Tập trung, quyết liệt để giải quyết vấn đề nhức nhối
Đề xuất giải pháp giảm ùn tắc giao thông ở Hà Nội Hà Nội đồng bộ các giải pháp để giảm thiểu ùn tắc giao thông Hà Nội triển khai nhiều giải pháp bảo đảm giao thông |
Dĩ nhiên, cảnh “chôn chân” vài tiếng đồng hồ vì tắc đường lúc cao điểm, lúc mưa gió… mới tới được cơ quan ắt hẳn mang lại cho mỗi người cảm giác sốt ruột xen lẫn trạng thái ngột ngạt, căng thẳng. Điều này thực sự chẳng hề dễ chịu. Song điều đáng nói là, tình trạng trên là bất thường nhưng dần trở thành bình thường. Nghĩa là, người đô thị dần quen với cảnh tiêu phí thời gian, sức khỏe một cách vô nghĩa dưới đường thay vì nỗ lực để thay đổi. Từ bức xúc, trạng thái tâm lý cũng dần chuyển thành bất lực và mặc nhiên coi đó là lẽ hiển nhiên.
Hạ tầng giao thông đồng bộ góp phần kéo giảm áp lực giao thông. Ảnh: Luyện Đinh |
Chẳng khó để thấy, trong dịp Hà Nội thực hiện giãn cách vì dịch Covid-19, không ít người tỏ ra ngỡ ngàng khi bước chân ra đường, khi được tận hưởng cảm giác đường thưa hè thoáng. Và rồi, một số ít thốt lên “nhớ” cảnh ùn tắc, người với người đứng ngắm nhau (?!). Phải khẳng định, nếu mọi việc cứ diễn tiến theo chiều hướng như vậy, kết quả nhận được là hết sức tiêu cực. Khi ấy, những nỗ lực để giao thông thông thoáng hoàn toàn đổ sông, đổ bể. Sự thống thoáng hè phố như một lẽ đương nhiên được hưởng thì dần trở nên bất thường, hiếm hoi.
Đó là với viễn cảnh xa, ở gần hơn là hiện tại ùn tắc giao thông cần phải được xem xét và ngành chức năng phải quyết liệt hơn để giải quyết vấn đề. Không khó để thấy, hiện ùn tắc giao thông mang lại sự thiệt hại kinh tế rất rõ ràng. Ấy chính là chuyện nhiều cơ quan, doanh nghiệp đã “mất đứt” hàng giờ lao động. Còn người dân đô thị thì sao? Có thể ảnh hưởng sức khỏe chưa thực sự rõ nét nhưng tâm lý bực dọc, ảnh hưởng đến chất lượng sống là dễ dàng thấy được.
Ở góc nhìn khác, phải khẳng định hơn 10 năm qua, Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến đường vành đai, đường hướng tâm và đường trục chính đô thị. Minh chứng có thể thấy hàng loạt những công trình lớn trên địa bàn như đường Vành đai 3 (trên cao), cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp… đã và đang thay đổi rõ rệt diện mạo Thủ đô. Dĩ nhiên, tình hình ùn tắc nhờ vậy cũng có những cải thiện đáng kể.
Những kết quả đó rất đáng ghi nhận, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Thành phố cũng như mong muốn của nhân dân. Số điểm ùn tắc dù giảm nhưng vẫn diễn biến rất phức tạp do sự gia tăng quá nhanh của phương tiện giao thông cá nhân vượt quá tốc độ đầu tư phát triển của hạ tầng. Tỷ lệ đất dành cho giao thông trên đất xây dựng đô thị còn quá ít ỏi…
Nói vậy để thấy chuyện ùn tắc giao thông đòi hỏi phải thực hiện thêm nhiều nữa các biện pháp từ vi mô đến vĩ mô. Khi bàn về vấn đề này, nhiều chuyên gia giao thông chia sẻ với người viết rằng, giảm ùn tắc khó nhưng không phải không thể thực hiện. Và để làm được, bắt buộc phải có sự quan tâm thiết thực và hành động quyết liệt.
Chẳng hạn, về lâu dài, giải pháp giảm mật độ dân số tại khu vực trung tâm, nội thành phải bắt buộc thực hiện, trước mắt không cho xây thêm các trung tâm thương mại mới ở khu vực đông dân, từng bước di chuyển dân, cơ quan, trường học ra các khu mới, xa trung tâm, hình thành nhiều đô thị vệ tinh phân tán đều ở các vùng của Hà Nội.
Đẩy mạnh nghiên cứu tích cực ứng dụng triệt để khoa học công nghệ thông tin trong mọi công việc để người dân, cán bộ, viên chức nhà nước có thể giao dịch qua mạng sẽ góp phần hạn chế đi lại trên đường, từ đó giảm mật độ giao thông. Tăng cường giáo dục người tham gia giao thông phải tuân thủ Luật Giao thông, trong đó tập trung giáo dục thế hệ trẻ ngay từ trong nhà trường để sau này khi trưởng thành sẽ quen với việc tuân thủ Luật Giao thông.
Đặc biệt, giải pháp đột phá ưu tiên hàng đầu vẫn phải là cải thiện số lượng và chất lượng dịch vụ xe buýt trong định hướng phát triển giao thông công cộng tại Hà Nội. Bởi, chừng nào giao thông công cộng chưa phát triển, chậm phát triển, không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân thì chừng ấy người dân vẫn phải sử dụng phương tiện cá nhân khi đó ùn tắc giao thông chưa thể giảm…
Phải khẳng định rằng, giao thông công cộng chính là chìa khóa để giải bài toán ùn tắc giao thông, do đó, giao thông công cộng phải được ưu tiên phát triển từ cơ chế, chính sách, tạo đường riêng cho phương tiện vận tải công cộng, để người dân từ bỏ phương tiện cá nhân. Đặc biệt, có thể tính tới giải pháp khuyến khích mang tính chất bắt buộc để cán bộ công nhân viên chức chuyển hẳn sang đi xe buýt đi làm./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024
Giao thông 22/01/2025 14:03
Kiểm soát vi phạm nồng độ cồn dịp cận Tết Nguyên đán ở cửa ngõ Thủ đô
Giao thông 22/01/2025 09:41