Nguyễn Hải Trung cho biết, Công an thành phố Hà Nội đang hằng ngày, hằng giờ phải quản lý, xử lý khối lượng vật chứng rất lớn, có những vật chứng từ nhiều năm nay gây lãng phí...
Tháo gỡ vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án

Sáng 30/10, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và tiến hành thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Thí điểm thực hiện không quá 3 năm

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Huy Tiến trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự cho biết, thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự cho thấy có nhiều khó khăn, vướng mắc đặt ra, nhất là trong việc xử lý vật chứng, tài sản trong các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế.

Bên cạnh đó, cũng còn thiếu các biện pháp để các cơ quan tố tụng thực hiện ngay từ đầu nhằm ngăn chặn sớm việc chuyển dịch, tẩu tán tài sản trước khi có đủ căn cứ áp dụng các biện pháp tố tụng kê biên, phong tỏa…

Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Huy Tiến.

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao nêu rõ, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết đã xác định việc thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa thực hiện ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, xuyên suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và chỉ áp dụng thí điểm đối với các vụ án, vụ việc hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Các biện pháp xử lý vật chứng, tài sản (Điều 3) bám sát nội dung Đề án xử lý vật chứng, tài sản đã được Bộ Chính trị thông qua, dự thảo Nghị quyết quy định 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản.

Cụ thể gồm: Trả lại tiền cho bị hại hoặc gửi tiền vào ngân hàng để chờ xử lý; nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa. Đồng thời, cho phép mua bán, chuyển nhượng vật chứng, tài sản và xử lý tiền thu được từ việc mua bán, chuyển nhượng; giao vật chứng, tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp để quản lý, khai thác, sử dụng; tạm ngừng giao dịch; tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản.

Dự thảo Nghị quyết quy định thời gian thí điểm áp dụng từ ngày 1/1/2025 và được thực hiện không quá 3 năm.

Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa
Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội.

Cần thiết ban hành Nghị quyết

Thảo luận tại tổ sau đó, đại biểu, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội cho rằng, việc ban hành Nghị quyết là rất cần thiết. Hiện, Công an thành phố Hà Nội đang hằng ngày, hằng giờ phải quản lý, xử lý khối lượng vật chứng rất lớn, có những vật chứng từ nhiều năm nay gây lãng phí.

Thứ nhất là lãng phí chính giá trị tài sản của vật chứng. Có những tài sản để lâu quá, mất giá trị, chủ phương tiện không thèm để ý đến, coi như bỏ đi. Trong khi đó, thanh lý không thanh lý được, huỷ không huỷ được, phải giữ rất lãng phí.

Lãng phí thứ hai là phải có kho vật chứng lớn. Công an Thành phố phải có kho vật chứng chung, các quận huyện phải có kho vật chứng của Cơ quan điều tra cấp quận, huyện. Nhưng lấy đâu ra đất để xây dựng kho vật chứng theo quy chuẩn? Hơn nữa, trong chương trình cải cách tư pháp, Thành phố phải có kho vật chứng cả về hình sự, dân sự nhưng chưa có kho hoặc có nhưng không đáp ứng về diện tích, tiêu chuẩn.

Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cũng chỉ ra điểm lãng phí thứ ba là phải bố trí người trông coi kho vật chứng. Theo quy định, việc quản lý trông coi là cơ quan Công an, xử lý tài sản lại là Toà án.

“Mới đây, chúng tôi đã nhận mấy chục tấn đất hiếm trong 1 vụ án nhưng phải xây nhà tạm để lưu giữ. Dù là nhà tạm nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng, tránh thất thoát mất mát. Trong khi đó, để trông coi không chỉ 1, 2 người. Nếu đối chiếu với quy định mới nhất, đây là vấn đề rất vướng mắc, rất bất cập, rất khó khăn, bức xúc”, Trung tướng Nguyễn Hải Trung nói.

Vì vậy, Giám đốc Công an Hà Nội khẳng định, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự là rất cần thiết. Tuy vậy, theo tờ trình và dự thảo Nghị quyết, phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết còn quá hẹp, chỉ áp dụng với một số vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo nên chưa đại diện được hết các vụ việc để rút ra cái chung.

Theo ông Trung, sau khi triển khai thí điểm Nghị quyết phải tính toán mở rộng phạm vi điều chỉnh thậm chí phải ban hành luật. Hơn nữa, thời gian thí điểm 3 năm quá lâu, đã coi là điểm nghẽn thì phải khẩn trương giải quyết, tháo gỡ theo đúng tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và Quốc hội.

Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa
Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh)

Quy định hiện hành vô cùng bất cập

Cùng góp ý vào dự thảo Nghị quyết, đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh) đề nghị làm rõ hơn các tình huống cụ thể mà tài sản không thuộc phạm vi điều chỉnh để tránh nhầm lẫn với các quy định trong Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Đặc biệt, đề nghị nêu chi tiết về loại tài sản nào không thụộc phạm vi áp dụng để giúp cho các cơ quan có liên quan xác định rõ thẩm quyền.

Đại biểu đoàn Trà Vinh cũng đề nghị cần nhấn mạnh nguyên tắc xử lý nhanh chóng nhằm đảm bảo để lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước và ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên. Đồng thời, cần bổ sung thêm chi tiết về các cơ chế kiểm soát, như biện pháp kiểm tra định kỳ, báo cáo công khai để đảm bảo việc xử lý, giải chính tài sản đúng quy định...

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho biết, thời gian qua có trường hợp Giám đốc Bệnh viện bị bắt giam, máy móc, thiết bị liên quan gần như bị đóng băng, song nhu cầu cần dùng lớn. Đại biểu đã chứng kiến nhiều bãi gỗ lớn là tang vật vụ án bị mục nát, nhiều phương tiện vi phạm bị thu giữ, máy móc bị thu giữ bị hư hỏng nặng...

Vì vậy, đại biểu đoàn Hà Nội cho rằng việc ban hành Nghị quyết về xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự là cấp thiết, nhưng vấn đề là làm sao tổ chức thực hiện cho tốt...

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Đoàn thành phố Hà Nội) nhận định, Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự nên được ban hành sớm hơn, bởi quy định hiện hành vô cùng bất cập, gây bất lợi cho bị cáo, bị hại.

Theo quy định, khi khởi tố vụ án, cơ quan điều tra có quyền phong toả, kê biên, tài sản. Song cơ quan cuối cùng giải quyết số tài sản này lại là do Toà án, thời gian rất lâu, thông thường kéo dài 1-2 năm, gây hư hỏng vật chứng…

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính cũng cho rằng, nếu chỉ thí điểm trong các vụ án tham nhũng thì chưa đầy đủ, tròn trịa. Do vậy, không nên chỉ giới hạn ở tội phạm tham nhũng mà nên áp dụng ở tất cả các vụ án, đặc biệt là ở chương tội phạm về sở hữu.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tuyển Brazil lập kỷ lục với chức vô địch World Cup lần thứ 7

Tuyển Brazil lập kỷ lục với chức vô địch World Cup lần thứ 7

Tuyển Brazil tiếp tục khẳng định vị thế số 1 trong làng bóng đá bãi biển thế giới khi đánh bại Belarus với tỷ số 4-3 trong trận chung kết World Cup bóng đá bãi biển 2025, qua đó lần thứ 7 lên ngôi vô địch.
Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Thực hư thông tin TP.HCM và Hà Nội cấm ô tô đời trước 2017 lưu hành trên địa bàn

Thực hư thông tin TP.HCM và Hà Nội cấm ô tô đời trước 2017 lưu hành trên địa bàn

Những ngày qua, trên nhiều diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội xuất hiện thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới, trong đó có quy định về Hà Nội và TP.HCM sẽ cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn. Thông tin ngay lập tức lan truyền và gây "xôn xao" dư luận. Thậm chí khiến nhiều người lo lắng, bức xúc.
Từ đêm nay 12/5, cấm toàn bộ xe đường Vành đai 3 trên cao hướng Big C - Mai Dịch

Từ đêm nay 12/5, cấm toàn bộ xe đường Vành đai 3 trên cao hướng Big C - Mai Dịch

Từ 22h đêm nay (12/5), Vành đai 3 trên cao chiều từ siêu thị Big C đến cầu Mai Dịch, các lực lượng chức năng tổ chức cấm toàn bộ xe để phục vụ sửa chữa mặt đường và khe co giãn đường.
Người “ươm mầm” giọng hát

Người “ươm mầm” giọng hát

Nếu hỏi về những gương mặt thầm lặng đứng sau thành công của nhiều giọng ca trẻ, cái tên Lê Thị Kim Tuyến chắc chắn sẽ được nhắc đến với sự trân trọng đặc biệt. Là giảng viên Khoa Thanh nhạc, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, cô Tuyến không chỉ được biết đến như một người thầy tận tụy mà còn là người gieo niềm tin, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò.
Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết, qua theo dõi và tiếp nhận trực tiếp ý kiến của cử tri, người dân và cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này.
Trao học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi

Trao học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 109/KH-LĐLĐ về việc biểu dương “Gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô tiêu biểu" năm 2025; tuyên dương và trao học bổng cho con CNVCLĐ Thủ đô đạt thành tích cao, vượt khó học giỏi năm học 2024 - 2025.

Tin khác

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết, qua theo dõi và tiếp nhận trực tiếp ý kiến của cử tri, người dân và cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này.
Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đối với khoảng thời gian từ thời điểm cuối nộp hồ sơ ứng cử tới ngày bầu cử, rút ngắn từ 70 ngày theo quy định hiện hành, xuống còn 42 ngày, nhưng vẫn đảm bảo tổng thời gian từ hạn cuối công bố ngày bầu cử đến ngày bầu cử là 115 ngày như Luật hiện hành.
Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được rút ngắn 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4 năm 2026 (thay vì tháng 7 năm 2026).
Nga bàn giao tàu nghiên cứu khoa học "Giáo sư Gagarinsky" cho Việt Nam

Nga bàn giao tàu nghiên cứu khoa học "Giáo sư Gagarinsky" cho Việt Nam

Tàu nghiên cứu khoa học “Giáo sư Gagarinsky” có nhiệm vụ nghiên cứu biển, với khả năng hoạt động ở vùng biển sâu và xa bờ sẽ mở ra một trang mới...
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là hết sức có ý nghĩa, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại.
Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.
Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Siết trách nhiệm của người có ảnh hưởng khi truyền tải quảng cáo

Ngày 10/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Nhiều vấn đề liên quan đến quảng cáo sai sự thật, trách nhiệm của người truyền tải quảng cáo... được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo bổ sung quy định đối với “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo” nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn nhiều đối tượng lợi dụng người có ảnh hưởng để chuyển tải quảng cáo sai sự thật trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội, gây thiệt hại cho người tiêu dùng,
Đại biểu đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng

Đại biểu đề nghị bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng

Đề nghị không tiếp tục quy định mặt hàng xăng là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là đề xuất của nhiều đại biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngày 9/5.
Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Đại biểu đề nghị tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế với thuốc lá

Ngày 9/5, thảo luận về dự án Luật Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu đồng tình với việc tăng thuế với mặt hàng thuốc lá. Từ thực tiễn tại Việt Nam và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Quốc hội xem xét để tăng ngay, tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế thuốc lá.
Xem thêm
Phiên bản di động