-->

Thế hệ trẻ Gen Z với trách nhiệm gìn giữ và phát triển Thủ đô nghìn năm văn hiến

(LĐTĐ) Ngày 10/10/1954 đánh dấu một bước ngoặt lịch sử cho Hà Nội, mở ra thời kỳ phát triển mới khi nhân dân lao động được làm chủ vận mệnh của mình. Sau 70 năm, Thủ đô hôm nay rực rỡ chào đón kỷ niệm Ngày Giải phóng, khơi dậy niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc trong lòng mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Zen Z (những bạn sinh từ 1997 - 2012).
Bồi dưỡng lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước cho thế hệ trẻ "Truyền lửa" chiến thắng Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ Thủ tướng khích lệ thế hệ trẻ dũng cảm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Trong không khí phấn khởi, rạo rực, Thủ đô Hà Nội đã đổi mới mình với chiếc áo nhiều sắc màu rực rỡ, tươi mới chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; những tháng năm lịch sử hào hùng của ngày 10/10/1954 lại được sống dậy mạnh mẽ hơn trong tâm thức của những người Việt Nam, đặc biệt là người dân Hà Nội.

Còn đối với giới trẻ ngày nay, những năm tháng oanh liệt đó và sự hy sinh của ông cha luôn sống mãi trong trái tim và tinh thần của các bạn trẻ.

Thế hệ trẻ Gen Z với trách nhiệm gìn giữ và phát triển Thủ đô nghìn năm văn hiến
Dịp này, nhiều hoạt động của Thành phố được tổ chức nhằm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô là một sự kiện mang ý nghĩa lớn, thế hệ trẻ Thủ đô luôn khắc ghi và biết ơn những hy sinh của thế hệ đi trước, những người con ưu tú của Tổ quốc, những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để giành và giữ lại nền độc lập hoà bình cho đất nước.

Tự hào và khắc ghi những công lao to lớn, những mốc son lịch sử chói lọi của đất nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, bạn Đặng Thuỳ Trang, sinh viên năm thứ 3 Khoa Luật Kinh tế (Trường Đại học Luật Hà Nội) cho biết: “Qua những tấm ảnh, bài hát và báo đài, Hà Nội hiện lên vô cùng đẹp và thơ mộng, đây là cầu nối giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc. Trong đó, những giá trị văn hoá cùng với các địa điểm nổi tiếng của 36 phố phường Hà Nội đã để lại dấu ấn sâu sắc cho tôi.

Thế hệ trẻ Gen Z với trách nhiệm gìn giữ và phát triển Thủ đô nghìn năm văn hiến
Đặng Thuỳ Trang, sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

Bản thân sinh ra trong thời bình, tôi hiểu những giá trị mà cha ông đã hy sinh để có được nền độc lập ngày nay. Vì vậy, thế hệ trẻ chúng ta phải nỗ lực học tập, rèn luyện, xây dựng lập trường và tư tưởng vững vàng, sống lành mạnh và đạo đức để trở thành những công dân có ích, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong hành trình xây dựng và bảo vệ đất nước".

Trong dòng chảy của những ký ức về những ngày lịch sử 10/10/1954 đang được thành phố Hà Nội tái hiện, bạn Nguyễn Phương Linh - sinh viên Học viện Ngoại giao không khỏi bồi hồi, cảm động. Phương Linh chia sẻ, từ một Thành phố đã chịu nhiều tổn thương từ chiến tranh, sau 70 năm học hỏi, giao lưu tiếp biến văn hoá với các nước, giờ đây Thủ đô Hà Nội đã vươn mình thay đổi mạnh mẽ để xứng đáng là trái tim của cả nước.

Những ngày gần đây, Hà Nội như được khoác tấm áo mới để chào đón 70 năm Ngày Giải phóng Thủ Đô (10/10/1954 - 10/10/2024), đó là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển của Thủ đô và đất nước.

Thế hệ trẻ Gen Z với trách nhiệm gìn giữ và phát triển Thủ đô nghìn năm văn hiến
Nguyễn Phương Linh, sinh viên Học viện Ngoại giao.

Cũng theo Phương Linh, việc nâng cao văn hoá ứng xử thông qua lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, là một cách thiết thực để tôn vinh giá trị lịch sử và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời không chỉ thể hiện lòng tự hào về lịch sử, mà còn góp phần xây dựng một xã hội văn minh, đoàn kết phát triển. Để thấy rõ hơn sự thay đổi trong văn hoá ứng xử thông qua rất nhiều hành động và ý nghĩa cao đẹp của những con người Việt Nam.

“Ngoài ra, việc tham dự các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề của các nhân chứng lịch sử cũng rất bổ ích. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ còn thể hiện lòng tự hào bằng cách tham gia các hoạt động kỷ niệm văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử do nhà trường tổ chức cũng rất thú vị. Qua đó, các bạn trẻ có thể hiểu thêm về lịch sử, văn hóa Thủ đô và đất nước. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” để thế hệ trẻ ngày nay càng thêm “giữ lửa truyền thống - tiếp bước tương lai” góp phần xây dựng Tổ quốc trong thời kỳ mới”, Phương Linh bày tỏ.

Dù chỉ có thể cảm nhận sự hy sinh của cha ông và ký ức ngày Giải phóng Thủ đô qua những trang sách, những bộ phim tài liệu, những bài hát mừng thắng lợi… Nhưng trong sâu thẳm trái tim mình, đảng viên trẻ Đinh Thanh Hương, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đều xúc động, nghẹn ngào mỗi khi Thủ đô Hà Nội tổ chức ngày tôn vinh chiến thắng lịch sử vẻ vang ấy.

Đinh Thanh Hương cho biết, ngày Giải phóng Thủ đô không chỉ mang ý nghĩa lịch sử với mảnh đất nghìn năm văn hiến, mà nó còn có ý nghĩa với cả con đường cách mạng gian khổ của Việt Nam. Chiến thắng này như một mốc son chói lọi, mở ra trang sử mới trong thời kỳ kháng chiến của nhân dân ta. Là người đảng viên, không chỉ có lòng yêu nước, tôi còn luôn cảm thấy hạnh phúc và tự hào về những điều các chiến sĩ cụ Hồ đã làm cho quê hương, đất nước mình. Các bậc cha ông đã hiến dâng tuổi trẻ và xương máu cho ngày đất nước được hòa bình, thống nhất.

"Được đứng trong hàng ngũ của Đảng là niềm vinh dự của bản thân tôi. Tôi cho rằng thế hệ trẻ cần có trách nhiệm bảo vệ vững chắc những thành quả cách mạnh bằng các hoạt động thiết thực như tìm hiểu về lịch sử, cội nguồn dân tộc, luôn phấn đấu học tập để trở thành người có ích để xứng đáng với niềm tin và sự hy sinh của thế hệ trước”, Đinh Thanh Hương cho hay

Qua những chia sẻ này, có thể thấy thế hệ trẻ Thủ đô không chỉ tự hào về lịch sử hào hùng của cha ông, mà còn ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống, đồng thời góp phần xây dựng một Hà Nội ngày càng phát triển và văn minh.

Lan Hương - Bùi Phương

Nên xem

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

(LĐTĐ) Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Trên 30.000 người lao động tham gia chương trình Tết Sum vầy

Trên 30.000 người lao động tham gia chương trình Tết Sum vầy

(LĐTĐ) Theo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” do các cấp Công đoàn Thủ đô tổ chức nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã thu hút trên 30.000 người tham dự. Tại chương trình đã diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa, mang lại không khí Tết đầm ấm, vui tươi trong đoàn viên, người lao động.
Giá xăng dầu hôm nay (28/1): Giá dầu thế giới thấp nhất trong 2 tuần

Giá xăng dầu hôm nay (28/1): Giá dầu thế giới thấp nhất trong 2 tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (28/1), giá dầu thế giới chạm mức thấp nhất trong 2 tuần khi AI DeepSeek của Trung Quốc thúc đẩy lo ngại về nhu cầu. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,08 USD/thùng, giảm 2,12%; giá dầu Brent ở mốc 76,96 USD/thùng, giảm 1,96%.
Tỷ giá USD hôm nay (28/1): Đồng USD lại giảm

Tỷ giá USD hôm nay (28/1): Đồng USD lại giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (28/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,11%, xuống mức 107,33.
Tết nhớ thương của hậu phương người lính đảo

Tết nhớ thương của hậu phương người lính đảo

(LĐTĐ) Tết là dịp gia đình đoàn viên, nhưng ngoài đảo xa, các cán bộ, chiến sĩ vẫn miệt mài sản xuất, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Với họ, hậu phương vững chắc chính là động lực tinh thần mạnh mẽ để vượt qua mọi thử thách nơi đầu sóng ngọn gió, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương.
Giá vàng hôm nay (28/1): Vàng thế giới giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (28/1): Vàng thế giới giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (28/1) giá vàng thế giới giảm mạnh do chịu tác động bởi sự sụt giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu. Thị trường vàng trong nước đang trong kỷ nghỉ Tết Nguyên đán.
Thời tiết Hà Nội ngày 29 Tết: Trời rét đậm

Thời tiết Hà Nội ngày 29 Tết: Trời rét đậm

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/1 (tức 29 Tết Ất Tỵ), trời nhiều mây không mưa, trưa chiều giảm mây, trời rét đậm.

Tin khác

Ngày Xuân thưởng trầm

Ngày Xuân thưởng trầm

(LĐTĐ) Ngày Xuân, đốt một nén nhang trầm với mùi hương thoang thoảng, hẳn không phải riêng tôi mà bất kỳ ai cũng sẽ thấy lòng tĩnh tại và an nhiên. Nghe thêm những câu chuyện về trầm, càng thấy thú chơi trầm có nhiều điều thú vị…
Người giữ “hồn” quê hương

Người giữ “hồn” quê hương

(LĐTĐ) Năm 2024, Nghệ nhân Nhân dân Phan Thị Kim Dung, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Dân ca làng Mọc - Quan Nhân, (quận Thanh Xuân) vinh dự được thành phố Hà Nội vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú, ghi nhận sự miệt mài cống hiến cho văn hóa truyền thống của bà trong mấy chục năm qua.
Hướng đến một mùa lễ hội văn minh, an toàn và tiết kiệm

Hướng đến một mùa lễ hội văn minh, an toàn và tiết kiệm

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Mùa xuân trở về

Mùa xuân trở về

(LĐTĐ) Ba năm trước, Hùng rời ngôi làng yên bình để đến với thành phố. Khi ấy, trong lòng anh chỉ có một suy nghĩ đơn giản: rời quê để tìm kiếm cơ hội đổi đời, kiếm được nhiều tiền hơn, lo cho mẹ một cuộc sống đủ đầy và có thể tự hào trở về. Nhưng cuộc sống nơi thành phố không như những gì Hùng tưởng tượng. Những tháng ngày làm công nhân trong một nhà máy đông đúc, vất vả từ sáng sớm đến tối mịt, đã cuốn anh vào một guồng quay không ngừng nghỉ. Anh bận rộn đến mức dường như quên mất thời gian, quên mất những điều quan trọng mà mình từng để lại ở quê nhà.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Xem thêm
Phiên bản di động