Thế mới đáng nói!
May ra mới dẹp được | |
Tiền mất, tật mang! |
- Vâng, em biết ý các cụ là tiếng khóc của cô gái khi về nhà chồng là tiếng khóc vui, còn tiếng cười của chàng học trò thi trượt là tiếng cười chua chát. Phải vậy không bác?
- Đúng là thế. Ở đời có chuyện khóc mà không khóc, cười mà chẳng phải cười. Như lẽ đương nhiên vậy.
- Ấy vậy nhưng em cứ day dứt bởi mấy chuyện khóc mới đây.
- Chú là hay day dứt lắm. Còn khổ!
- Không day dứt sao được bác. Hai tiếng khóc ở Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An, tuy khác nhau nhưng đều chua xót cả.
- Ý chú muốn nói ông giám đốc trung tâm đã bật khóc khi nói: “Chúng tôi chi sai chứ không phải xà xẻo” chứ gì. Ở khía cạnh nào đó tớ cũng thấy xót xa và cảm thông cho sự ân hận này.
- Nhưng càng xót xa hơn khi có một tiếng khóc khác. Đó là tiếng khóc của một người tâm thần khi biết khẩu phần ăn hàng ngày của mình bị xà xẻo.
- Tớ nghĩ truyền thông cũng nói quá lên, chứ một người tâm thần thì tiếng khóc, tiếng cười vô tư lắm.
- Bác nói có lý, nhưng em vẫn thấy xót xa. Ước gì cuộc sống không có những tiếng khóc thế này.
- Cũng khó lắm. Hay chú làm cái chuyên đề “Điều ước thứ tám” đi. VTV đã có “Điều ước thứ bảy” cảm động lắm.
- Em làm “Điều ước thứ chín” luôn. Bác biết “giờ thứ chín” là gì không? Là sau 8 giờ vàng ngọc, công nhân lao động (CNLĐ) được nghỉ ngơi, vui chơi đó.
- Vậy khó đấy. Tớ vừa dự cái hội thảo về nâng cao đời sống cho CNLĐ, đa phần ý kiến đều cho rằng, đời sống của phần lớn CNLĐ còn khó khăn. Sau giờ làm việc hầu như không có điều kiện để vui chơi đâu. Vậy chú sẽ chả nghĩ ra được kịch bản để làm cái “giờ thứ chín” này đâu.
- Vâng, em biết nhưng em bàn đến tiếng khóc của công nhân.
- Hôm nay chú định “đa chiều” chuyên đề khóc à? Nghe nó buồn quá.
- Chả là câu chuyện năng suất lao động ở ta còn thấp đang được dư luận quan tâm. Có ý kiến cho rằng năng suất thấp là do tay nghề và tác phong làm việc của CNLĐ kém.
- Tầm bậy. Tớ thấy đa số CNLĐ của ta rất cần cù lao động, sẵn sàng tăng ca, giãn giờ… sao lại nói do CNLĐ được?
- Không cần cù, không tăng ca thì trước hết ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Thế nên khi nghe nói năng suất thấp là do người lao động, nhiều người đã khóc.
- Tiếng khóc ấy, theo tớ phải dành cho chủ doanh nghiệp. Ai lại với đa phần trang thiết bị và công nghệ lạc hậu, nhập không suy xét (thậm chí có thiết bị chưa về đến cảng nhà đã lạc hậu phải đắp chiếu) vậy mà lại đổ hết lỗi năng suất thấp do CNLĐ.
- Thế mới đáng nói chứ bác!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
Bình luận 08/01/2025 13:17
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ
Bình luận 31/12/2024 08:14
Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!
Bình luận 26/12/2024 16:53
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25