Thanh tra đột xuất Eximbank
Những năm "huy hoàng"
Được thành lập từ năm 1989 và chính thức đi vào hoạt động năm 1990, NH đã có 26 năm lịch sử hình thành và phát triển.
Năm 2008, NH bất ngờ vụt sáng khi mời gọi được SMBC (Sumitomo Mitsui Banking Corporation) - một trong những NH lớn nhất Nhật Bản và thế giới - tham gia làm cổ đông lớn. SMBC trả 225 triệu USD cho 15% cổ phần góp vốn, cao gấp 6,42 lần mệnh giá cổ phiếu NH này thời điểm bấy giờ.
Tháng 10/2009, Eximbank chính thức lên "sàn diễn" HOSE (Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM) và lập ra hàng loạt kỷ lục mới của Việt Nam.
Không chỉ đẹp ở bên ngoài, Eximbank còn biết cần kiệm tích lũy khi từng có thời điểm NH này có trong tay thặng dư vốn đến 5.200 tỷ đồng, một con số mơ ước để nhiều người thèm muốn. Cũng vào thời điểm này, Eximbank nổi như cồn, với các con số rất đẹp: Vốn điều lệ 8.800,8 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 13.681 tỷ đồng, cặp kè cùng "đại gia" SMBC và có nhiều tên tuổi khác theo sau như Vietcombank (giữ 8,8% vốn), VOF Investment Limited (5%) và 17 đối tác chiến lược khác. Niêm yết lần đầu 876,2 triệu cổ phiếu là kỷ lục về khối lượng đăng ký niêm yết mà Eximbank tạo ra cho thị trường để đánh dấu ngày đầu mình ra mắt.
Năm 2014 và sự tụt dốc bất ngờ
Theo các số liệu công bố của Eximbank, trong năm 2014, thu nhập lãi thuần của NH này đạt 2.710 tỷ đồng, lợi nhuận trước dự phòng rủi ro tín dụng đạt 937,8 tỷ đồng, giảm 17% so với năm 2013, lợi nhuận trước thuế là 68,7 tỷ đồng, giảm 91,5% so với năm 2013 và chỉ đạt 4% kế hoạch năm.
Cũng vào thời điểm này, giới phân tích tài chính mới bắt đầu nhìn kỹ vào vai trò của các "đại cổ đông" và hội đồng quản trị (HĐQT) NH này.
Dù có đối tác giàu có vây quanh nhưng dường như trách nhiệm của các cổ đông NH này không "trọn vẹn". Một cổ đông Eximbank là Quỹ VOF nhiều lần rao bán cổ phiếu nhưng bất thành, Vietcombank cũng từng có giai đoạn muốn thoái vốn.
Đáng kể nhất là đại gia NH Nhật SMBC - một tên tuổi rất lừng lẫy - trong gần 7 năm se duyên ngoài việc bơm tiền cho NH vụt sáng thì hầu như không giúp ích gì trong việc rèn luyện, nâng tầm Eximbank. Những năng lực kỹ thuật, quản trị điều hành, công nghệ đẳng cấp quốc tế của SMBC đều không thể hiện được gì ở Eximbank. Ngạc nhiên hơn, trong quãng thời gian này, SMBC liên tục mở rộng hợp tác, công bố nhiều thương vụ lớn trị giá hàng chục đến hàng trăm triệu USD nhưng tuyệt nhiên không có thêm khoản đầu tư nào khác vào NH đã mua vốn.
Eximbank từ vị thế là người nắm giữ kỷ lục niêm yết đã rớt xuống vị trí thứ 7, xếp sau BID, VCB, GAS, VIC, CTG, STB; từ một NH có tỷ lệ nợ xấu thấp đã "vươn mình" với tốc độ tăng nợ xấu "đáng nể". Riêng trong năm 2014, NH này có nợ nghi ngờ tăng vọt 79,6% (từ 309 tỷ đồng năm 2013 lên 555 tỷ đồng), nợ có khả năng mất vốn tăng 25,1% (từ 1.074 tỷ đồng lên 1.344 tỷ đồng), tổng nợ xấu cuối năm 2014 lên đến 2.144 tỷ đồng, tương ứng 2,46%. Trong khi đó, các tổ chức nước ngoài như SMBC hay VOF đều "ngoài cuộc", không ra tay cứu Eximbank khỏi sự xuống dốc.
Đặc biệt, khi giới phân tích tài chính nhìn vào cơ cấu HĐQT mới thấy nhiều vấn đề. Đơn cử, Chủ tịch Eximbank Lê Hùng Dũng thì bận rộn với vai trò Chủ tịch Liên đoàn Bóng bá Việt Nam (VFF).
Ông Đặng Phước Dừa - Phó Chủ tịch HĐQT, người mới gia nhập Eximbank vào năm 2014, tưởng chừng sẽ là "ngôi sao sáng" trong NH này.
Thế nhưng, trước đó, ông Đặng Phước Dừa từng có thời gian dài là Thành viên HĐQT NH Đông Á (DongABank) và đã rời bỏ NH này vào tháng 3/2014, lúc mà NH đang chống đỡ với muôn vàn khó khăn. Cùng thời điểm đó, DongABank công bố phát hành thất bại 100 triệu cổ phần và phải hủy bỏ kế hoạch tăng vốn từ 5.000 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng. Vài tháng sau đó, quý III/2014, DongABank tiếp tục công bố lỗ 76 tỷ đồng sau thuế, kết quả bất ngờ với nhiều người.
Các thống kê cho thấy, ông Đặng Phước Dừa sở hữu khoảng 3,88 triệu cổ phiếu DongABank (tương đương 0,78%) và vợ cùng con gái giữ thêm 5,92 triệu cổ phiếu. Tổng tỷ lệ sở hữu của gia đình ông Đặng Phước Dừa tại DongABank chỉ vào khoảng 2%. Việc rút khỏi Rexco và DongABank để về Eximbank trong giai đoạn nhạy cảm đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về trách nhiệm và năng lực hỗ trợ NH của doanh nhân khi NH "nguy biến".
Về với Eximbank ngay sau khi thôi nhiệm tại Rexco và DongABank, ông Đặng Phước Dừa trở thành Phó Chủ tịch HĐQT Eximbank vào tháng 4/2014, lúc NH này đang "tỏa sáng" sau thương vụ góp vốn vào Sacombank khiến giới tài chính chấn động 2 năm liền.
Những tưởng Eximbank sẽ tiếp tục thăng hoa khi có kinh nghiệm tại Sacombank thì việc NH này công bố lỗ khủng hơn 600 tỷ đồng vào quý IV/2014 (6 tháng khi ông Dừa gia nhập HĐQT NH) tạo thêm bất ngờ mới trên thị trường tài chính.
Nhìn đi nhìn lại, giới tài chính hầu như chỉ còn trông vào vai trò của ông Phạm Hữu Phú (Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc). Trong năm 2014, chính Tổng Giám đốc Phạm Hữu Phú đã xông pha và gánh trách nhiệm nặng nề nhất "lèo lái" Eximbank trong suốt giai đoạn đầy khó khăn này.
Gần đây, sau khi Eximbank công bố báo cáo tài chính với con số lợi nhuận toàn năm chỉ đạt khoảng 56 tỷ đồng, riêng trong quý IV/2014, Eximbank chịu thua lỗ đến gần 680 tỷ đồng đã khiến nhiều cổ đông bức xúc.
Riêng trong năm 2014, Eximbank có nợ nghi ngờ tăng vọt 79,6% (từ 309 tỷ đồng năm 2013 lên 555 tỷ đồng), nợ có khả năng mất vốn tăng 25,1% (từ 1.074 tỷ đồng lên 1.344 tỷ đồng), tổng nợ xấu cuối năm 2014 lên đến 2.144 tỷ đồng, tương ứng 2,46%.
Theo Quyết định số 37/QĐ-CụcII của Cục Thanh tra, Giám sát NH TP HCM thì việc thanh tra đột xuất Eximbank được tiến hành theo các nội dung sau: Thanh tra hoạt động cấp tín dụng, cấp tín dụng cho cổ đông và người có liên quan; cấp tín dụng tín chấp; phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng; thanh tra vốn điều lệ, cổ đông, cổ phần, cổ phiếu, chuyển nhượng cổ phần, tỷ lệ sở hữu cổ phần. Thời gian thanh tra dự kiến đến 30/3/2015 sẽ kết thúc.
Theo Báo thanh tra
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tài chính 24/01/2025 07:06
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 23/01/2025 06:49
Hà Nội thu ngân sách nội địa cao nhất cả nước
Tài chính 21/01/2025 09:02
Tỷ giá USD hôm nay (18/1): Đồng USD tiếp tục tăng
Tài chính 18/01/2025 09:23
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank
Tài chính 17/01/2025 16:44
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chứng khoán sẽ nghỉ giao dịch 5 ngày
Tài chính 17/01/2025 16:42
Hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công, truyền thống tiếp cận với công nghệ
Tài chính 13/01/2025 09:57
12 triệu cổ phiếu DDB sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngày 15/1
Tài chính 12/01/2025 14:56
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1
Tài chính 11/01/2025 17:35
Ngưỡng nợ thuế hoãn xuất cảnh như thế nào là phù hợp
Tài chính 08/01/2025 08:52