“Thế trận toàn dân” thời Covid-19
Ấm lòng người dân trong khu cách ly Cầu Giấy | |
Nghệ An: Cách ly 11 người đi cùng chuyến bay với bệnh nhân Covid-19 thứ 51 |
Gia đình tôi sống tại một khu chung cư phía Nam Hà Nội, nơi mà tôi thường ví von là một địa bàn thu nhỏ điển hình của “thế trận toàn dân”. Sức mạnh nội lực của một quốc gia đến từ nhiều yếu tố: địa-chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, lịch sử…
Trong đó, “thế trận toàn dân”, yếu tố gắn kết, cố kết cộng đồng là một yếu tố đặc sắc của Việt Nam mà tôi muốn nói tới ở đây dưới góc độ thu nhỏ lại tại địa bàn nơi tôi sinh sống. Vô hình, nó tạo ra một trận địa an ninh nhân dân rộng lớn và chặt chẽ. Vai trò to lớn của “thế trận toàn dân” chính là ở khả năng lan tỏa mạnh mẽ và nhanh chóng thông tin - một bài học kinh nghiệm quý báu cho công tác truyền thông- và khả năng giám sát xã hội.
|
Để lý giải cho điều nêu trên, tôi xin trở lại với câu chuyện F2 của mình với đủ cả hai khía cạnh ưu điểm và hạn chế. Chính yếu tố mà tôi gọi là “thế trận toàn dân” trên đây cũng đã mang đến cho tôi những câu chuyện “dở khóc, dở cười”, mà tôi chắc rằng ai cũng sẽ thấy đâu đó một phần của mình, hoặc bản thân cũng từng trải nghiệm.
12h20p ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), tôi chính thức có quyết định cách ly theo dõi y tế tại nhà 14 ngày kể từ thời điểm có tiếp xúc với F1. Tôi nhận được sự hướng dẫn trực tiếp từ chính quyền và bộ phận chăm sóc y tế của phường. Họ làm việc rất nhiệt tình, trách nhiệm, nhanh chóng và hiệu quả.
Tiểu sử dịch tễ của tôi được đánh giá là không đáng ngại song vẫn cần phải theo dõi. Tôi cũng được khuyến cáo không nên lan truyền thông tin tràn lan để tránh gây hoang mang dư luận và cư dân trong khu vực. Cư dân sẽ được thông tin từ một nguồn chính thống là chính quyền và Ban quản lý dân cư. Cuộc gặp gỡ trao đổi này vô tình được cô nhân viên vệ sinh của tòa nhà xác nhận trong thời gian cô đang làm nhiệm vụ của mình. Tôi gọi vui, cô là “hạt nhân” của công tác thông tin toàn dân.
8 giờ sau đó, mọi thông tin cá nhân của tôi và gia đình, như: Địa chỉ phòng, nghề nghiệp, đơn vị công tác, tình trạng hiện tại đã được cư dân tòa nhà cập nhật. Sau một đêm, thêm nhiều thông tin khác như: Số điện thoại cá nhân, danh tính, Facebook, Zalo,… của tôi đều đã phủ kín Group cộng đồng cư dân toàn khu đô thị. Từ những thông tin vụn vặt ban đầu, có rất nhiều câu chuyện khôi hài được kể về tôi, đại loại như: Tôi “đã bị bệnh” (nhiễm Covid-19), hay do tôi “có mối quan hệ nào đó với lái xe của bệnh nhân số 17”, hoặc “hôm qua tôi bị công an tới làm việc”.…
Sau những tình tiết đó, dư luận chia làm 2 phe: phe thứ nhất, ngay lập tức thu dọn hành lý, tư trang về quê, khá giống với việc di tản. Phe thứ hai, bình tĩnh hơn, họ không dời đi nhưng rất hoang mang và liên tục gọi điện, nhắn tin cho tôi hoặc các lực lượng chức năng để cập nhật tình hình. Song, tôi nhận thấy một điểm chung ở tất cả đó là họ đều rất hoang mang và lo sợ nhưng lại tin khá nhanh vào những thông tin từ một nguồn “rao vặt”.
Vấn đề tôi muốn chia sẻ ở đây không phải là cuốn nhật ký hài hước 14 ngày cách ly của mình. Tôi muốn nói về vai trò truyền dẫn thông tin của cái gọi là “thế trận toàn dân” của chúng ta. Nếu chỉ truyền dẫn thông tin đơn thuần thì không khác nào một dịch vụ chuyển phát.
Điều đáng nói là, những thông tin được truyền đi và lan tỏa có sức ảnh hưởng lớn đến niềm tin của người nhận, và nhận được sự ủng hộ rất cao từ phía họ. Lý do là, “thế trận toàn dân” được xây dựng trên cơ sở tính cố kết cộng đồng của người Việt. Chính sự gắn kết với nhau trong một không gian giúp tạo dựng niềm tin tưởng. Và, đây chính là chìa khóa tạo ra hiệu quả của việc truyền thông nói riêng.
Nếu chúng ta biết vận dụng và phát huy thế mạnh này vào việc truyền thông, khởi đầu từ những nguồn thông tin chính thống, thông tin “sạch” thì việc tuyên truyền và nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch Covid-19 không bao giờ là điều khó khăn. Và, tôi tin, cũng nhờ đó mà những “tin giả”, hay những thông tin “kích động” sẽ không có cơ hội phát tán rộng trong cộng đồng. Mỗi cá nhân chúng ta là một phần của “thế trận toàn dân”, vậy nên hãy thông tin đúng, truyền thông tin đầy đủ, văn minh và có trách nhiệm với cộng đồng. Tôi tin “Đoàn kết, Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch”.
Phạm Thị Hường (Viện Triết học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Giáo dục 24/01/2025 19:27
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Giáo dục 24/01/2025 18:54
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09