-->

Thăm ngôi nhà nơi Bác Hồ soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”

Những ngày cuối tháng 8, chúng tôi tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang (Hà Nội) - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945). Dù 79 năm trôi qua nhưng những kỷ vật trong căn nhà còn vẹn nguyên, du khách tới thăm đều cảm nhận được không khí sục sôi của ngày Độc lập.
Chuyện về bộ quần áo giản dị Bác mặc ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập Bản Tuyên ngôn Độc lập và phát huy hào khí tháng Tám Giá trị trường tồn của bản Tuyên ngôn Độc lập

Một chứng nhân lịch sử

Bước vào không gian chứa đựng hồi ức của cả dân tộc, chúng tôi như chìm đắm trong dòng sử ký hào hùng của những ngày mùa thu tháng Tám lịch sử năm 1945. Được biết, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang nguyên là cửa hiệu Phúc Lợi, một hãng buôn tơ lụa lớn vào bậc nhất ở Hà Nội vào những năm 40 của thế kỷ trước. Ngôi nhà có hình ống nằm gần cuối phố Hàng Ngang. Đây là nơi buôn bán sầm uất của khu vực phố cổ. Chủ nhân của ngôi nhà khi ấy là Nhà tư sản Trịnh Văn Bô và vợ ông bà Hoàng Thị Minh Hồ.

Trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ngôi nhà là nơi làm việc của Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại đây đã diễn ra cuộc họp thành lập Chính phủ lâm thời, đồng thời cũng là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong những ngày đầu trở về Hà Nội và đưa ra những quyết định có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với dân tộc Việt Nam.

Thăm ngôi nhà nơi Bác Hồ soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”
Khu tầng 2 - nơi làm việc của Bác Hồ và Thường vụ Trung ương.

Theo tư liệu của Bảo tàng Hồ Chí Minh, trước Cách mạng Tháng Tám, năm 1945, đồng chí Khuất Duy Tiến liên hệ và giác ngộ cách mạng cho chủ nhà là ông Trịnh Văn Bô. Không lâu sau đó, cả gia đình ông tham gia Mặt trận Việt Minh vì vậy đây là cơ sở tin cậy của Việt Minh ở nội thành Hà Nội. Đặc biệt hơn đây là ngôi nhà cao tầng ở phố Hàng Ngang có cửa sắt chắc chắn, thuận lợi cho công tác bảo vệ.

Ngôi nhà có 2 cổng, cổng chính là số 48 Hàng Ngang, cổng sau là số 35 Hàng Cân. Do đây là ngôi nhà cao tầng nên có thể bao quát được xung quanh, từ trên gác 2, gác 3 có thể bước sang nóc nhà bên cạnh mà không cần phải qua cầu thang hoặc xuống đường nên khi có động rất dễ di chuyển. Cửa hàng lớn khách ra vào tấp nập do vậy, ngôi nhà 48 Hàng Ngang hoàn toàn thuận lợi cho Bác và các đồng chí Trung ương Đảng ở và làm việc.

Lúc đầu, ông bà Trịnh Văn Bô mời Bác lên ở tại gác 3 làm việc cho yên tĩnh nhưng Bác không thích ở một mình nên Bác chỉ ở đó 2 tối. Sau đó các đồng chí Trung ương đã bố trí cho Bác ở và làm việc trong căn phòng nhỏ thông với phòng khách (thuộc tầng 2). Căn phòng nhỏ có kê một chiếc bàn tròn, một chiếc ghế bành có lưng tựa cao bọc vải trắng và một chiếc ghế dài. Chính trong căn phòng này, tranh thủ từng giờ từng phút, Người đã viết bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Thời gian Bác ở đây, những người giúp việc trong gia đình không biết ông cụ có cặp mắt sáng, mặc chiếc quần nâu bạc, ngồi trầm ngâm ở đó làm gì và họ cũng không hề biết là mình đang chứng kiến những giờ phút lịch sử trọng đại.

Gần 80 năm đã trôi qua, ngôi nhà vẫn được giữ nguyên kiến trúc năm xưa. Riêng tầng 1 ngôi nhà trưng bày nhiều tư liệu, hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Bác và hiện vật như bộ quần áo kaki, chiếc vali mây, các di ảnh, đồ vật của Bác Hồ và các bậc lão thành cách mạng. Khu tầng 2 là nơi làm việc của Bác Hồ và Thường vụ Trung ương, được giữ nguyên nội thất với những hiện vật đã có. Trong đó, đặt ở giữa là chiếc bàn chữ nhật dài màu cánh gián, 8 ghế tựa đặt ở hai bên, một ghế lớn ở đầu.

Tại chiếc bàn này, Bác Hồ cùng Thường vụ Trung ương đã thông qua 3 nội dung: Tuyên ngôn Độc lập, tổ chức lễ Quốc khánh, thành phần Chính phủ Lâm thời. Một căn phòng khác trong tầng 2 chính là nơi Bác Hồ khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập và đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 2/9/1945). Căn phòng còn có 1 tủ nhỏ, 1 chiếc giường nằm nghỉ. Khi viết xong, Bác tổ chức họp để thông qua Tuyên ngôn Độc lập. Còn tầng 3 của ngôi nhà là phòng truyền thống và nơi dâng hương.

Địa chỉ đỏ về lòng yêu nước

Từ nhiều năm nay, đã có hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Đặc biệt vào ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước, lượng du khách tăng đột biến. Đã có rất đông học sinh, sinh viên, khách du lịch trong và ngoài nước đã chủ động tìm đến di tích tìm hiểu, học tập. Sinh viên các trường đại học thường xuyên tập hợp thành từng nhóm là những tình nguyện viên hướng dẫn khách du lịch tại di tích 48 Hàng Ngang.

Bạn Trần Anh Khoa (sinh năm 2001, sống tại thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: Đây là lần thứ 2 em tới Hà Nội, những lần trước em đã tham quan được một số di tích như Hoàng thành Thăng Long, nhà tù Hỏa Lò, lần này đến Hà Nội dịp Quốc khánh em đã lựa chọn địa điểm số nhà 48 Hàng Ngang để tham quan.

Thăm ngôi nhà nơi Bác Hồ soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”
Du khách tham quan di tích ngôi nhà số 48 Hàng Ngang. (Ảnh: Lê Thắm)

“Em rất thích tìm hiểu về lịch sử và những sự kiện liên quan tới Bác Hồ. Khi đến đây, em cảm thấy xúc động vì tại nơi này, toàn bộ những giá trị tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc được Người khởi thảo và thành văn. Tại đây cũng có một số tranh, ảnh và lời giới thiệu giúp thế hệ trẻ như em hiểu rõ hơn hoàn cảnh, điều kiện ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo 79 năm về trước”, anh Khoa chia sẻ.

Với những ý nghĩa lịch sử to lớn, năm 1979, nhà số 48 phố Hàng Ngang được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa theo Quyết định số 54 VH /QĐ ngày 29/4/1979.

Chị Nguyễn Thị Thu Hiền, hướng dẫn viên tại Di tích nhà số 48 Hàng Ngang tâm sự: “Mặc dù là hướng dẫn viên gắn bó với ngôi nhà số 48 Hàng Ngang đã lâu nhưng mỗi lần được tiếp từng đoàn khách, gợi mở cho mọi người từng câu chuyện, đồ vật về ngôi nhà và cả về chân dung vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc tôi lại cảm thấy hết sức tự hào và xúc động. Tôi mong rằng mỗi mảnh ghép của lịch sử ở đây chính là món quà nghĩa tình lớn nhất khi du khách có dịp ghé qua”.

Được biết, vào những ngày cận kề Quốc khánh 2/9, lượng khách đến thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang khá đông, ngoài khách lẻ là du khách nước ngoài, học sinh, sinh viên, những người yêu lịch sử, di tích còn đón thêm các đoàn tham quan của các cơ quan tổ chức. Ngoài ra, nhà số 48 Hàng Ngang cũng đang phát huy tốt vai trò là địa chỉ đỏ về lòng yêu nước khi được nhiều cơ quan, tổ chức lựa chọn làm nơi sinh hoạt đoàn, đội, kết nạp đảng viên…

Năm tháng qua đi, những hiện vật về cuộc đời hoạt động của Bác, nhất là những hiện vật gắn với dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 vẫn đang được giới thiệu sống động. Nhưng điều đáng nói hơn là những câu chuyện xúc động, thiêng liêng về tư tưởng, đạo đức của Người. Ở bất kỳ hoàn cảnh nào, Người luôn để lại bài học về tinh thần đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân cho hậu thế.

Lê Thắm

Nên xem

Linh hoạt chính sách để thu hút lao động nước ngoài

Linh hoạt chính sách để thu hút lao động nước ngoài

Trong bối cảnh Việt Nam đang thu hút các nhà đầu tư có năng lực, tài chính, các chuyên gia, người lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao làm việc trong những ngành, nghề mới, Bộ Nội vụ đề xuất cần có những chính sách linh hoạt, giảm thời gian cấp giấy phép lao động để đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ưu tiên khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động trực tiếp tham gia sản xuất

Ưu tiên khám sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động trực tiếp tham gia sản xuất

Nằm trong chuỗi các hoạt động nhân Tháng Công nhân, mới đây, Liên đoàn Lao động các quận, huyện, ngành đã tổ chức nhiều buổi khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến đối tượng là đoàn viên, người lao động trực tiếp tham gia sản xuất tại các doanh nghiệp.
Mổ cấp cứu trong đêm cho bé trai bị xe ba bánh chèn qua người ở Nam Định

Mổ cấp cứu trong đêm cho bé trai bị xe ba bánh chèn qua người ở Nam Định

Tiến sĩ, bác sĩ Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ bị xe ba bánh tự chế chèn qua người ở Nam Định gây chấn thương bụng kín và được cấp cứu ngay khi nhập viện.
Tuyển thể dục dụng cụ Việt Nam sẵn sàng chinh phục Cúp thế giới 2025 tại Bulgaria

Tuyển thể dục dụng cụ Việt Nam sẵn sàng chinh phục Cúp thế giới 2025 tại Bulgaria

Mùa giải 2025 của thể dục dụng cụ (TDDC) Việt Nam sẽ chính thức khởi tranh với một trong những sân chơi danh giá nhất - Cúp Thể dục dụng cụ thế giới (FIG World Challenge Cup), diễn ra tại Bulgaria từ ngày 8 đến 11/5. Đây không chỉ là màn "ra quân" đầu tiên trong năm của đội tuyển TDDC nam, mà còn là cơ hội vàng để các vận động viên kiểm nghiệm chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm thi đấu quốc tế và tạo đà tâm lý cho chặng đường chinh phục đỉnh cao trong năm 2025.
Hà Nội sắp nắng gay gắt, nhiệt độ cảm nhận có thể vượt ngưỡng 40 độ C

Hà Nội sắp nắng gay gắt, nhiệt độ cảm nhận có thể vượt ngưỡng 40 độ C

Khu vực miền Bắc đang trong khoảng thời gian giao mùa, vì thế trong những ngày tới thời tiết Hà Nội sẽ trải qua những đợt nắng nóng gay gắt và mưa rào xen kẽ.
Bộ Y tế: Đề nghị xử lý thông tin phản ánh bệnh viện yêu cầu đủ tiền mới cấp cứu cho bệnh nhi

Bộ Y tế: Đề nghị xử lý thông tin phản ánh bệnh viện yêu cầu đủ tiền mới cấp cứu cho bệnh nhi

Chiều 4/5, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có Công văn số 626/KCB-QLCL&CĐT gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nam Định về việc xử lý thông tin phản ánh liên quan đến công tác tiếp nhận cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.
Tạo động lực cho người lao động từ tuyên dương sáng kiến, sáng tạo nhân Tháng Công nhân

Tạo động lực cho người lao động từ tuyên dương sáng kiến, sáng tạo nhân Tháng Công nhân

Tổ chức tuyên dương sáng kiến, sáng tạo nhân Tháng Công nhân là hoạt động hiệu quả để lan tỏa, tạo động lực cống hiến cho đoàn viên, người lao động.

Tin khác

Tạo đột phá trong phát triển văn hóa, con người Hà Nội

Tạo đột phá trong phát triển văn hóa, con người Hà Nội

Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, được ban hành với 18 chỉ tiêu, 51 đề án, kế hoạch; 22 dự án, nhóm dự án tập trung 3 nội hàm Chương trình là: Phát triển văn hóa; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện quyết liệt, bài bản, hiệu quả, đến nay 100% chỉ tiêu của Chương trình đã hoàn thành, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội.
50 năm thống nhất đất nước qua lăng kính nghệ thuật

50 năm thống nhất đất nước qua lăng kính nghệ thuật

Nhằm tôn vinh tinh thần dân tộc và những giá trị lịch sử qua góc nhìn nghệ thuật, văn hóa, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Triển lãm (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã tổ chức Triển lãm Mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Thủ đô rộn ràng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và Quốc tế Lao động

Thủ đô rộn ràng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và Quốc tế Lao động

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngành Du lịch Hà Nội đã tổ chức hàng loạt chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch quy mô, phong phú nhằm thu hút du khách trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày. Cờ đỏ sao vàng tung bay khắp phố phường nhân thêm niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người dân Việt Nam.
Đông nghẹt người tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam dịp lễ 30/4

Đông nghẹt người tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam dịp lễ 30/4

Trong ngày 30/4, hàng nghìn người đã đổ về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhân dịp kỷ niệm đặc biệt 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử

Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử

Có những buổi sáng Hà Nội thức dậy trong sự vồn vã, nhưng sáng nay - 30/4, ngày tròn 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì Thủ đô lại mang một vẻ đẹp kỳ lạ, vẻ đẹp dịu dàng nhưng cũng đầy rực rỡ và thiêng liêng. Trên khắp những con phố cổ kính, cờ đỏ sao vàng rợp trời, tung bay trong nắng sớm như trái tim của triệu con người đang hòa chung một nhịp đập: Tổ quốc!
Công an thành phố Hà Nội dâng dương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trong ngày đại lễ 30/4

Công an thành phố Hà Nội dâng dương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trong ngày đại lễ 30/4

Sáng nay 30/4, Công an Thành phố đã tổ chức dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ và tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, vì hòa bình, thống nhất của Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
Bảo đảm an ninh trật tự đón người dân vào Lăng viếng Bác

Bảo đảm an ninh trật tự đón người dân vào Lăng viếng Bác

Sáng 30/4, hàng nghìn người dân và du khách đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lực lượng chức năng đã chủ động duy trì trật tự công cộng, kiểm soát an ninh, hướng dẫn và hỗ trợ người dân vào Lăng được an toàn, trang nghiêm và trọn vẹn ý nghĩa.
Tự hào khi được hòa mình vào những ngày lễ kỷ niệm tháng Tư lịch sử

Tự hào khi được hòa mình vào những ngày lễ kỷ niệm tháng Tư lịch sử

Tháng Tư về, cả nước lại lắng lòng trong không khí thiêng liêng của Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Năm nay, các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam được chuẩn bị long trọng, trang nghiêm đem đến những niềm xúc động và tự hào trong mỗi người dân Việt Nam. Niềm tự hào đó đã, đang và sẽ tiếp tục lan tỏa, nhắc nhở mỗi người dân về giá trị vô giá của độc lập, tự do và tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
Phó Giám đốc Sở NN&MT Hà Nội: Công tác GPMB là phép thử năng lực giữa các đơn vị liên quan

Phó Giám đốc Sở NN&MT Hà Nội: Công tác GPMB là phép thử năng lực giữa các đơn vị liên quan

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội Nguyễn Anh Quân, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu vừa mang tính kỹ thuật - pháp lý phức tạp, vừa mang tính xã hội sâu sắc và cũng là “nút thắt” cần tháo gỡ để triển khai các dự án trọng điểm. Từ đó rất cần sự phối hợp chặt chẽ, liên ngành và liên cấp để đảm bảo tiến độ và chăm lo tốt đời sống nhân dân.
Hà Nội: Điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 39 dự án với tổng diện tích đất 72,60ha

Hà Nội: Điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 39 dự án với tổng diện tích đất 72,60ha

Chiều 29/4, tiếp tục kỳ họp thứ 22, với đa số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2025; danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động