Thành tựu nổi bật trong công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh
Thị xã Sơn Tây có kết quả giảm nghèo ấn tượng Huyện Ba Vì: Phấn đấu ủng hộ 1,3 tỷ đồng quỹ “Vì người nghèo” Giảm nghèo đa chiều nhìn từ huyện Chương Mỹ |
Công tác giảm nghèo “về đích” sớm 2 năm
Theo lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, thời gian qua công tác hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn thành phố được triển khai đồng bộ bằng nhiều giải pháp và đạt những kết quả khả quan. Đặc biệt, việc triển khai giảm nghèo theo hướng đa chiều, bền vững đề ra tại Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016-2020” đã tạo nên điểm tựa, giúp người nghèo từng bước vươn lên thoát nghèo.
Để nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo đến đúng đối tượng, hằng năm, các địa phương tiến hành điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo, sau đó phân tích, tổng hợp nhu cầu, khả năng, hoàn cảnh của từng hộ, từng nhóm đối tượng, làm căn cứ đề xuất giải pháp trợ giúp.
Theo đó, những người còn khả năng lao động là thành viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật và các đối tượng chính sách khác được ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề. Từ năm 2016 đến nay, toàn thành phố đã hỗ trợ đào tạo nghề cho gần 75.000 lao động thuộc các đối tượng chính sách. Sau học nghề, 88,45% lao động có việc làm mới hoặc vẫn làm nghề cũ, nhưng có thu nhập cao hơn.
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương trao nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tại huyện Ứng Hòa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Hà Nội mới) |
Cùng với công tác hỗ trợ đào tạo nghề, nhóm lao động đặc thù này còn được hỗ trợ về công cụ, phương tiện sản xuất và được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, với tổng số vốn vay gần 2.400 tỷ đồng. Những hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở đã được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà. Giai đoạn 2016-2020, toàn thành phố đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được 7.565 nhà ở cho hộ nghèo.
Những năm gần đây, thành phố chi trả trợ cấp hằng tháng đúng, đủ, kịp thời cho hơn 189.000 đối tượng bảo trợ xã hội và nuôi dưỡng thường xuyên 2.600 người tại các trung tâm bảo trợ xã hội. Ngoài ra, thành phố cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho 1,14 triệu lượt người nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội; hỗ trợ tiền điện, truyền hình kỹ thuật số, sữa học đường cho hộ nghèo; trợ cấp hằng tháng cho người già yếu không có khả năng tự phục vụ, người mắc bệnh hiểm nghèo; miễn phí xe buýt cho người từ 60 tuổi trở lên. Đặc biệt, thành phố đã hỗ trợ hơn 500.000 người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, với tổng kinh phí hơn 600 tỷ đồng.
Ngoài các chính sách đã triển khai, ngày 8/7/2019, Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND về “Một số chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo và hộ gia đình sau khi thoát nghèo ổn định cuộc sống của thành phố Hà Nội”. Mức hỗ trợ cho nhóm đối tượng này bằng mức chuẩn nghèo (1,4 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị và 1,1 triệu đồng/ người/tháng ở khu vực nông thôn). Kinh phí để thực hiện Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND khoảng hơn 300 tỷ đồng/năm, được huy động từ nhiều nguồn.
Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đã giúp các hộ nghèo có điểm tựa để vươn lên. Do vậy, dù chuẩn nghèo cao hơn chuẩn chung của cả nước nhưng công tác giảm nghèo của Hà Nội vẫn đạt kết quả khả quan, bảo đảm tính bền vững. Trong giai đoạn 2016-2019, toàn thành phố có hơn 67.000 hộ thoát nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo ở Hà Nội giảm từ 3,64% vào đầu năm 2016, xuống còn 0,42% vào cuối năm 2019, về đích trước 2 năm so với kế hoạch. Hiện, Hà Nội cơ bản không còn hộ nghèo (trừ người nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, không có khả năng tự thoát nghèo).
Thực hiện tốt chính sách an sinh
Nhằm không để ai “lọt lưới" an sinh xã hội, cùng với việc triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, chính sách bảo hiểm xã hội…
Với chính sách người có công, giai đoạn 2016-2020, toàn thành phố đã tiếp nhận, giải quyết chế độ ưu đãi cho 140.000 người có công; điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho hơn 200.000 lượt người; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 10.000 nhà ở đối với hộ gia đình người có công... Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” có sức lan tỏa mạnh mẽ. Hiện 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội làm tốt công tác thương binh - liệt sĩ; 100% Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng…
“Những năm gần đây, Hà Nội không còn gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo, gặp khó khăn về nhà ở; 100% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú”, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Quốc Khánh khẳng định.
Người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid- 19 nhận hỗ trợ lương thực. (Ảnh minh họa: Phạm Diệp) |
Về chính sách bảo hiểm xã hội, các ngành, đơn vị, địa phương tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Một số đối tượng đặc thù được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, hiện toàn thành phố có hơn 7 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ bao phủ 90,1% dân số, vượt chỉ tiêu thành phố giao. 40.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bảo hiểm xã hội bắt buộc thu hút gần 1,8 triệu người tham gia, bằng 37,5% tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi, bằng 95% tổng số người thuộc diện phải tham gia; bảo hiểm thất nghiệp có hơn 1,6 triệu người tham gia, bằng 32% tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi…
Như vậy, so với giai đoạn trước, số người tham gia bảo hiểm y tế tăng 37,6%, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tăng hơn 40%, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng hơn 50%, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng hơn 200%...
Những số liệu trên cho thấy, Hà Nội luôn dành các nguồn lực thỏa đáng nhằm bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người dân theo nội dung Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội.
Phấn đấu không còn hộ nghèo, tái nghèo
Để nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 17 đề ra mục tiêu đến năm 2025 không còn hộ nghèo và hộ tái nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn dưới 3%...
Về vấn đề này, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương cho biết, ngoài các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo đã, đang triển khai, với vai trò là đơn vị chủ trì tham mưu xây dựng và thực hiện Chương trình số 08 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”, Sở sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan đưa Chương trình số 08 vào đời sống. Theo đó, thành phố tiếp tục triển khai các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân; tập trung phát triển kinh tế các làng nghề, các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Thành phố cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào vùng xa trung tâm, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác giảm nghèo, ưu tiên nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở khu vực miền núi. Cùng với đó, công tác đào tạo nghề cho người lao động cũng được chú trọng…
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương nhấn mạnh: “Nhiệm vụ tiếp tục phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô sẽ được thực thi theo hướng sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả, phù hợp nhu cầu của từng nhóm đối tượng, đặc thù của từng địa phương, qua đó, mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận với các chính sách an sinh, các dịch vụ trợ giúp xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau".
Với nhiều giải pháp hỗ trợ giảm nghèo được triển khai linh hoạt, khả thi, chắc chắn mục tiêu không còn hộ nghèo, tái nghèo của Thủ đô sẽ trở thành hiện thực.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Thời sự 23/01/2025 18:59
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22