--> -->

Tập trung đưa nước nhanh nhất về các nguồn tiêu

Để đảm bảo việc tiêu thoát nước trong mùa mưa, từ đầu năm đến nay, ngoài việc bảo dưỡng hệ thống máy bơm, trạm bơm, nạo vét cống, mương, Công ty Tránh nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội (Công ty Thoát nước Hà Nội) đã đồng bộ nhiều giải pháp với mục tiêu tạo luồng thông thoáng sẽ giúp đưa nước nhanh nhất về các nguồn tiêu, hạn chế tình trạng úng ngập
Đến khi nào không còn cảnh úng ngập? Tập trung duy tu, bảo trì hệ thống thoát nước trên địa bàn Thành phố

Là đơn vị phụ trách công tác quản lý, duy tu phần lớn hệ thống thoát nước khu vực nội thành, từ đầu năm đến nay Công ty Thoát nước Hà Nội đã tăng cường nạo vét hệ thống sông, kênh, mương, cống dọc; sửa chữa, bảo dưỡng trạm bơm, đập điều tiết… nhằm tăng khả năng tiêu thoát nước trong mùa mưa. Tuy vậy, theo Phó Tổng Giám đốc Công ty Trịnh Ngọc Sơn, tình trạng úng ngập cục bộ tại một số khu vực nội đô vẫn có thể xảy ra, nhất là khi mưa lớn cục bộ.

Tập trung đưa nước nhanh nhất về các nguồn tiêu
Công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội nạo vét bùn đảm bảo vận hành an toàn hệ thống.

Theo đó, bên cạnh nguyên nhân do hệ thống thoát nước nội đô mới chỉ được đầu tư xây dựng, cải tạo đồng bộ ở lưu vực sông Tô Lịch (khoảng 77,5km2/313,19km2), thì việc nhiều hộ dân xây dựng bục bệ, cầu dẫn lên vỉa hè; một số dự án, công trình đang thi công trên các trục thoát nước chính của thành phố... làm cản trở dòng chảy, ảnh hưởng đến tiêu thoát nước. “Trên địa bàn công ty quản lý hiện có 24 dự án, công trình đang thi công, trong đó có 14 công trình được thực hiện trên các trục thoát nước chính của Thành phố, như: Dự án mở rộng đường Vành đai 2, hầm chui đường Lê Văn Lương - Vành đai 3; cống thu gom nước thải dọc sông Tô Lịch, sông Lừ (dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá)...”, ông Sơn cho hay.

Đơn cử như tại dự án thi công hệ thống cống sông Tô Lịch, để đảm bảo tiến độ, nhà thầu thi công cống đã đắp bờ đất chặn dòng để thi công (khoảng 800m đoạn đầu sông Tô Lịch), làm mặt cắt của sông Tô Lịch thu hẹp 1/3... ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thoát nước. Còn tại “điểm đen” ngập nước Trần Hưng Đạo - Phan Bội Châu, mặc dù Công ty Thoát nước Hà Nội đã bố trí trạm bơm để bơm trợ lực ở đây mỗi khi mưa lớn nhưng ảnh hưởng từ công trường xây dựng nhà ga ngầm S12 nên việc dẫn nước bị chặn lại. “Việc thi công nhà ga S12 đã gây ảnh hưởng đến tiêu thoát nước của điểm úng ngập tại đây, với vị trí đặt trạm bơm nước cưỡng bức để giải quyết úng ngập không còn khả thi” ông Hoàng Thế Hùng, Giám đốc Xí nghiệp Thoát nước số 1 cho hay.

Tương tự, tại quận Hà Đông, ông Nguyễn Công Tuyên, Phó Giám đốc Xí nghiệp Thoát nước số 8 cũng nêu khó khăn, ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thoát nước, đó là công trình kè kênh La Khê - trục thoát nước chính địa bàn và 2 bên tả, hữu sông Nhuệ đang thi công. Hiện toàn bộ kênh bị san lấp, chỉ để lại dẫn dòng với tiết diện nhỏ, nhất là đoạn từ sông Nhuệ đến cầu La Khê...

Theo báo cáo của Công ty Thoát nước Hà Nội, mùa mưa năm 2021, Hà Nội còn 11 trọng điểm ngập úng khi có mưa lớn gồm: Phố Nguyễn Khuyến, khu vực cổng trường Lý Thường Kiệt; phố Hoa Bằng, đoạn từ số nhà 91 đến số 97 và từ số nhà 54 đến 56; ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt; ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa; phố Cao Bá Quát, đoạn trước cửa Công ty Môi trường Đô thị; phố Thụy Khuê, đoạn dốc La Pho; phố Minh Khai, đoạn chân cầu Vĩnh Tuy; phố Nguyễn Chính, đoạn từ ngõ 74 đến cống hóa mương Tân Mai; Đại lộ Thăng Long, đoạn ngã ba Lê Trọng Tấn, hầm chui số 3, 5, 6, km9 + 656, nút giao An Khánh; đường Ngọc Lâm, từ ngã ba Long Biên 1 đến Xí nghiệp Môi trường Đô thị Gia Lâm; đường Hoàng Như Tiếp, đoạn từ trường tiểu học Ngọc Lâm đến ngã 3 Hoàng Như Tiếp - Ái Mộ.

Nhằm tăng cường khả năng tiêu thoát nước mưa, Phó Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội Trịnh Ngọc Sơn cho biết, để chuẩn bị và đảm bảo cho công tác thoát nước, phòng chống úng ngập mùa mưa năm 2021, bắt đầu từ tháng 3 đến nay, các xí nghiệp trực thuộc đơn vị đã phối hợp với chính quyền và lực lượng trật tự đô thị các phường trên địa bàn tổ chức ra quân phá dỡ, thu dọn bục bệ, tấm chắn vật cản trên các tuyến phố nhằm giải quyết tình trạng ách tắc, tăng cường khả năng thu, thoát nước mùa mưa. “Việc này sẽ được đơn vị triển khai thường xuyên tại các khu vực úng ngập, các tuyến phố trung tâm, tuyến phố văn minh thương mại nhằm giải quyết thoát nước tốt nhất trong mùa mưa”, ông Trịnh Ngọc Sơn nói.

Theo lãnh đạo Công ty, trong thời gian tới, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống thoát nước, các đơn vị sẽ tiếp tục triển khai phá dỡ, thu dọn bục bệ, tấm chắn vật cản trên các tuyến phố, đặc biệt là tại những điểm thường xuyên xảy ra úng ngập, tuyến phố trung tâm, tuyến phố thương mại. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và lực lượng có liên quan, tổ trưởng tổ dân phố tích cực tuyên truyền để người dân không đậy tấm chắn, vật cản bịt các ga thu nước, đổ bê tông, xây gờ dắt xe lên rãnh thu, hố ga làm mất khả năng thu, thoát nước của hệ thống thoát nước, xử phạt nghiêm hành vi cố tình vi phạm.

Công ty Thoát nước Hà Nội cũng chủ động vật tư dự phòng để kịp thời thay thế các hư hỏng ga cống, duy trì mực nước đệm thấp trên toàn bộ hệ thống thoát nước. Các trạm bơm: Yên Sở, Kim Liên, Tân Mai, Trung Tự, Đồng Bông I, Đồng Bông II, Cổ Nhuế... luôn sẵn sàng hoạt động 24/24 giờ với công suất tối đa. Công ty cũng xây dựng phương án khoanh vùng các điểm có nguy cơ úng ngập để chủ động trong công tác giải quyết thoát nước khi có mưa; cung cấp số điện thoại đường dây nóng của Công ty và từng đơn vị cho các phường để phục vụ giải quyết thoát nước khi cần thiết.

Bên cạnh đó, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các dự án, công trình đang thi công đến hệ thống thoát nước, Sở Xây dựng Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị quản lý, duy tu hệ thống thoát nước phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư dự án, thống nhất phương án dẫn dòng, phối hợp ứng trực, thanh thải, phá dỡ đập quây khi có mưa, bảo đảm nước tiêu thoát nhanh nhất. Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cũng giao Thanh tra Sở và các đơn vị trực thuộc thành lập Đoàn kiểm tra, xử lý vi phạm hành lang hệ thống thoát nước; xử lý các đơn vị thi công không tuân thủ đúng biện pháp dẫn dòng thoát nước. /.

Tuấn Dũng

Nên xem

TP.HCM: Sắp khởi công dự án quy mô gần 900 căn nhà ở xã hội

TP.HCM: Sắp khởi công dự án quy mô gần 900 căn nhà ở xã hội

Dự kiến vào ngày 8/8 tới, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức lễ khởi công dự án nhà ở xã hội tại số 4 Phan Chu Trinh, phường Bình Thạnh, TP.HCM.
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác nghiên cứu khoa học

Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác nghiên cứu khoa học

Ngày 22/7, Bệnh viện Quân y 175 và Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và chính thức ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về chuyên môn, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Phường Long Biên khám sức khỏe, tặng quà tri ân người có công

Phường Long Biên khám sức khỏe, tặng quà tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Long Biên phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và Trạm Y tế phường tổ chức chương trình khám, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn.
Quân đội tổ chức thêm 4 chuyến bay chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An

Quân đội tổ chức thêm 4 chuyến bay chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An

Dự kiến trong ngày 25/7, Cục Cứu hộ - Cứu nạn (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam) sẽ tiếp tục tổ chức 4 chuyến bay vận chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ Nghệ An.
Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chốt danh sách 14 VĐV dự SEA V.League 2025

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam chốt danh sách 14 VĐV dự SEA V.League 2025

Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam vừa công bố danh sách chính thức 14 vận động viên sẽ tham dự chặng 1 giải SEA V.League 2025, diễn ra từ ngày 1 đến 3/8 tại Nakhon Ratchasima, Thái Lan. So với đội hình vừa hoàn thành VTV Cup 2025, danh sách lần này ghi nhận một điều chỉnh đáng chú ý - sự trở lại của libero Lưu Thị Ly Ly thay cho chủ công trẻ Nguyễn Thị Phương.
Lật xe khách trên Quốc lộ 1 qua Hà Tĩnh, 9 người tử vong, 15 người bị thương

Lật xe khách trên Quốc lộ 1 qua Hà Tĩnh, 9 người tử vong, 15 người bị thương

Một vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào rạng sáng 25/7 trên Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã khiến 9 người tử vong và 15 người khác bị thương. Đây là một trong những vụ tai nạn nghiêm trọng nhất trong thời gian gần đây trên tuyến Quốc lộ 1.
Nottingham Forest vs Fulham: Màn “tổng duyệt” trước mùa giải mới

Nottingham Forest vs Fulham: Màn “tổng duyệt” trước mùa giải mới

Trận giao hữu giữa Nottingham Forest và Fulham, diễn ra vào lúc 02h00 ngày 27/7 tại sân Estádio de São Luís (Faro, Bồ Đào Nha), không chỉ là một màn “làm nóng” thông thường mà còn là cuộc chạm trán đầy hứa hẹn giữa hai đại diện Premier League.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/7: Mưa dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/7: Mưa dông rải rác

Dự báo ngày 25/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Mỗi người dân Thủ đô là một “chiến sĩ môi trường”

Mỗi người dân Thủ đô là một “chiến sĩ môi trường”

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và những áp lực môi trường ngày một gia tăng, các chiến dịch ra quân tổng vệ sinh môi trường không còn là một nhiệm vụ hành chính đơn thuần, mà đã trở thành một phong trào sâu rộng, thu hút được sự tham gia chủ động của đông đảo người dân. Thành phố Hà Nội cũng đang đi theo hướng đó, để rồi hình ảnh người dân cùng nhau quét dọn, thu gom rác thải từ các tuyến phố trung tâm Hà Nội cho tới ngõ nhỏ, làng quê ven đô đã dần trở thành nét đẹp văn hóa.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác

Dự báo ngày 24/7, khu vực Hà Nội có mây, có lúc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo ngày 23/7, ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 3, khu vực Hà Nội cục bộ có nơi mưa to và dông.
Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, cả hệ thống chính trị xã Vân Đình đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với tinh thần "tuyệt đối không chủ quan, lơ là". Từ kiểm tra thực địa các điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư theo phương châm "bốn tại chỗ" đến tăng cường tuyên truyền, mọi công tác đều nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dân và tài sản.
Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Lúc 10 giờ ngày 22/7 tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình (khu vực Thái Bình, Nam Định cũ). Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.
TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp ứng phó do ảnh hưởng của bão số 3
Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Hà Nội, hôm nay (22/7), khu vực phía Bắc và Tây Thành phố gió mạnh dần cấp 4-5, giật cấp 6; phía Nam và trung tâm gió mạnh dần cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Từ sáng nay đến hết ngày 23/7, Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và giông. Với cường độ này, gió có thể làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng, gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Việc chuyển đổi phương tiện cá nhân từ xe xăng sang xe điện đang dần trở thành xu hướng tại Hà Nội, trong bối cảnh ô nhiễm không khí và tiếng ồn ngày càng gia tăng. Thành phố không áp đặt mà khuyến khích người dân chuyển đổi tự nguyện, bước đầu nhận được sự hưởng ứng tích cực từ chính những người gắn bó hằng ngày với phương tiện giao thông.
Xem thêm
Phiên bản di động