-->

Thanh âm Hà Nội phố

Có khi nào bạn lắng nghe thanh âm của đường phố? Với tôi, mỗi con đường, góc phố của Hà Nội luôn có những âm thanh riêng. Đôi khi, chỉ cần lắng nghe, ta cũng có thể biết được, mình đang ở phố nào.
“Chúng ta Sống có vui không?” Khoảng lặng

Có khi nào bạn lắng nghe thanh âm của đường phố? Với tôi, mỗi con đường, góc phố của Hà Nội luôn có những âm thanh riêng. Đôi khi, chỉ cần lắng nghe, ta cũng có thể biết được, mình đang ở phố nào.

Thanh âm Hà Nội phố
Ảnh minh họa

Ngày còn nhỏ, tiếng tàu điện leng keng thật vui tai đánh thức chúng tôi thức dậy mỗi sớm mai. Ngày đó, xe máy, ô tô còn hiếm nên mọi người chủ yếu di chuyển bằng tàu điện và xe đạp. Khi chiều xuống, tôi thường lắng nghe tiếng chuông xe đạp kính coong nơi đầu ngõ là chạy ào ra đón bố đi làm về. Giờ đây, Hà Nội đầy chật tiếng còi xe với sự giục giã, nôn nóng ngay cả khi đèn đỏ đang bật sáng.

Những năm tháng xa Hà Nội, ngày cận Tết, tôi nhớ đến da diết tiếng pháo nổ, tiếng nhạc xuân rộn ràng trên phố. Giờ đây, phố đi bộ cuối tuần rộn rã âm nhạc sôi động của lớp trẻ. Bên cạnh đó, mọi người vẫn được thưởng thức những bản nhạc sâu lắng, nổi tiếng được một số nghệ sĩ biểu diễn rất điêu luyện. Phải chăng, âm nhạc đường phố gần gũi và dễ chạm đến trái tim của mọi người hơn?

Hà Nội xưa có nhiều “làng nghề trong phố”. Thời gian trôi, các phố nghề mai một dần, giờ đây chỉ còn phố Hàng Thiếc và phố Lò Rèn còn giữ được nghề truyền thống trong khu phố cổ. Hàng ngày, trên phố vẫn vang lên những thanh âm đặc trưng của nghề cơ khí với tiếng búa gõ vào kim loại, tiếng cắt, tiếng mài, tiếng dũa thật chát chúa.

Đôi khi, trong một quán cà phê vắng, ta chợt tìm lại sự an tĩnh trong tâm khi vừa đếm giọt cà phê tí tách rơi, vừa chợt nghe tiếng chim lích rích trong vòm lá xanh rời rợi đầy vô ưu. Ở Hà Nội có một số quán cà phê chim và chợ chim. Khi tới đây, ta sẽ được nghe tiếng chim ríu rít trong lồng cùng tiếng chủ và khách cùng bình luận thật sôi nổi. Với riêng tôi, tiếng chim trong lồng dù hay tới đâu nhưng luôn mang một nỗi niềm khó gọi tên.

Hà Nội vốn nổi tiếng với những thức quà đi qua các mùa trong năm. Tôi đặc biệt ấn tượng với tiếng rao lảnh lót của người bán tào phớ với âm vực lên cao chót vót ở tiếng “phớ” ngân dài. Dù năm tháng trôi, tôi vẫn còn nhớ, ở phố Thanh Nhàn, có một bác bán bánh mì rao bằng cách khá đặc biệt: “Tuyệt vời, tuyệt vời đây. Trên cả tuyệt vời đây”. Tiếng rao không hề nhắc đến thứ hàng mà bác bán nhưng ai cũng nhớ đến những chiếc bánh mì nóng giòn của bác. Giờ đây, người bán hàng thường thu âm tiếng rao và mở oang oang trên đường. Nhưng... tôi không thích tiếng rao đều đều, vô cảm đó. Đôi khi, tôi vẫn thầm mong được nghe lại những tiếng rao xưa cũ. Mỗi tiếng rao mang một dấu ấn riêng của người bán hàng.

Có những chiều khi qua ngã tư, tôi chợt nghe những giai điệu ngọt ngào từ một sân khấu nhỏ bên đường. Hầu hết mọi người đều đánh mắt nhìn sang. À, thì ra đây là chương trình ca nhạc từ thiện của những người khuyết tật. Một vài người len qua dòng xe đông nghịt để đưa chút tiền vào chiếc hộp từ thiện, giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn. Người Hà Nội là vậy đó, không ồn ào, vồ vập nhưng luôn thấm tình nhân ái.

Đêm xuống, khi ta sắp chìm vào giấc ngủ, tiếng chổi tre xao xác dưới đường cho ta biết những người công nhân môi trường vẫn đang cần mẫn làm việc. Và, tiếng rao của những thức quà đêm lại bắt đầu loang dài trên phố vắng.

Bạn ạ, chỉ cần lắng lại một chút, ta có thể nhận ra thanh âm của đường phố với mọi sắc màu của cuộc sống. Và tôi tin... Bạn cũng như tôi, khi xa Hà Nội sẽ mãi nhớ về mảnh đất Hà thành với những âm thanh quen thuộc dấu yêu.

Tường Vy

Nên xem

Sôi nổi Giải thể thao ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025

Sôi nổi Giải thể thao ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025

Giải thể thao cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã thu hút 1.320 vận động viên xuất sắc, đại diện cho 17 cụm trường trực thuộc và 30 quận, huyện, thị xã tham gia tranh tài ở 2 nội dung thi đấu: Kéo co, cầu lông.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Những hình ảnh ấn tượng tại Giải thể thao CBGVNV ngành GD&ĐT Hà Nội

Những hình ảnh ấn tượng tại Giải thể thao CBGVNV ngành GD&ĐT Hà Nội

Ngày 19/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Bắc Từ Liêm, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức Giải thể thao cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã thảo luận, thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt.
Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường

Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường

Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) hiện có 15 phường, theo dự kiến sắp tới quận sẽ sắp xếp còn 3 đơn vị hành chính phường gồm Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Nâng cao vai trò chỉ đạo của Công đoàn trong ký kết Thỏa ước lao động tập thể

Nâng cao vai trò chỉ đạo của Công đoàn trong ký kết Thỏa ước lao động tập thể

Từ góc nhìn của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã cho thấy vai trò nổi bật của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc chỉ đạo, hỗ trợ Công đoàn cơ sở (CĐCS) thương lượng và ký kết Thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT) hiệu quả.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động