Thành phố Hồ Chí Minh tròn 40 tuổi: Xứng danh thành phố anh hùng
Thành phố Hồ Chí Minh: 4.000 người tham gia đi bộ vì an toàn giao thông | |
Hình ảnh thành phố Hồ Chí Minh sau 39 năm giải phóng |
“Đi trước về trước”
Ngày 30/4/1975 Sài Gòn giải phóng, Bắc Nam sum họp một nhà. Năm 1976, Sài Gòn được đổi tên thành thành phố mang tên Bác. Từ Đại hội VI của Đảng, thành phố tiến hành công cuộc đổi mới và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Tình hình chính trị, quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định; nền kinh tế có sự biến đổi sâu sắc, toàn diện từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh, liên tục tăng trưởng. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội được cải thiện không ngừng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, hệ thống chính trị được xây dựng, củng cố, có bước trưởng thành trên nhiều mặt.
Thành phố HCM không ngừng đổi mới |
Trong những năm gần đây (2005 - 2014), TPHCM đã đạt được nhiều kết quả trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế liên tục tăng trưởng cao, quy mô kinh tế mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các nguồn lực xã hội được phát huy, các ngành, lĩnh vực đều phát triển. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân giai đoạn 2006 – 2010 tăng 11,2%, đặc biệt trong giai đoạn 2011 – 2014 tuy bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thế giới, nhưng GDP của thành phố vẫn tăng trưởng hợp lý, năm 2011 tăng 10,3%, năm 2012 tăng 9,2%, năm 2013 tăng 9,3%, năm 2014 tăng 9,6% (cao hơn 1,5 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng sản phẩm nội địa của cả nước). Xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố chiếm hơn 30% cả nước.
Thu – chi ngân sách đạt kế hoạch, cơ bản đảm bảo cân đối ngân sách phục vụ nhiệm vụ phát triển thành phố, góp phần tích cực thực hiện ngân sách quốc gia. Giai đoạn 2011 – 2015, TPHCM tập trung bố trí vốn ngân sách là 98.724 tỷ đồng, tổng giá trị giải ngân các dự án ODA ước 27.212 tỷ đồng. Việc hoàn thành nhiều dự án vốn ODA như vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Tân Hóa – Lò Gốm… đã góp phần cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân thành phố. Hiện nay, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là điểm đến vui chơi giải trí và góp phần giải tỏa ùn tắc giao thông.
Những khu đô thị hiện đại |
Nhiều công trình hạ tầng được đầu tư xây dựng với quy mô lớn, hiện đại đã hoàn thành trước tiến độ và đưa vào sử dụng, đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt thành phố, được nhân dân đồng tình đánh giá cao như: Đại lộ Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Phạm Văn Đồng, hầm vượt sông Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ, cầu Sài Gòn 2… Thêm vào đó, các toà nhà hiện đại, cao tầng đã được mọc lên góp phần thay đổi bộ mặt đô thị của thành phố. Trong đó, Bitexco Financial là điểm nhấn của thành phố, mang ý nghĩa sâu sắc tương lai, búp sen có ý nghĩa như là một phép ẩn dụ cho hình ảnh Văn hóa Việt Nam đang nở rộ. Tại thời điểm khánh thành, Bitexco Financial cao thứ 110 thế giới. Vài năm trở lại đây, thành phố đồng loạt khánh thành các công trình giao thông trọng điểm tạo trục nối thông suốt như cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây; cao tốc TPHCM – Trung Lương và hàng loạt các công trình giao thông trọng điểm được vận hành trong đầu năm 2015. Ngoài ra, thành phố còn xây dựng quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ rộng 64 m và có chiều dài 670 m (từ trụ sở UBND TPHCM đến Bến Bạch Đằng). Đây là điểm vui chơi, tham quan của người dân và du khách. Trong tương lai, phố đi bộ này sẽ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam.
Văn minh, hiện đại, nghĩa tình
ĐỀ XUẤT PHONG TẶNG DANH HIỆU ANH HÙNG LAO ĐỘNG LẦN THỨ 2 Vừa qua, UBND TPHCM cũng đã gửi tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước “Anh hùng lao động” (lần 2) cho nhân dân và cán bộ, chiến sĩ TPHCM về thành tích đặc biệt xuất sắc trong giai đoạn 2005 – 2014. Theo UBND TPHCM, đề xuất phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước trên nhằm động viên nhân dân, cán bộ, chiến sĩ TPHCM vượt qua những khó khăn, thách thức, phấn đấu góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế ở những năm đầu thế kỷ 21, nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2015), tiến tới Đại hội Đảng các cấp, Đại hội thi đua yêu nước thành phố lần VI và Đại hội Đảng bộ TP lần thứ X. Trước đó, Đảng và Nhà nước đã ghi công khen thưởng cho TPHCM các danh hiệu: “Thành phố anh hùng” (năm 2005), “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới” (2005)... |
Mới đây một Hội thảo khoa học “Thành phố Hồ Chí Minh - 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập” do Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ TPHCM tổ chức, lồng ghép trong chuỗi sự kiện quan trọng kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2015).
Báo cáo đề dẫn hội thảo, đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, nêu rõ: Cách đây 40 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với ý chí “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, các tầng lớp nhân dân Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn đã tích cực tham gia cách mạng, cùng cả nước giành chiến thắng vĩ đại, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Từ đó đến nay, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố luôn tiên phong, gương mẫu thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, xây dựng và phát triển thành phố ngày càng giàu mạnh, đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, xứng đáng vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ… của cả nước.
GS, TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, khẳng định, kế thừa và phát huy những tinh hoa của dân tộc, TPHCM không ngừng vươn lên, giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, ngày càng chứng tỏ vai trò đô thị đặc biệt, có sức thu hút, lan tỏa lớn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Điều đó thể hiện ở sự tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức cao (từ năm 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế của thành phố xấp xỉ 10%/năm, gấp 1,6 lần bình quân cả nước). Chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị bền vững đều có nhiều tiến bộ rõ rệt, xứng đáng là thành phố đi trước, về đích trước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Còn GS. Anh hùng lao động Vũ Khiêu cho rằng, sự đi trước, đi tiên phong của TPHCM được kế thừa từ truyền thống năng động, sáng tạo, chịu khó tìm tòi, đổi mới được đúc kết từ lâu đời mà thể hiện rõ nhất là trong 40 năm giải phóng. Những thành tựu đó là kết quả của sự kế thừa, phát huy những bài học kinh nghiệm trong chiến tranh cách mạng, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn thành phố. Nó gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và tư duy đổi mới, nhanh nhạy của Đảng bộ thành phố. Chỉ có những con người năng động, bám sát thực tiễn, gần gũi với cuộc sống của nhân dân và đau đáu vì sự phát triển của thành phố mới dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đổi mới để tiến bộ.
Dẫn chứng cho sự thành công trong đổi mới, TS Trần Du Lịch, Ủy viên Hội đồng Lý luận trung ương, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố đưa ra 10 điểm then chốt, trong đó nhấn mạnh: Tinh thần dám nghĩ, dám làm, không chịu lùi bước trước khó khăn và những trói buộc của cơ chế đã trở thành nhân tố cốt yếu trong nội dung đổi mới, phát triển thành phố. Đó còn là việc tìm ra chân lý từ thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như vấn đề xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung để hướng nền kinh tế vào xuất khẩu, thực hiện chính sách mở; mạnh dạn thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đổi đất lấy hạ tầng để phát triển đô thị… Những cách làm sáng tạo, quyết đoán đó đã tạo nên diện mạo mới, tầm vóc mới của thành phố mang tên Bác kính yêu.
Có thể nói, những thành công của TPHCM hôm nay đã tiếp tục khẳng định vấn đề dựa vào dân, lấy dân làm gốc, gắn bó máu thịt với nhân dân, chăm lo đời sống của nhân dân để tạo sự đồng thuận. Đó là nguồn cội của mọi thắng lợi. Nhiều tham luận nhận định, ngay sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền thành phố đã chú trọng giải quyết vấn nạn thiếu đói lương thực cho nhân dân bằng cách thu mua gạo từ nhiều tỉnh khác đưa về cung cấp trên toàn địa bàn thành phố. Chủ trương thông thương này đã đi trước chủ trương của Trung ương, kịp thời đáp ứng nhu cầu khẩn thiết của nhân dân, đồng thời mở ra hướng mới có lợi cho cả các tỉnh phía Nam.
Đặc biệt, chủ trương xóa đói giảm nghèo từ TPHCM đã lan rộng ra cả nước, bắt đầu từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ V (tháng 10/1991), với nội dung thu hẹp dần số hộ nghèo, tạo điều kiện cơ sở vật chất để mở mang sản xuất, làm dịch vụ; đẩy mạnh công tác từ thiện giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi. Nhiều chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân được triển khai trên thực tế, có sức lan tỏa mạnh mẽ. Nổi bật là mô hình bệnh viện miễn phí dành cho người nghèo đầu tiên trên cả nước và đề án giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện. Công tác chăm lo đời sống nhân dân, hỗ trợ gia đình chính sách luôn phát huy sức mạnh của thế “kiềng ba chân” (Nhà nước-cộng đồng - đối tượng) để người dân thực sự được hưởng những quyền lợi chính đáng, ổn định cuộc sống...
Những thành tựu của thành phố Hồ Chí Minh trong suốt 40 năm qua là kết quả của những chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân và sự giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành Trung ương và các địa phương trong cả nước để TPHCM thực sự xứng tầm là một đô thị đặc biệt, hướng tới thành phố “văn minh, hiện đại, nghĩa tình”.
TRẦN NGUYÊN – CẨM KIM
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Thời sự 23/01/2025 18:59
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22