-->
45 năm ngày Bộ Chính trị quyết định đổi tên “Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định” thành “Chiến dịch Hồ Chí Minh” (14/4/1975- 14/4/2020)

Thể hiện nguyện vọng tha thiết của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân với Lãnh tụ kính yêu

(LĐTĐ)  Hôm nay (14/4), tròn 45 năm ngày Bộ Chính trị  quyết định đổi tên “Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định” thành “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Quyết định của Bộ Chính trị được phổ biến nhanh chóng đến các mặt trận, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đối với vị Lãnh tụ kính yêu của dân tộc trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.    

the hien nguyen vong tha thiet cua toan dang toan dan toan quan voi lanh tu kinh yeu Sức sống mãnh liệt của “Như có Bác trong ngày đại thắng”
the hien nguyen vong tha thiet cua toan dang toan dan toan quan voi lanh tu kinh yeu Ký ức của người lính xe tăng: Trận đánh trong ngày giải phóng đất nước
the hien nguyen vong tha thiet cua toan dang toan dan toan quan voi lanh tu kinh yeu
Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị quyết định đặt tên cho "Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định " thành "Chiến dịch Hồ Chí Minh" với phương châm : "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. (Ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương duyệt phương án tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh -TTXVN)

Hơn 45 năm trước, đứng trước thời cơ chiến lược lớn với điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị, tháng 10/1974, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp thảo luận kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam. Bộ Chính trị khẳng định quyết tâm: Thời cơ quân sự và chính trị để mở cuộc Tổng tiến công vào Sài Gòn đã chín muồi. Ta cần tranh thủ từng ngày, kịp thời phát động tiến công trên các hướng, không để chậm. Nếu để chậm thì không có lợi cả về chính trị và quân sự. Kịp thời hành động lúc này là bảo đảm chắc chắn nhất để giành thắng lợi hoàn toàn. Thời điểm này, lực lượng địch phòng thủ Sài Gòn còn khá đông, tiếp tục chuẩn bị đối phó với cuộc tổng tiến công của ta. Sĩ quan, binh lính hoang mang nhưng chưa rối loạn, tan rã. Phía ngoài, lực lượng còn lại của các sư đoàn 5, 25, 18, 22 bố trí thành một tuyến phòng thủ cách trung tâm Sài Gòn 30 đến 50km, từ Long An qua Tây Ninh, Biên Hòa đến Long Bình. Trong khi đó, lực lượng địch thường dựa vào các căn cứ và những cụm cứ điểm lớn để ngăn chặn và đẩy lùi các mũi tiến công của ta. Vùng ven Sài Gòn, lực lượng địch có 3 lữ đoàn dù và thủy quân lục chiến, 3 liên đoàn biệt động quân bố trí ở Hóc Môn, Tân Sơn Nhất, Bình Chánh, Gò Vấp, Nhà Bè làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực và sẵn sàng ứng cứu cho tuyến ngoài. Ở nội thành, địch tổ chức thành 5 liên khu, lực lượng chủ yếu là cảnh sát và phòng vệ dân sự.

Thời khắc lịch sử đã đến, nhận được báo cáo của Quân ủy Miền về diễn biến chiến trường và kiến nghị đặt lại tên "Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định", đúng 17 giờ 50 phút ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị gửi Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định (điện mật số 37/TK), nội dung: “Bộ Chính trị đồng ý chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Quyết định của Bộ Chính trị được phổ biến nhanh chóng đến các mặt trận, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đối với vị Lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Đồng thời, khẳng định ý chí quyết chiến quyết thắng của các cánh quân trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.

Một chiến dịch tiến công hợp đồng binh chủng quy mô lớn, có kết hợp với nổi dậy của quần chúng để kết thúc chiến tranh. Đó là chiến dịch quyết chiến chiến lược lịch sử. Tin chiến dịch được mang tên Người đến với toàn dân, toàn quân đã tạo nên sức mạnh mới. Được tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh là niềm tự hào, vinh dự to lớn của mỗi người Việt Nam, thế hệ làm nên chiến thắng mùa Xuân 1975 lịch sử.

the hien nguyen vong tha thiet cua toan dang toan dan toan quan voi lanh tu kinh yeu
Bộ đội lên máy bay vận tải vào miền Nam tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn (tháng 4/1975). (Ảnh: TTXVN)

Cùng ngày, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua lần cuối kế hoạch chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Kế hoạch xác định cuộc tiến công sẽ diễn ra đồng thời trên 5 hướng: Tây Bắc, Đông Bắc, Đông, Đông Nam, Tây và Tây Nam; thực hiện đánh nhanh, đánh dứt điểm, tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn quân địch, bảo vệ dân, bảo vệ các cơ sở kinh tế, văn hóa trong thành phố. Đòn tiến công quân sự có nhiệm vụ chia cắt, bao vây, tiêu diệt và làm tan rã các sư đoàn địch ở vòng ngoài, không cho chúng co cụm ở nội thành; đánh chiếm các cầu lớn mở đường cho các binh đoàn đột kích bằng lực lượng binh chủng hợp thành, cùng với bộ đội đặc công, biệt động và quần chúng nổi dậy đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu, trong đó có 5 mục tiêu quan trọng nhất là: Dinh Độc lập, Bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất, Biệt khu thủ đô, Tổng nha cảnh sát. Phát động quần chúng nổi dậy phối hợp và phát huy kết quả của đòn tiến công quân sự.

Cũng trong ngày 14/4/1975, Sư đoàn 3 (Quân khu 5) và Trung đoàn 25 (Mặt trận Tây Nguyên) tiến công đột phá tuyến phòng thủ Phan Rang của quân đội Sài Gòn. Trên hướng Bắc đường 1, Sư đoàn 3 tập kích các vị trí án ngữ ngoại vi thị xã, chiếm quận lỵ Du Long và các điểm cao 105, 300, Ba Râu, Suối Vàng, Suối Đá, cảng Ninh Chữ, chặn đường địch rút chạy ra biển. Trên hướng đường 11, Trung đoàn 25 đánh bại các đợt phản kích của Lữ đoàn dù quân đội Sài Gòn, áp sát sân bay Thành Sơn, làm chủ toàn bộ dải phòng ngự vòng ngoài thị xã Phan Rang. Trên hướng Nam đường 1, lực lượng vũ trang Quân khu 6 tiến công các vị trí của địch tại vùng ven, chia cắt Phan Rang với Bình Thuận.

Sau những thắng lợi to lớn của các chiến dịch Tây Nguyên, Trị Thiên, Huế - Đà Nẵng đã đánh dấu bước trưởng thành mới và toàn diện của quân đội ta. Các đơn vị bộ độ chủ lực tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm về tổ chức, về chỉ huy tác chiến và về kết hợp binh chủng trong các chiến dịch có quy mô lớn. Thu được thêm nhiều vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật của địch, làm cho sức mạnh chiến đấu của các binh đoàn chủ lực của ta tăng lên. Lực lượng vũ trang địa phương của ta cũng phát triển về cả số lượng và chất lượng, đã tạo điều kiện thuận lợi cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng mang tên "Chiến dịch Hồ Chí Minh".

PV ( Bài viết có sử dụng tư liệu Bảo tàng Quốc gia)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

(LĐTĐ) Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

(LĐTĐ) Theo dự kiến chương trình, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ chiều 5/2 đến 7/2 để xem xét, cho ý kiến các nội dung quan trọng trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường, diễn ra vào cuối tháng 2/2025.
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

(LĐTĐ) Thông thường, đường phố Hà Nội sẽ quay lại cảnh ùn tắc sau Tết, tuy nhiên khác với dự đoán, hôm nay (3/2) - ngày đầu đi làm sau Tết, đường phố Hà Nội lại đông đúc nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc.
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã đến thăm, chúc Tết tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô. Cùng đi có lãnh đạo Văn phòng, các Ban LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm

Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm

(LĐTĐ) Xuân Ất Tỵ 2025, nhiều du khách trong và ngoài nước chọn cho mình tour du lịch miền Tây Nam Bộ. Chuyến du lịch Sài Gòn - Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ mang đến trải nghiệm độc đáo, du khách được tham quan miệt vườn, khám phá những cù lao nổi tiếng trên hai dòng sông Tiền và sông Hậu, thưởng thức các món đặc sản miền Tây, trở về miền ký ức xưa nơi làng quê Nam Bộ…
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.

Tin khác

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn Thủ đô Hà Nội tiếp tục đi đầu, dẫn dắt cả nước

Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn Thủ đô Hà Nội tiếp tục đi đầu, dẫn dắt cả nước

(LĐTĐ) Tin tưởng với sự nỗ lực cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, với sự gương mẫu, đi đầu của Thủ đô Hà Nội, đất nước ta sẽ tiếp tục phát triển thịnh vượng; mang lại cho người dân những điều tốt đẹp nhất, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chúc Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đón xuân mới Ất Tỵ 2025 vui tươi, hạnh phúc, chúc mừng năm mới nhiều thắng lợi mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội

Tổng Bí thư Tô Lâm chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong không khí toàn Đảng, toàn dân đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tối 28/1 (tức 29 Tết), đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến trụ sở Thành ủy Hà Nội, thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô.
Hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

(LĐTĐ) Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ban hành Kết luận của UBTVQH về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT) (tại Phiên họp thứ 41, tháng 1/2025).
Hiện thực hoá mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Hiện thực hoá mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 24/01/2025 phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường cacbon tại Việt Nam (Đề án).
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2

Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2

Các địa phương hoàn thiện sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, cấp huyện đồng bộ với sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ (công bố các quyết định liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy trong thời gian từ 18 - 20/2).
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 23/1, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động